Chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao của Triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 (KL06513) (Trang 39)

6. Bố cục khóa luận

2.2.1.Chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn

Chính sách “bế quan tỏa cảng” thực chất là chính sách “đóng cửa” của nhà Nguyễn về ngoại thương. Tuy nhiên, dưới mỗi thời vua chính sách này lại được thực hiện một cách khác nhau.

Vì không thông thương được với phương Đông nên các nước tư bản phương Tây mà cụ thể Pháp với Việt Nam đã có một “chương trình” xâm

35

lược. Pháp xâm lược Việt Nam theo con đường hay công thức thương nhân và giáo sĩ vào trước dọn đường sau đó quân đội mới vào chính thức xâm chiếm. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Thiệu Trị, Tự Đức đều sớm nhận ra ngay âm mưu của Pháp. Nhưng với cái nhìn một phía và bị hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo, các vua triều Nguyễn đã không mở cửa để phát triển nội lực đất nước mà lại ban hành hai chính sách “bế quan tỏa cảng” - ngăn chặn thương nhân và “cấm đạo và sát đạo”, ngăn chặn các giáo sĩ Kitô giáo, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.

Như vậy, chính sách “bế quan tỏa cảng” thực ra đã có mầm mống từ thời Gia Long, bắt đầu hình thành từ thời Minh Mạng, trải qua thời Thiệu Trị và đặc biệt thi hành triệt để và bổ sung dưới thời vua Tự Đức.

2.2.1.1. Chính sách bế quan tỏa cảng thời Gia Long (1802 - 1820)

Vào đầu thế kỷ XIX, Việt Nam không có nhiều những mối quan hệ rộng rãi với các nước phương Tây. Dưới triều vua Gia Long, đề phòng sự bành trướng của “Tây dương”, Việt Nam hạn chế tối đa những cuộc tiếp xúc ngoại giao với các nước tư bản Âu - Mỹ. Đối với nước Pháp, do những ràng buộc tình cảm cá nhân giữa Nguyễn Ánh với giám mục Bá Đa Lộc và những người Pháp đã từng giúp đỡ Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, nên Gia Long phải hoạch định một đường lối ngoại ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo. Ông phân biệt rạch ròi quan hệ với nước Pháp và người Pháp. Đối với nước Pháp, Gia Long vô cùng thận trọng trong giao tiếp. Ông mềm mỏng, linh hoạt trong mọi tiếp xúc, nhưng nguyên tắc cứng rắn, kiên quyết từ chối mọi yêu cầu phi lý của Pháp. Đối với người Pháp đã từng liên hệ với ông, Gia Long luôn biệt đãi, nhưng thật tâm ông cũng chẳng quý trọng gì cả người Âu lẫn đạo Thiên chúa. Trên thực tế, Gia Long không có ý định thiết lập quan hệ chính thức với phương Tây, nhưng với những liên hệ đã có với nước Pháp, Gia Long không thể cự tuyệt thẳng thừng quan hệ với nước này. Ông đã cố gắng thể

36

hiện một sách lược ngoại giao mang tính “lưỡng xứ”, dung hòa và cố gắng rút khoảng cách giữa Việt Nam và những người Pháp hiện diện trên đất nước ta. Đường lối trị nước của ông hoàn toàn độc lập, không hề bị chi phối và chịu ảnh hưởng bởi người Pháp tại triều. Toàn cảnh chính trị - ngoại giao thời Gia Long đã toát lên một tinh thần ứng xử tinh tế, nhẹ nhàng đầy cẩn trọng, ông cảnh báo với người kế vị: “Hãy biết ơn người Pháp, nhưng đừng bao giờ để

họ đặt chân vào triều đình của con” [18, tr.55].

Chính sách “Bế quan tỏa cảng” có mầm mống từ thời vua Gia Long và trước đó nó thể hiện ở “ức thương”, chính sách thuế khóa và thể lệ kiểm soát ngặt nghèo, phức tạp. Tuy tàu thuyền buôn ngoại quốc vẫn đến Việt Nam trao đổi buôn bán nhưng Việt Nam dưới triều Nguyễn, trước sự bành trướng về mọi mặt của phương Tây tại châu Á đã thực hiện đối sách “đóng cửa”, không biệt đãi bất kì một nước nào khi tới Việt Nam đề nghị thông thương, để tránh phải dành cho nước đó những đặc quyền chính trị, thương mại. Nhà nước đặt lệ trưng dụng thuyền buôn tư nhân, theo quy định năm 1807 “phàm thuyền vận tải, cứ một năm chở của công thì một năm đi buôn” [16, tr.450]. Năm 1816, quy định lại: “thuyền đi buôn thì phải chịu thuế, chở cho nhà nước thì

được miễn” [16, tr.450].

Như vậy, ngay từ thời Gia Long chính sách bế quan tỏa cảng đã xuất hiện mầm mống và sau khi Minh Mạng lên ngôi lúc đầu còn có một số quan hệ nhất định nhưng dần dần thì Minh Mạng đã “đóng cửa” và “tuyệt giao”.

2.2.1.2. Chính sách bế quan tỏa cảng thờiMinh Mạng (1820 - 1841)

Để thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, Minh Mạng đã cho đặt các cơ quan quản lý, tiến hành thu thuế và quy định ngoại giao với các nước phương Tây. Vì nước ta đứng trước nguy cơ xâm lược của phương Tây.

Thứ nhất, đặt cơ quan quản lý ngoại thương (cơ quan giám sát thi hành chính sách) gồm có hai Ty.

37

Ty hành nhân: có nhiệm vụ kiểm tra hàng xuất nhập khẩu với nước ngoài.

Ty tài chính (có từ thời Gia Long) có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thời hạn hành trình vận tải đường Thủy.

Ngoài ra, tại Đà Nẵng đặt Nha thương bạc làm nhiệm vụ thu thuế. Thứ hai, chính sách thuế ngoại thương, Minh Mạng đã ban hành những quy định rất rõ ràng về các khoản thu thuế đối với các tàu buôn, hàng hóa và những quy định cho thương nhân nước ngoài. Thuế cao làm cho các thương nhân không thể lui tới - Đó là cách “đóng cửa” của Minh Mạng.

Quy định về thuế nhập cảng và thuế lễ cồng kềnh và phức tạp gây khó dễ cho các thuyền buôn nước ngoài đặc biệt là thuyền buôn phương Tây. Thủ tục nhập cảng qua nhiều khâu khi thuyền ngoại quốc đến buôn bán phải đến nơi hộ dẫn để khám đo thuyền, lập tâu lên theo lệ mà đánh thuế. Quy định các thuyền buôn nước ngoài có thể nộp thế một nửa bằng tiền, một nửa bạc, nếu thiếu bạc thì chiết nộp bằng tiền để khách buôn phương xa khỏi quản ngại về cách sinh sống, nhưng đó là nhất thời đặc cách, song không được vin vào đó thành lệ và khi trao đổi xong trở về chỉ đem giấy bạc đã in thành tiền Tây dương, không được đem vàng bạc. Nếu trái lệnh bị ghép vào tội làm trái thể chế bị phạt 100 trượng, tài sản xung công.

Ngoài thuế nhập cảng còn phải nộp phí trông coi, sáu đồng cho mỗi quan tiền và một đồng cho một lạng bạc, thu tiền và đồ vật ngoại lệ đều bị cấm. Thuế hàng hóa, thuyền nước ngoài mỗi khi mua hàng hóa tại nước ta đem đi đều phải nộp thuế. Nhà nước quy định mặt hàng mua - bán đối với các thuyền buôn phương Tây và tùy từng mặt hàng mà đánh thuế. Hàng xuất - nhập khẩu được quy định rất chặt chẽ, về nhập khẩu chỉ được nhập các mặt hàng: vải lụa, chè, giấy, quả khô và mứt, bình hoa, đồ chơi trẻ em.

Cấm nhập các mặt hàng như sách vở phương Tây. Đặc biệt, cấm thuyền buôn nước ngoài chở thuốc phiện đến Việt Nam. Thuyền buôn nước

38

ngoài không kể mới hay nhiều lần. Nếu đến lần đầu thì bảo cho những điều cấm. Nếu có tang vật mà đem thú tội, đem nộp cho quan địa phương tiêu hủy ngay thì được miễn tội. Nếu không chịu thú nộp thì gộp với thuyền buôn đã đến nhiều lần bắt cam đoan rất nặng.

Về hàng xuất khẩu, Minh Mạng quy định các mặt hàng mà thương nhân Việt Nam được quyền xuất khẩu như quế, hồ tiêu, cau khô, tơ sồng, bông thô, cá khô, ngà voi, da voi, xương trâu, vải chăm pa. Đánh thuế 5% với các mặt hàng như sừng tê, ngà voi, sa nhân, nhục quế, hồ tiêu…Đánh thuế 10% với các mặt hàng như cột buồm, bánh lái, mỏ neo.

Riêng với hàng đường cát, nhà nước quản lý xuất đường của nhà nước rồi sau mới đến việc mua bán riêng.

Nhà nước cấm xuất khẩu các mặt hàng như vàng bạc, tiền đồng, kim loại, gạo, trầm hương, kì nam. Chì tơ là mặt hàng được các thương nhân nước ngoài rất quý nhưng nhà nước cấm xuất khẩu.

Thuế tàu thuyền là thuế quan trọng bậc nhất trong chính sách thuế khóa của ngoại thương thời Minh Mạng.

Năm 1840, nhà nước quy định lê nộp bạc với cá thuyền buôn: nếu bạc tốt tính 10 thành, bạc đồng Tây dương tính 9 thành, bạc vạn 8 thành, bạc thổ 7 thành.

Các thuyền buôn nước ngoài nhập cảng phải nộp các loại thuế, thuế nhập cảng (bao gồm cả tiền cơm nước, xem xét, sai trái…) lễ tiền và hàng hóa mà họ mang đến bị nhà nước quy định giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tàu Quan Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải, Ma Cao và tàu các nước Tây Phương tổng cộng các loại thuế nộp thay bằng tiền là 4000 quan. Tàu thuyền từ Triết Châu là 3000 quan và thấp nhất là tàu thuyền từ Hải Nam 724 quan. Với Pháp, do có nhiều ân huệ nên nhà Nguyễn nên chính sách có phần mềm dẻo hơn, các tàu buôn đến trao đổi hàng hóa nếu “tôn trọng pháp luật

39

Việt Nam” vẫn được chấp nhận. Mà pháp luật Việt Nam thì quá cứng nhắc. Năm 1821, J.B. Chaigneau được vua Pháp cử sang Việt Nam dâng thư và phẩm cùng lễ vật cho Minh Mạng. Vua Việt Nam cho phép người Pháp đến buôn bán ở Việt vật của Louis XVIII đồng thời xin lập thương ước.

Ngày 17 - 05 - 1821, tàu Larose chở phái đoàn lãnh sự Pháp tới Huế và dâng thư Nam nhưng từ chối thành lập một thương ước giữa hai nước.

Năm 1824, Louis XVIII lại phái hai chiến thuyền là Thestis và Espérauce đến Việt Nam dâng quốc thư và phẩm vật xin giao hiếu và thông thương nhưng Minh Mạng cũng từ chối đồng thời không nhận thư, phẩm vật của vua Pháp.

Năm 1825, Chaigneau trở lại Việt Nam với tư cách là đặc sứ của hoàng đế Pháp, ông ta cũng được triều Nguyễn đón tiếp long trọng. Vua Pháp nhân cơ hội này có quốc thư giới thiệu Chaigneau và đề nghị được ký kết một hiệp ước thương mại với Việt Nam, quốc thư có đoạn viết: “Nhân lúc tại ngôi, tôi hằng ao ước vấn đề thông thương và bang giao giữa hai nước đạt kết quả tốt đẹp” [13, tr.118].

Triều đình Huế đón tiếp vị đặc sứ trên rất chu đáo, kèm theo thư gửi cho Minh Mạng, vua Pháp còn gửi tặng nhiều vật phẩm như đồng hồ, đèn, các bức vẽ, gương và nhiều chế phẩm của Pháp. Vua Nguyễn nhận thư và gửi tặng lại cho Louis XVIII như da voi, da hổ, the lụa…nhưng trong thư trả lời Minh Mạng tỏ ý lạnh nhạt, ông viện dẫn lí do hai nước quá xa nhau và bất đồng về ngôn ngữ, thông dịch tiếp Pháp tại Việt Nam hiếm hoi. Về việc ký kết một thương ước Việt - Pháp, Minh Mạng trả lời dứt khoát: “Nước Đại Nam đã có lệ định rõ ràng, các nước ngoài đã, áp dụng xưa nay, nếu muốn khỏi phiền phức cho cả hai bên, quả nhân tưởng không nên lập thêm hay là lập riêng một

thương ước khác” [18, tr.96]. Minh Mạng từ chối các thương ước, nhưng ông

40

mua bán. Tất cả các chuyến đi đến Việt Nam của Pháp đều không thành công trong việc thương thuyết về một cam kết với triều Nguyễn.

Năm 1829, Eugène Chaigneau được cử sang Việt Nam làm lãnh sự nhưng vua Minh Mạng không chấp thuận. Thời gian này Tòa lãnh sự Pháp tại Huế bị vô hiệu và đến năm 1830 bị đóng cửa vĩnh viễn. Năm 1830 là năm ghi nhận sự cố gắng cuối cùng của Pháp với sự kiện đại tá Laplace được cử đến Việt Nam xin thông thương nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Năm 1832, Minh Mạng chỉ cho thuyền buôn phương Tây đỗ ở cửa biển Đà Nẵng.

2.2.1.3. Chính sách bế quan tỏa cảng thờiThiệu Trị (1841 - 1847)

Đường lối chính sách “bế quan tỏa cảng” đối với phương Tây, đặc biệt với Pháp thời Thiệu Trị không có gì thay đổi so với thời Minh Mạng.

Năm 1843, một chiếc tàu Pháp là Erigone đến Đà Nẵng, viên thuyền trưởng là Cescille lập một bản báo cáo gửi về Chính phủ Pháp. Trong bản báo cáo của mình Cécille đề nghị chính phủ Pháp nên can thiệp vào Việt Nam để đổi lại vấn đề tự do buôn bán và truyền đạo. Đề nghị của Cécille đã không được chấp nhận.

Năm 1847, hai chiến hạm Pháp tới Đà Nẵng đòi triều đình Huế cho phép Công giáo hoạt động tự do và phóng thích các nhà truyền giáo Pháp. Do hiểu nhầm mà người Pháp bắn chìm các chiến thuyền Việt Nam trong cảng. Từ sau sự kiện đó, quan hệ buôn bán với phương Tây, nhất là với Pháp bị tổn hại nặng nề, vua Thiệu Trị rất tức giận, thay đổi thái độ trong quan hệ với các thương nhân và giáo sĩ người phương Tây. Thiệu Trị dụ rằng: “Nước Phật Tây Lan (nước Pháp) mọi rợ, ngông cuồng, tội không đáng khoan xá, nếu chúng lại đến không kể thuyền buôn hay thuyền quân, các phận cửa biển nơi

sở tại lập tức phải đuổi đi không được cho chúng bỏ neo” [15, tr.284].

Như vậy, trong bảy năm với vai trò là người lãnh đạo đất nước, Thiệu Trị không có một sự thay đổi mới nào trong công việc nội trị lẫn ngoại giao,

41

vì vậy đường lối đối ngoại của Việt Nam dưới thời Thiệu Trị cũng không khác là mấy so với các thời trước. Thiệu Trị tiếp tục lãnh đạo một đất nước khép kín mà Gia Long đã vạch ra, Minh Mạng triển khai và Thiệu Trị tiếp tục thực hiện.

2.2.1.4. Chính sách bế quan tỏa cảng thờiTự Đức (1847 - 1883)

Cuối năm 1847, Tự Đức lên ngôi. Chính sách không quan hệ với phương Tây vẫn được Tự Đức tiếp tục thực hiện. Vào những năm 1848-1849, cuộc cách mạng tư sản đã và đang bùng nổ trên khắp châu Âu. Tại nước Pháp, cuộc cách mạng tư sản này đã lật đổ sự thống trị 18 năm của nền quân chủ tháng 7. Một thời gian ngắn sau đó, nền đế chế II được thiết lập với sự kiện Napoléon III lên ngôi. Nước Pháp tiếp tục cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế Pháp đạt những thành tựu nhất định. Và Napoléon III quyết định đẩy mạnh chính sách bành trướng thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Tự Đức kế vị ngai vàng trong hoàn cảnh nước ta khó khăn hơn bao giờ hết: thương mại bế tắc, dân chúng đói kém. Đương đầu với những phức tạp trong nước, đối diện với những tham vọng của phương Tây, vua Tự Đức không hề có một sự đổi mới nào trong nội trị và ngoại giao. Như vậy, quan hệ Việt - Pháp cho đến thời Tự Đức vẫn gặp khó khăn.

Lúc này Pháp đã kết thúc cuộc chiến tranh Crimê, và bắt đầu quan tâm đến Việt Nam hơn, các sứ giả lại được cử đến nước ta. Ngày 05 - 12 - 1856, sứ thần nước Pháp là Montigny, khi sang công vụ ở Xiêm La, cũng nhận lệnh sang Việt Nam, song khi ông này tới Việt Nam thì Le Lieu de ville sur Ace đã gây sự ở Đà Nẵng rồi. Ngày 23 - 01 - 1857, Montigny đã đến Đà Nẵng. Nhiệm vụ của Montigny khi sang Việt Nam lần này là thương thuyết với triều đình Huế về vấn đề truyền đạo và buôn bán. Trước yêu cầu giáo hội của Montigny, Đào Trí, quan khâm sai trấn Dương tâu lên Tự Đức: “Tàu Đại

42

nhất phẩm nước Pháp, chỉ muốn tới kinh cùng quan nhứt phẩm mình hội nghị. Vậy xin lựa phái quan đại thần tới hội” [18, tr.155]. Trước một vấn đề

quan trọng như thế, nhưng Tự Đức lại tỏ ra thờ ơ, không chú tâm lắm, ông phó thác hết cho Đào Trí lo liệu.

Cuộc hội đàm giữa Đào Trí và Montigny kéo dài tới 15 ngày nhưng chẳng được một kết quả nào cụ thể. Ngày 07 - 12 - 1857, Montigny rời Việt Nam mà không được vua Tự Đức tiếp kiến. Viên sứ Pháp này ngang nhiên để lại bản hiệp ước “theo đó hai nước giao hiếu, người Pháp được đến buôn bán,

đặt lãnh sự và đạo Thiên Chúa được tự do truyền bá” [18, tr.155]. Những yêu

cầu này tất nhiên không được triều đình Huế chấp nhận, sau đó đại diện hai nước không còn dịp nào thương lượng nữa.

Trong khi đó, ở trong nước Tự Đức lại tăng cường chính sách cấm đạo, tạo thêm lý do cho tư bản nước ngoài có cớ phát động chiến tranh xâm lược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao của Triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 (KL06513) (Trang 39)