Biện pháp khuyến khích các thành viên trong kênh

Một phần của tài liệu Quản trị Kênh phân phối sản phẩm tại Doanh nghiệp Tư nhân T&T (Trang 38)

Biện pháp hành chính có tác dụng khá nhanh mang ý nghĩa răn đe lớn đối với những thành viên chƣa làm tốt nhiệm vụ, song nó lại dễ gây ra trạng thái bị gò bó, bắt buộc đối với hệ thống phân phối.

Biện pháp kinh tế khắc phục đƣợc nhƣợc điểm trên nhƣng hậu quả lâu dài của nó là các trung gian tiếp thị chỉ nỗ lực khi có lợi ích về mặt kinh tế.

Biện pháp sử dụng danh tiếng và bí quyết công nghệ khắc phục nhƣợc điểm hai biện pháp trên song nó đòi hỏi doanh nghiệp luôn duy trì lợi thế này đối với doanh nghiệp cùng nghành hàng với nó.

Để khuyến khích các thành viên cần phải bắt đầu từ nỗ lực của nhà sản xuất để thực hiện đƣợc mục đích và nhu cầu hoạt động của các trung gian.

Phải có các chính sách hỗ trợ phù hợp với thành viên kênh.

Cần nhận thức vai trò và vị trí độc lập của các trung gian trong thị trƣờng, từ đó các trung gian có thể tạo thuận lợi và phối hợp hoạt động kinh doanh đối với và sản xuất. Vì vậy để tiếp cận các trung gian, các nhà sản xuất thƣờng vận dụng hiệu quả 3 kiểu quan hệ.

Quan hệ hợp tác cùng có lợi bằng các kích thích tích cực nhƣ tăng mức lợi nhuận, trợ cấp quảng cáo, giao dịch độc quyền, thi đua doanh số…họ còn sử dụng các biện pháp trừng phạt nếu không bảo đảm yêu cầu…

Yếu điểm của cách thức này là các nhà sản xuất đã không thực sự hiểu biết các vấn đề và sự tác động khách quan đối với từng trung gian trong những tình huống khác nhau đầy biến động của thị trƣờng. Chƣa coi các trung gian nhƣ ngƣời bạn đƣờng cùng chung số phận với nhà sản xuất.

Quan hệ hùn hạp dựa trên mối quan hệ lâu dài, gắn bó giữa nhà sản xuất và các giới trung gian. Nhằm tìm kiếm sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và trung gian về từng chính sách. Đặt ra mức đãi ngộ và chi phí theo sự gắn bó của trung gian trong từng giai đoạn thực hiện chính sách đó.

Lập chƣơng trình phân phối là kiểu thỏa thuận tiến bộ và ƣu việt. Thực chất đây là sự thống nhất giữa nhà sản xuất và các nhà trung gian phân phối trong việc cùng nhau xây dựng một hệ thống tiếp thị dọc có quy hoạch, có ngƣời quản lí và điều khiển chung cho toàn hệ thống.

Biến các nhà phân phối từ cách nghĩ rằng họ làm ăn ở phía ngƣời mua - trong mối quan hệ đối đầu với ngƣời sản xuất – chuyển sang cách nghĩ rằng họ là thành viên và làm ăn ở phía ngƣời bán.

Một phần của tài liệu Quản trị Kênh phân phối sản phẩm tại Doanh nghiệp Tư nhân T&T (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)