Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 56)

VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC CÁC MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP

3.6.Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm trên cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng) để xác định mức độ và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, KTDH một cách khách quan, tôi tiến hành kiểm tra cả 2 lớp bằng một đề kiểm tra (phụ lục 4) với cùng một nội dung và hình thức đánh giá

Kết quả thu được như sau:

Giỏi Khá Trung bình Điểm Tiêu chí đánh giá Lớp Số HS % Số HS % Số HS % Thực nghiệm 22 73,3 8 26,7 0 0 Kiến thức Đối chứng 8 26,7 12 40 10 33,3 Thực

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH 57 nghiệm 14 46,7 11 36,7 5 16,6 Kỹ năng Đối chứng 7 23,3 7 23,3 16 53,4

Từ kiểm tra kết hợp với quan sát tôi thấy: Lớp đối chứng:

- Về kiến thức: Sự hiểu biết về các loài thú rừng của HS còn ít. Đặc biệt phần tìm hiểu ích lợi của các loài thú rừng HS thường chọn một đáp án quen thuộc, chưa hiểu sâu rộng về lợi ích của các loài thú rừng. Có những kiến thức cơ bản (Câu 2) nhiều em trả lời sai. Điều đó chứng tỏ các em không nắm được kiến thức cơ bản của bài. Kết quả của bài kiểm tra cho thấy có 26,7% số HS đạt điểm giỏi, 40% số HS đạt điểm khá và số HS đạt điểm trung bình là 33,3%.

- Về kỹ năng: Khả năng phân tích, quan sát… của HS để nhận ra đặc điểm chung của các loài thú còn kém, HS đưa ra được ít các biện pháp để chăm sóc và bảo vệ thú rừng, khả năng phân biệt các loài thú rừng còn thấp: 23,3% HS có khả năng phân biệt và kỹ năng chăm sóc tốt các loài thú rừng, 23,3% HS có thể chăm sóc được và có tới 53,4% số HS chưa biết cách chăm sóc các loài thú rừng.

Lớp thực nghiệm

- Về kiến thức: Do tác dụng của KTDH các mảnh ghép và phối hợp với các PPDH để giảng dạy phù hợp với khả năng của HS nên hầu hết các em đã nắm được kiến thức cơ bản của bài. Thông qua bài kiểm tra có tới 73,3% số HS đạt điểm giỏi, 26,7% số HS đạt điểm khá và 0% số HS có điểm trung bình

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

58

- Về kỹ năng: HS có khả năng phân biệt tốt các loài thú rừng, đưa ra được các biện pháp bảo vệ loài thú rừng, khả năng của nhiều em trội hẳn lên so với lớp học đối chứng: 46,7% số HS có khả năng phân biệt và kỹ năng chăm sóc, bảo vệ tốt các loài thú rừng, 36,7% số HS có thể chăm sóc được và chỉ có 16,6% số HS chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ các loài thú rừng

Trong quá trình học tập khi vận dụng KT các mảnh ghép HS hứng thú học tập tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm do GV tổ chức.

Kết luận : Qua quan sát thực tế, kiểm tra tôi thấy giờ học vận dụng

KTDH các mảnh ghép HS học tập rất sôi nổi, say mê hoạt động, thể hiện sự hiểu biết sáng tạo của mình và các em có niềm tin vào bản thân. Ngược lại lớp đối chứng vẫn chưa phát huy được sự sáng tạo, tính tích cực của mình trong quá trình khám phá tri thức. Sau khi thực nghiệm, kết của giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch rõ rệt. Kết quả thực nghiệm đã nói lên hiệu quả của việc vận dụng KTDH các mảnh ghép vào dạy học môn TN và XH lớp 3. Như vậy chứng tỏ rằng quá trình thực nghiệm đã đạt được mục đích nghiên cứu mà đề bài đề ra.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

59

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài “ Vận dụng KTDH các mảnh ghép trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” chúng tôi làm rõ cơ sở lý luận về KTDH các mảnh ghép, đồng thời tiến hành thực nghiệm vận dụng KTDH các mảnh ghép trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tại Trường Tiểu học Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc. Qua đó chúng tôi nhận thấy:

Hiểu biết của GV về KTDH các mảnh ghép còn hạn chế, chưa hiểu đầy đủ và sâu sắc bản chất của KTDH này.

KTDH các mảnh ghép là một KTDH mang tính hợp tác phát huy tối đa sự sáng tạo, tích cực của HS. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ rằng: việc vận dụng KTDH các mảnh ghép một cách hợp lý vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đã đem lại kết quả cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc dạy học bằng KTDH các mảnh ghép nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.

Trong khóa luận này chắc chắn còn nhiều vấn đề chúng tôi chưa đề cập đến do thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

60

Một phần của tài liệu Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 56)