Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp

Một phần của tài liệu Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1.4Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp

1.1.4.1 Mục tiêu

Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nhằm giúp HS: - Có một số kiến thức cơ bản,ban đầu thiết thực về:

+ Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.

+ Mối quan hệ họ hàng nội, ngoại, hoạt động chủ yếu ở trường; tên cơ quan hành chính văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh (thành phố) nơi HS ở; cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương.

+ Sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chức năng của rễ, thân, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây.

+ Vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất; hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất; ngày đêm, tháng, năm, các mùa.

- Hình thành và phát triển những kĩ năng:

+ Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu; ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng chống bệnh tật và tai nạn: phòng cháy khi ở nhà, quy tắc đi xe đạp và giữ vệ sinh môi trường; ích lợi và tác hại của thực vật và động vật đối với con người.

+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

29

+ Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

Để đáp ứng được những mục tiêu trên đòi hỏi GV trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 phải sử dụng một cách hợp lý các PPDH, các KTDH, các hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt chú trọng sử dụng KTDH các mảnh ghép nhằm giúp các em rèn luyện được khả năng giao tiếp, diễn đạt và hợp tác trong công việc.

1.1.4.2 Nội dung

Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 gồm có 3 chủ đề: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Cụ thể như sau:

- Chủ đề Con người và sức khoẻ: + Cơ thể con người:

 Cơ quan hô hấp  Cơ quan tuần hoàn

 Cơ quan bài tiết nước tiểu + Vệ sinh phòng bệnh:

 Vệ sinh cơ quan hô hấp, phòng một số bệnh đường hô hấp  Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng m?t số bệnh tim mạch

 Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu - Chủ đề Xã hội: + Cuộc sống gia đình:  Các thế hệ trong gia đình  An toàn khi ở nhà + Trường học:

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

30

 Một số hoạt động chính của nhà trường  An toàn khi ở trường

+ Địa phương:

 Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống  Vệ sinh nơi công cộng

 An toàn giao thông - Chủ đề Xã hội:

+ Thực vật và động vật:

 Đặc điểm bên ngoài của thực vật

 Đặc điểm bên ngoài của một số động vật + Bầu trời và Trái Đất

 Trái Đất và Mặt Trăng trong hệ Mặt Trời  Hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nội dung trên đòi hỏi trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 GV phải vận dụng linh hoạt các PPDH và các KTDH thì HS sẽ lĩnh hội được các kiến thức cơ bản.

1.1.4.3. Đặc điểm

- Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được xây dựng theo quan điểm tích hợp, thể hiện ở 3 điểm sau:

+ Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 xem xét tự nhiên - con người - xã hội trong một thể thống nhất, có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

+ Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: sinh học, vật lý, lịch sử, địa lý...

+ HS lớp 3 là giai đoạn đầu của bậc tiểu học ở giai đoạn này tri giác của HS mang tính tổng thể, thu nhận kiến thức thông qua trực giác, khả năng

Nguyễn Thị Ánh Tuyết- K33A GDTH

31

phân tích chưa cao khó nhận ra các mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng. Vì vậy, chương trình có hình thức dưới dạng các chủ đề bao gồm 3 chủ đề: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên.

Từ những đặc điểm trên đòi hỏi GV khi vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép phải phù hợp với nội dung cơ bản của từng chủ đề, từng bài, từng phần để sau khi giải quyết, HS sẽ lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm.

- Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển. Các kiến thức trong chương trình dược trình bày đi từ cụ thể đến trừu tượng. Các kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp và khái quát hoá, tạo điều kiện để HS dễ thu nhận kiến thức.

- Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là một môn học mà HS có nhiều vốn sống, vốn hiểu biết để tham gia xây dựng bài học. HS tới trường mang theo cả những vốn sống, vốn hiểu biết được hình thành từ trong cuộc sống với gia đình, làng quê, phố phường các em đang sinh sống. Các thông tin này càng nhiều càng dễ tiếp nhận qua thông tin đại chúng. Mặt khác môn Tự nhiên và Xã hội lại là môn học về tự nhiên, con người, xã hội gần gũi bao quanh HS. Vì vậy dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoàn toàn có khả năng tự phát hiện kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Vận dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 (Trang 28)