Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với Pháp

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao của Triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 (KL06513) (Trang 47)

6. Bố cục khóa luận

2.2.3.Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với Pháp

2.2.3.1.Thời Gia Long (1802 - 1820)

Trong thời kỳ này, nước Pháp đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nước phát triển mạnh mẽ, kinh tế Pháp vươn lên xếp hàng thứ nhì trên thế giới (sau Anh). Công nghiệp Pháp phát triển đòi hỏi nhân công, khoáng chất, nguyên liệu sản phẩm nhiệt đới. Điều này thôi thúc tư bản Pháp cấp thiết vươn mình tới những “vùng đất mới”. Nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ hoàn thành cách mạng công nghiệp, là yếu tố quyết định đường lối chính sách đối ngoại xâm lược thực dân của người Pháp. Trong đó, Việt Nam từ lâu là vùng đất mà Pháp có sự

43

quan tâm đặc biệt. Một trong những lý do là vị trí quan trọng của Việt Nam như “một căn cứ hệ trọng mà người Anh chưa chú ý đến”. Ngày 25 - 11 - 1801, nguyên Toàn quyền Pondichéry là Charpentier de Cossigny đã gửi báo cáo về nước đề nghị Chính phủ Pháp cử gấp sứ thần và tàu chiến sang Việt Nam để “ký kết một Hiệp ước liên minh hữu nghị và thương mại” với chúa Nguyễn. Tuy nhiên, do cả hai bên đều đang “bận rộn” đối đầu với những công việc cấp bách trong nước nên việc này bị gác lại.

Thực tế, từ 1802 đến 1812, do bận chiến tranh ở châu Âu, nên Pháp không có hoạt động buôn bán gì đáng kể ở Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực.

Sau khi Đế chế I của Napoléon hoàn toàn sụp đổ (1815), chiến tranh đã chấm dứt ở châu Âu, việc giao thương của người Pháp lại được mở rộng. Trong suốt thời gian từ năm 1815 đến năm 1817, rất nhiều đề nghị đã được đưa lên triều đình Pháp yêu cầu nối lại quan hệ với Việt Nam.

Cho đến năm 1817 những chiếc tàu mang cờ Pháp mới xuất hiện ở nước ta. Những chuyến đi của thương nhân Pháp đến Việt Nam đều được Gia Long hoan nghênh, giúp đỡ.

Trường hợp tàu Henry và tàu Lapaix khi đến Đà Nẵng và Sài Gòn đều được Gia Long phái hai người Pháp trong triều là Vannier và Chaigneau đến giúp đỡ, vua còn cho các quan địa phương giúp thủy thủ đoàn mua bán, cho họ tới Huế. Gia Long lại miễn thuế hoàn toàn cho tàu buôn Pháp. Gia Long cũng từng đích thân chỉ ra những thứ hàng gì nên đem sang Việt Nam bán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán của thương nhân Pháp. Các chuyến tàu sau, hàng Pháp mang sang Việt Nam bán rất chạy. Ngay người Pháp cũng thừa nhận quan hệ thương mại giữa Pháp với triều Nguyễn Gia Long là rất tốt đẹp, “thái độ Gia Long niềm nở đón tiếp, hàng hóa mang sang bán hết và được thanh toán sòng phẳng, đến lúc ra về còn cho nhiều hàng quý như:

44

Trong khi quan hệ buôn bán giữa hai nước đang phát triển thuận lợi thì có một sự kiện khiến Gia Long không thể không đề phòng ý đồ của Pháp. Năm 1817, tàu Pháp La Cybèle đến cửa Hàn, viên thuyền trưởng là Kergariou xin đến Huế dâng quà tặng của vua Pháp và nhắc lại Hiệp ước 1787. Gia Long sai tiếp đãi tàu La Cybèle tử tế, nhưng ông không cho thuyền trưởng triều kiến và không nhận tặng phẩm với lý do Kergariou không có quốc thư. Cuộc vận động ngoại giao này của Pháp đã không gặt hái một kết quả nào. Trước sự việc này, ngày 17 - 09 - 1817, Thủ tướng Pháp là Richelieu tìm cách liên hệ với Vannier và Chaigneau trước mắt nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ buôn bán thường xuyên với Việt Nam.

Năm 1819, tàu Henry của Pháp đến Việt Nam, vua Gia Long cũng cho phép họ đến Huế mở cửa hàng cạnh nhà của Vannier, vua có đến thăm và đặt hàng. Khi tàu Henry về Pháp, Chaigneau xin phép về nước ba năm. Gia Long đã ưu tiên cho Chaigneau chở hàng về và miễn thuế khi ông này chở hàng trở lại Việt Nam. Trong thời gian này, các công ty thương mại ở các thành phố lớn của Pháp như Nates, Lorient, Bordeaux được các nhà cầm quyền hết lòng giúp đỡ, khuyến khích nên đã tăng cường hoạt động, liên tiếp cử tàu chở hàng sang Việt Nam trao đổi, buôn bán. Nhìn chung, dưới triều Gia Long, quan hệ thương mại Việt - Pháp còn chưa bị gây khó khăn. Việc buôn bán giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi. Gia Long tạo điều kiện cho thương nhân, ưu tiên cho họ nhưng không cho họ một đặc quyền nào. Mọi đề nghị ký kết các hiệp ước thương mại từ Pháp, đều bị Gia Long tìm mọi lý do để từ chối.

2.2.3.2. Thời Minh Mạng (1820 - 1841)

Đi theo đường lối đối ngoại mà vua Gia Long đã hoạch định, Minh Mạng sau khi lên ngôi vẫn đối xử nhã nhặn, hòa hoãn với người Pháp cũng như thương nhân Pháp sang buôn bán tại Việt Nam.

45

Năm 1821, J.B. Chaigneau được vua Pháp cử sang Việt Nam dâng thư và phẩm cùng lễ vật cho Minh Mạng. Vua Việt Nam cho phép người Pháp đến buôn bán ở Việt vật của Louis XVIII đồng thời xin lập thương ước.

Ngày 17 - 05 - 1821, tàu Larose chở phái đoàn lãnh sự Pháp tới Huế và dâng thư Nam nhưng từ chối thành lập một thương ước giữa hai nước.

Năm 1824, Louis XVIII lại phái hai chiến thuyền là Thestis và Espérauce đến Việt Nam dâng quốc thư và phẩm vật xin giao hiếu và thông thương nhưng Minh Mạng cũng từ chối đồng thời không nhận thư, phẩm vật của vua Pháp.

Năm 1825, Chaigneau trở lại Việt Nam với tư cách là đặc sứ của hoàng đế Pháp, ông ta cũng được triều Nguyễn đón tiếp long trọng. Vua Pháp nhân cơ hội này có quốc thư giới thiệu Chaigneau và đề nghị được ký kết một hiệp ước thương mại với Việt Nam. Triều đình Huế đón tiếp vị đặc sứ trên rất chu đáo, kèm theo thư gửi cho Minh Mạng, vua Pháp còn gửi tặng nhiều vật phẩm như đồng hồ, đèn, các bức vẽ, gương và nhiều chế phẩm của Pháp. Vua Nguyễn nhận thư và gửi tặng lại cho Louis XVIII như da voi, da hổ, the lụa… nhưng trong thư trả lời Minh Mạng tỏ ý lạnh nhạt, ông viện dẫn lí do hai nước quá xa nhau và bất đồng về ngôn ngữ, thông dịch tiếp Pháp tại Việt Nam hiếm hoi.

Minh Mạng từ chối các thương ước, nhưng ông không cấm đoán tàu bè và thương nhân Pháp và các nước khác đến Việt Nam mua bán. Tất cả các chuyến đi đến Việt Nam của Pháp đều không thành công trong việc thương thuyết về một cam kết với triều Nguyễn.

Năm 1829, Eugène Chaigneau được cử sang Việt Nam làm lãnh sự nhưng vua Minh Mạng không chấp thuận. Thời gian này Tòa lãnh sự Pháp tại Huế bị vô hiệu và đến năm 1830 bị đóng cửa vĩnh viễn. Năm 1830 là năm ghi nhận sự cố gắng cuối cùng của Pháp với sự kiện đại tá Laplace được cử đến

46

Việt Nam xin thông thương nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Từ năm 1832 trở đi, quan hệ Việt - Pháp tạm lắng xuống. Sau chiến tranh thuốc phiện kết thúc với phần thắng thuộc về Anh quốc, đã gây lên sự phấn khích, giấc mộng bành trướng tại châu lục rộng lớn này trở thành một hiện thực gần gũi hơn đối với các nước phương Tây. Triều đình Huế nhận thức nhanh chóng vấn đề trên, cùng với sự bất thành của việc “cấm đạo” và “bài đạo” ở trong nước đã đặt triều đình Huế đứng trước sự lựa chọn: tiếp tục đi theo con đường ngoại giao kiểu phương Đông hoặc mở cửa tiếp xúc với phương Tây. Cuối cùng, Minh Mạng đã chọn con đường thăm dò để “mở cửa”.

Minh Mạng đã cử một sứ đoàn sang nước Anh và Pháp nhằm mục đích thương thuyết và thiết lập quan hệ chính thức với hai nước này. Sứ đoàn có nhiệm vụ làm việc để đi tới ký kết một hiệp ước liên minh chính trị - kinh tế với Anh và Pháp mua hàng hóa.

Tháng 11 - 1840, sứ đoàn Việt Nam đến Pháp, Trần Viết Xương vận động xin gặp hoàng đế Pháp, nhưng Louis Philippe đã từ chối.

Đây có thể coi là cơ hội sau cùng cho mối quan hệ Việt - Pháp nhưng đã bị bỏ lỡ. Thực ra, đây chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phái đoàn Việt Nam tại Pháp và Anh. Triều đình Huế không tạo ra được một dư luận tốt cho sứ đoàn, công việc chuẩn bị cho sứ thần còn có nhiều sơ suất. Do vậy, mới dân đến sự thất bại trong việc ngoại giao với Pháp.

2.3.2.3. Thời Thiệu Trị (1841 - 1847)

Thời kỳ này, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với phương Tây khá cẩn trọng nhưng thương mại với họ vẫn được khuyến khích.

Năm 1843, một chiếc tàu Pháp là Erigone đến Đà Nẵng, viên thuyền trưởng là Cécille lập một bản báo cáo gửi về Chính phủ Pháp. Trong bản báo cáo của mình Cécille đề nghị chính phủ Pháp nên can thiệp vào Việt Nam để đổi lại vấn đề tự do buôn bán và truyền đạo. Đề nghị của Cécille đã không được chấp nhận.

47

Năm 1847, hai chiến hạm Pháp tới Đà Nẵng đòi triều đình Huế cho phép Công giáo hoạt động tự do và phóng thích các nhà truyền giáo Pháp. Do hiểu nhầm mà người Pháp bắn chìm các chiến thuyền Việt Nam trong cảng. Từ sau sự kiện đó, quan hệ buôn bán với phương Tây, nhất là với Pháp bị tổn hại nặng nề, vua Thiệu Trị rất tức giận, thay đổi thái độ trong quan hệ với các thương nhân và giáo sĩ người phương Tây. Trong lúc tình hình đang căng thẳng, triều đình Huế còn chưa có đối sách thích hợp để giải quyết môi quan hệ với Pháp thì Thiệu Trị qua đời.

2.3.2.4. Thời Tự Đức (1847 - 1883) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối năm 1847, Tự Đức lên ngôi vua. Chính sách không quan hệ với phương Tây vẫn được Tự Đức tiếp tục thực hiện. Tự Đức không có sự thay đổi mà ngược lại, tiếp tục thực hiện một chính sách ngoại giao với các nước phương Tây hết sức cứng rắn và cực đoan. Sau khi lên ngôi, ông đã khước từ mọi giao thiệp với người phương Tây, dù việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại. Từ năm 1855 đến năm 1877 các nước Anh, Pháp và Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Đà Nẵng, cửa Nại Thị (Bình Định) và Quảng Yên xin thông thương cũng không được. Tiêu biểu là ngày 05 - 12 - 1856, sứ thần nước Pháp là Montigny, khi sang công vụ ở Xiêm La, cũng nhận lệnh sang Việt Nam, song khi ông này tới Việt Nam thì Le Lieu de ville sur Ace đã gây sự ở Đà Nẵng rồi.

Ngày 23 - 01 - 1857, Montigny đã đến Đà Nẵng. Nhiệm vụ của Montigny khi sang Việt Nam lần này là thương thuyết với triều đình Huế về vấn đề truyền đạo và buôn bán.

Cuộc hội đàm giữa Đào Trí và Montigny kéo dài tới 15 ngày nhưng chẳng được một kết quả nào cụ thể. Ngày 07 - 12 - 1857, Montigny rời Việt Nam mà không được vua Tự Đức tiếp kiến. Viên sứ Pháp này ngang nhiên để lại bản hiệp ước “theo đó hai nước giao hiếu, người Pháp được đến buôn bán,

48

đặt lãnh sự và đạo Thiên Chúa được tự do truyền bá” [18, tr.155]. Những yêu

cầu này tất nhiên không được triều đình Huế chấp nhận, sau đó đại diện hai nước không còn dịp nào thương lượng nữa.

Mãi đến khi Gia Định bị thực dân Pháp chiếm đóng, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao thiệp với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được học hành gì về ngoại giao.

Việt Nam từ sau khi ký với Pháp “Hòa ước Giáp Tuất” và “Thương ước Việt Pháp”, cố gắng tuân thủ triệt để quy phạm hệ thống các điều ước, nghiêm chỉnh như một quốc gia văn minh đối diện với người Pháp. Tháng 8 năm Tự Đức thứ 30 (1877), Tự Đức quyết định cử sứ thần đi Pháp cảm ơn về việc đã tặng các thứ thuyền chiến, súng lớn, lại quyết định tham gia trường đấu xảo (Hội chợ triển lãm nhiều nước) 2 năm sau tổ chức tại thành phố Paris.

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao của Triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 (KL06513) (Trang 47)