6. Bố cục khóa luận
3.1.3. Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn không linh hoạt
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Huế, mở đầu cho vương triều Nguyễn với 13 đời vua tồn tại 143 năm (1802 - 1945). Đây là một thời kỳ đầy biến động và phân hóa sâu sắc trong lịch sử nước nhà, là tấm gương phản chiếu hơn ngàn năm của chế độ quân chủ phong
55
kiến Việt Nam và là đêm trước của công cuộc giành độc lập và xây dựng đất nước hiện nay.
Chính ra đời và tồn tại trong một giai đoạn khá đặc biệt nên xung quanh vương triều này có rất nhiều quan điểm đánh giá trái ngược nhau.
Có thể nói, từ việc Nguyễn phải có thái độ “trả ơn” cho người Pháp, đến thái độ lúng túng trong biện pháp ngoại giao đã dẫn đến sai lầm trong hành động. Sự sai lầm đó đưa đến hậu quả to lớn cho đất nước, Việt Nam từ một nước có độc lập, có chủ quyền trở thành thuộc địa của Pháp trong nửa sau thế kỷ XIX.
Theo PGS.TS Đỗ Bang, có ý kiến cho rằng triều Nguyễn có chính sách ngoại giao và ngoại thương mù quáng, bất bình đẳng và thiển cận. Những nhận định trên tuy không sai nhưng có phần khắt khe. Vì bối cảnh quan hệ quốc tế vào thế kỉ XIX không giống như ngày nay. Thế giới chia làm nhiều khu vực, đứng đầu là một nước lớn (thiên triều) với nhiều nước chư hầu, phụ thuộc. Khi trật tự này chưa bị thay đổi thì việc triều Nguyễn phục tùng triều Thanh là mối quan hệ vốn có trong truyền thống ngoại giao hòa hiếu lâu đời của các vua chúa Việt Nam.
Khá nhiều ý kiến cho rằng triều Nguyễn đã xây dựng một mô hình kinh tế - chính trị - xã hội có tính chất bảo thủ hay trung thành một cách ngu xuẩn với những trí tuệ của thế giới cũ. Theo xu hướng này, các vua đầu thời Nguyễn trong khả năng cho phép của mình đã tận tâm, tận lực nhưng học đã lựa chọn đường lối cơ bản không phù hợp với những yêu cầu của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Và chính đường lối ngoại giao theo tư duy Nho giáo, là một trong những nguồn gốc sâu xa dẫn tới tư tưởng sợ hãi, xa lánh phương Tây, đồng thời tạo nên tính bất biến, bảo thủ trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam dưới triều Nguyễn.
56