Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.DOC (Trang 37)

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Hội sở chính và các chi nhánh:

NHTMCP Kỹ Thương hoạt động theo mô hình như sau:  Siêu chi nhánh

 Chi nhánh đa năng  Kiosk bán

 Chi nhánh chuẩn

 CN SME ( Chi nhánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ)

2.1.2.2 Các chức danh quản lý của bộ máy quản lý và sự phân công trách nhiệm:

Đại hội cổ đông:

Là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Đây là nơi đề ra và thông qua các chính sách mang tính chiến lược lâu dài, quyết định những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông họp 1 năm 1 lần để quyết định những vấn đề quan trọng như định hướng chiến lược kinh doanh, đề ra mục tiêu phát triển mở rộng, thông qua các báo cáo tài chính, ấn định việc chia lãi cổ phần, bổ sung vốn điều lệ ngân hàng. Đại hội cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.

Hội đồng quản trị:

Do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan điều hành cao nhất của ngân hàng. HĐQT đại diện cho các cổ đông để điều hành hoạt động của ngân hàng mà trong đó chức năng quan trọng nhất là xác định cơ cấu tổ chức của ngân hàng, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo trong ngân hàng đồng thời đề ra phương hướng hoạt động, đề ra các chiến lược kinh doanh chỗ mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ.

Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, bên cạnh đó là văn phòng hội đồng quản trị và các ban chức năng.Văn phòng hội đồng quản trị là bộ phận tiếp nhận và truyền tải các quyết định của hội đồng quản trị cũng như thực hiện các cuộc tiếp đón quan trọng.

Ban kiểm soát:

Được đại hội cổ đông bầu chọn với nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của HĐQT nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của HĐQT nói riêng và ngân hàng nói chung tuân thủ các chính sách của nhà nước và các đường lối do Đại hội cổ đông đã thông qua.

Ban giám đốc:

Do HĐQT lập ra trên cơ cở sự phê duyệt về nhân sự của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày cũng như triển khai các kế hoạch do HĐQT đề ra.

Bao gồm tổng giám đốc và các phó giám đốc. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Các phó giám đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực và có trách nhiệm giúp đỡ tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, hội đồng tín dụng và ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có được thành lập nhằm trợ giúp cho ban giám đốc.

Hội đồng tín dụng:

Là một ủy ban do HĐQT lập ra thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc xem xét các khoản tín dụng lớn, các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như chính sách của ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Qua hơn 17 năm hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần của NHTMCP Kỹ Thương tỏ ra rất có hiệu quả, quy mô của ngân hàng liên tục được mở rộng, tính đến 31/12/2010 sau 3 lần tăng trong năm NHTMCP Kỹ Thương đã có vốn điều lệ lên đến 3.642 tỷ đồng, tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt trên 5.500 tỷ đồng. Sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm liên tục được cải tiến, và hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Ta có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của ngân hàng trong các năm vừa qua về các mảng hoạt động như sau:

2.1.3.1 Công tác huy động vốn

Vốn huy động tăng trưởng mạnh, đặc biệt là huy động từ dân cư và các tổ chức tài chính, tạo thế ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Tính đến 31/12/2010, vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 80.551 tỷ đồng, tăng 29.2% so với mức 62.674 tỷ đồng năm 2009. Việc tăng trưởng huy động đã giúp Techcombank củng cố tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay/ huy động ở mức 65.7% phù hợp với chính sách thận trọng của ngân hàng nhằm duy trì tỷ lệ này ở khoảng 65-70%.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Techcombank

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm 2008 2009 2010

Vốn huy động 43.736 65.000 80.551

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Việc gia tăng huy động từ khách hàng chủ yếu là vì TCB đã thành công trong việc huy động từ khách hàng cá nhân. Tính đến 31/12/2010, tổng huy động bán lẻ của NH đạt mức 61.806 tỷ đồng, tương đương mức tăng 44,4% so với cuối năm 2009. Việc mở rộng mạng lưới của TCB, các chiến dịch huy động cạnh tranh, và liên tục cải 39

tiến dịch vụ khách hàng là các nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển trong công tác huy động vốn của TCB.

Đến cuối năm 2010, tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng tăng mạnh với tỷ lệ 168,5% so với năm 2009, lên mức 27.783 tỷ đồng và là một nguồn huy động quan trọng cho NH, trong đó 1.745 tỷ đồng ( quy đổi) là vốn vay dài hạn từ các tổ chức quốc tế.

Vốn thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng tăng mạnh ở mức 198,3% từ 5.036 tỷ đồng lên 15.024 tỷ đồng, bao gồm 5.251 tỷ đồng có kỳ hạn từ 5 năm trở lên và 7.404 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Thực hiện chủ trương của chính phủ về việc duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, TCB đã cắt giảm tỷ lệ cho vay từ mức 59.8% của năm trước xuống 25.7%. Tính đến ngày 31.12.2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Quy mô dư nợ tín dụng của ngân hàngTechcombank

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2008 2009 2010

Dư nợ tín dụng 26.343 42.093 52.928

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cho vay bán lẻ tăng cao nhất ở mức 6,3% lên 18.397 tỷ đồng so với năm trước, trong đó cho vay mua nhà tăng 155% so với cùng kỳ năm trước lên tới 12.196 tỷ đồng.

Cho vay SME tăng 26,7% lên 31.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay doanh nghiệp lớn giảm 50,6% xuống 3.051 tỷ đồng. Trong đó hoạt động cho vay trong lĩnh vực sản xuất tăng mạnh do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Dư nợ trong mảng này chiếm 57,1% tổng cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng TCB đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỷ lệ nợ xấu từ 2,49% xuống 2,29% vào cuối năm 2010. Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME).

Đến cuối năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng răng 19,3% từ 512 tỷ đồng năm trước lên 611 tỷ đồng, do đó, tỷ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%. Hơn nữa, đây đều là các khoản vay có đảm bảo nên ngân hàng lạc quan tin tưởng vào tỷ lệ thu hồi nợ cao.

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ kinh doanh Ngân hàng

Ngoài ra, dịch vụ thanh toán quốc tế tiếp tục là một thế mạnh của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam. Năm 2010, TCB vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về tài trợ thương mại trong nhóm ngân hàng cổ phần tại VN. Đặc biệt, tổng doanh số thanh toán quốc tế của NH trong năm 2010 tăng lên tương đương 5,52 tỷ USD ( tăng 43,9% so với mức 3,84 tỷ USD năm 2009.

Bảng 2.3: Doanh số TTQT của ngân hàngTechcombank

(Đơn vị: tỷ USD)

Năm 2008 2009 2010

Doanh số TTQT 3,37 3,84 5,52

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Sự gia tăng về doanh số TTQT chủ yếu là do ngân hàng đã tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ và thu phí. Năm 2010, TCB đã tăng cường hợp tác với các đối tác trong mạng lưới đại lý rộng lớn của mình để cải thiện tính đa dạng dịch vụ và củng cố cơ sở cấp vốn. Nhờ đó, doanh số thu phí của toàn hệ thống trong lĩnh vực TTQT năm 2010 đạt 480 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm trước.

Bảng 2.4: Doanh số thu phí dịch vụ TTQT của ngân hàngTechcombank

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2008 2009 2010

Doanh số phí dịch vụ

TTQT 176 333 480

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, hoạt động của ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều này thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận thu được của ngân hàng. Doanh thu qua các năm liên tục tăng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Do vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế tăng với tốc độ chóng mặt qua các năm, thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng tài sản 59.360 92.582 150.291 Vốn điều lệ 3.642 5.4 6.932 Vốn chủ sở hữu 5.615 7.324 9.389 Tỷ lệ an toàn vốn (%) 13,99 14.98 15.32 Tổng doanh thu 8.382 9.485 10.746 Quỹ dự phòng 512 675 718

Lợi nhuận trước thuế 1.600 2.253 2.744

Lợi nhuận sau thuế 1.173 1.7 2.073

Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần (ROE)

(%) 25,87 23.21 24.9

Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản

(ROA) (%) 2,28 1.84 1.9

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng tài sản, số vốn điều lệ, lợi nhuận trước và sau thuế qua các năm đều tăng nhanh chóng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.

Bảng 2.6: Thu nhập của ngân hàngTechcombank

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2008 2009 2010

Thu nhập 1.760,7 2.499,8 3.184,3

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Bảng 2.7: Thu nhập thuần từ phí dịch vụ của ngân hàngTechcombank (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2008 2009 2010

Thu nhập thuần từ DV 432,9 641,1 928,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Năm 2010, TCB đạt tổng doanh thu thuần 4.719 tỷ đồng răng 20,5% so với năm 2009. Trong đó, thu nhập lãi ròng tăng 27,3% lên mức 3.184 tỷ đồng. Đặc biệt là thu nhập thuần từ phí tăng 45% đạt khoảng 930 tỷ đồng. Trong đó thu nhập từ phí bảo lãnh gần nư răng gấp đôi mức thu nhập của năm 2009 lên khoảng 160 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do biến động tỷ giá hối đoái, chính sách quản lý thắt chặt của nhà nước đối với kinh doanh vàng và sự suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán doanh thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ, vàng và chứng khoán giảm đáng kể. Nhưng sự sụt giảm đó phần nào đã được bù đắp bằng thu nhập từ đầu tư vào đơn vị khác và các loại thu nhập thuần khác, cả 2 loại thu nhập này gần như tăng gấp 3 trong năm 2010.

Chi phí vận hành của TCB trong năm 2010 tăng lên 1.588 tỷ đồng, so với 1.184 tỷ đồng trong năm 2009. Tỷ lệ tăng 34,1% chủ yếu là do việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và tăng cường đội ngũ nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Chi phí thuê văn phòng và tài sản, chi phí công cụ và thiết bị, bảo trì và sửa chữa tài sản tăng 63,3% lên 459 tỷ đồng, trong khi chi phí nhân sự cũng tăng 27% lên khoảng 755 tỷ đồng.

Tổng hợp từ các nguồn thu nhập và chi phí NH đã đạt mức lợi nhuận trước thuế 2.744 tỷ đồng cho năm tài chính tính đến 31/12/2010 tăng 21.8% so với năm 2009.

Tỷ lệ chi phi/ thu nhập của NH trong năm 2010 được giữ ở mức 35%. Các chỉ sổ lợi nhuận khác ROE và ROA trong năm 2010 TCB vẫn duy trì được vị thế trong nhóm ngân hàng dẫn đầu với chỉ số lần lượt là 24,9% và 1,9%.

Tổng tài sản tăng nhanh và vốn điều lệ của ngân hàng cũng tăng nhanh sẽ tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng càng ngày càng phát triển mạnh hơn, giúp ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn, phát triển nhiều dịch vụ tốt hơn…

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

2.2.1 Các đơn vị chịu trách nhiệm phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

 Phòng phát triển kênh phân phối Ebanking: Căn cứ vào nhu cầu thị trường, chiến lược phát triển của ngân hàng, khả năng đáp ứng của ngân hàng về vốn, công nghệ, kỹ 43

thuật, khả năng quản trị kiểm soát rủi ro và nguồn nhân lực để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới, xây dựng quy trình để hoạt động, khả năng xảy ra rủi ro, thử nghiệm sản phẩm mới

 Tổ dự án triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử: Trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai các sản phẩm do phòng phát triển kênh phân phối Ebanking đưa ra sau khi có phê duyệt của giám đốc khối. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, hỗ trợ các đơn vị trong công tác đào tạo về kiến thức sản phẩm mới và các công cụ hỗ trợ trực tiếp giúp việc đưa sản phẩm mới tới khách hàng thành công và đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời xử lý thắc mắc khiếu nại về tính ưu việt của sản phẩm  Các trung tâm công nghệ khối VH-CN:

+ Phòng phát triển Corebanking: Thực hiện nghiên cứu phân tích và tối ưu về mặt kỹ thuật chuyên sâu các giải pháp corebanking và Internet banking của ngân hàng nhằm tối ưu hóa các giải pháp này về hiệu quả, tính năng, tính ổn định, độ sẵn sàng và chi phí vận hành, chịu trách nhiệm nghiên cứu phân tích, đánh giá kỹ thuật tiền khả thi, dự tính và thống nhất thời gian thực hiện, thiết kế/ phát triển giải pháp theo qui trình phát triển.

+ Phòng phát triển Thẻ và E-channels: Có chức năng nghiệm vụ tương tự phòng phát triển core banking nhưng trên hệ thống thanh toán, kết nối điện tử ( Mobile banking, home banking, các kết nối B2B.v.v). Chủ động phối hợp với khối bán lẻ trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử mới trên nền tảng công nghệ, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh nghiệp vụ dứng dụng công nghệ nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

2.2.2 Nhu cầu của khách hàng Techcombank với dịch vụ NHĐT

Quy mô khách hàng của Techcombank

Bảng 2.8: Quy mô khách hàng Techcombank

Năm 2008 2009 2010

Số lượng khách hàng 26.026 38.000 45.252

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)

Áp dụng thương mại điện tử trong ngân hàng đặc biệt phát triển trong vài năm gần đây để đáp ứng được nhu cầu thanh toán và dịch vụ ngày càng gia tăng của khách hàng. Hiện tại, hơn 80% các ngân hàng thương mại trên thị trường đã cho ra mắt hệ thống Ngân hàng điện tử, tuy nhiên mức độ cung cấp dịch vụ còn rất khác nhau. Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP tiên phong trong ứng dụng công nghệ và Hệ thống Ngân hàng điện tử F@st i-Bank của Techcombank được ra đời từ 44

năm 1997. Đến nay, hệ thống F@st i-Bank của Techcombank đã được đánh giá rất cao dựa trên khả năng cung cấp được hầu hết các dịch vụ cơ bản của ngân hàng

bao gồm:

 Tra cứu thông tin giao dịch trực tuyến (thanh toán, giao dịch thẻ, tiết kiệm, giao dịch vay)

 Thanh toán trên địa bàn cả nước

 Thanh toán hoá đơn, dịch vụ tự động (điện, bảo hiểm, viễn thông, hàng không..)

 Gửi tiết kiệm online

 Sổ phụ chi tiết các giao dịch tiết kiệm, vay với toàn bộ lịch sử giao dịch, lãi suất của hợp đồng

 Đặt lệnh thanh toán tự động  Và nhiều dịch vụ gia tăng khác….

Đem lại cho khách hàng các tiện ích thanh toán vượt trội là mục tiêu của chiến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.DOC (Trang 37)