Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 53)

7. Bố cục luận văn

2.3.1. Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì cùng các ngành có liên quan và UBND cấp huyện để lập kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ các công trình xây dựng trình UBND tỉnh xem xét quyết định chủ trƣơng đầu tƣ.

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp huyện, cấp xã quản

: UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì cùng với các

phòng, ban, ngành có liên quan và UBND cấp xã lập kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ các công trình xây dựng trình UBND cấp huyện để xem xét quyết định chủ trƣơng đầu tƣ.

UBND tỉnh căn cứ vào nguồn ngân sách hiện có và khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu. Đối với nguồn ngân sách do địa phƣơng quản lý, UBND tỉnh phân cấp quản lý đầu tƣ và xây dựng cho huyện, thành phố, gắn quản lý đầu tƣ phát triển với quản lý ngân sách.

Thực hiện việc phân cấp về vốn chuyển giao cho cấp huyện, thành phố tự cân đối thể hiện bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ ĐTPT năm (2010-2013)

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1 Nguồn vốn thuộc tỉnh quản lý 232 256,6 248,3 305

2 Nguồn vốn cấp huyện quản lý 344 242,5 377,8 77,2

3 Nguồn vốn trung ƣơng hỗ trợ

theo mục tiêu của địa phƣơng 55,05 60,6 153,421 147,801

- Đầu tƣ lĩnh vực thủy lợi 105 76 65 90

- Đầu tƣ lĩnh vực giao thông 50 120 90 110

- Đầu tƣ lĩnh vực y tế 61,7 33 25

- Kiên cố hóa trƣờng, lớp học 43,217 15,305

- Đầu tƣ lĩnh vực xây dựng nhà

ở sinh viên 70

5 Vốn ngân sách trung ƣơng ứng trƣớc cho các công trình địa phƣơng

39 6 Nguồn vuốn đầu tƣ các năm

trƣớc trung ƣơng hoàn trả địa phƣơng( Kinh phí GPMB và đầu tƣ phát triển đƣờng 38A qua thành phố Hƣng Yên) phân bổ cho sự nghiệp giao thông 63,2 tỷ; 136,5 tỷ đầu tƣ một số công trình trọng điểm, cấp bách.

199,7

(Nguồn: Kỷ yếu Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên 2010 - 2013)

Đánh giá: Việc bố trí vốn chƣa đƣợc ƣu tiên có trọng điểm, dàn trải khi phân vốn ngân sách cho các huyện, thành phố; tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách còn lớn, nhiều công trình hoàn thành nhƣng chƣa có khả năng thanh toán và thiếu khả năng cân đối. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách hàng năm cho đầu tƣ phát triển còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng đƣợc từ 50-60% nhu cầu, trong khi đó số lƣợng các dự án đầu tƣ do các đơn vị trình duyệt và đề xuất ngày càng nhiều.

Chƣa có những giải pháp cụ thể và có hiệu lực để thống nhất trong quản lý nhằm kiểm soát và hạn chế đƣợc việc duyệt dự án đầu tƣ không cân đối với khả năng nguồn vốn hiện có hoặc triển khai thực hiện vƣợt khả năng cân đối vốn hàng năm. Vốn để lại đối ứng không đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nhiều dự án đầu tƣ với lƣợng vốn bố trí chƣa cân đối. Việc bố trí vốn cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tƣ vấn cần phải thực hiện trƣớc vì tƣ vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán.

Khả năng bố trí vốn để đầu tƣ phát triển còn bị hạn chế. Hàng năm có kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ, xong số dự án ghi danh mục chuẩn bị đầu tƣ vẫn còn nhiều, mặt khác trong năm phát sinh thêm không ít chủ trƣơng cho lập dự án. Một số dự án chƣa triển khai thực hiện đã có chủ trƣơng cho lập lại, thay đổi quy mô hoặc phát sinh khối lƣợng.

Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng quy định đối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tƣ phải bảo đảm cân đối vốn đầu tƣ để thực hiện dự án không quá 2 năm; nhóm B không quá 4 năm, nhƣng trên thực tế một số dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm, nhóm B quá bốn năm, số lƣợng các dự án đầu

tƣ do các đơn vị đề xuất vẫn khá lớn, vƣợt khả năng cân đối vốn hàng năm.

Nhu cầu vốn đối ứng cho các dự án ODA do tỉnh quản lý, của các Bộ quản lý tỉnh rất lớn, chƣa đủ vốn cân đối trong kế hoạch đầu tƣ hàng năm của tỉnh.

Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ đến nay mới làm đƣợc các nguồn vốn ngân sách đầu tƣ tập trung, vốn ODF và các Chƣơng trình mục tiêu. Còn nguồn vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhà nƣớc chƣa phản ảnh trong kế hoạch. Việc tổ chức theo dõi các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng, nguồn tài trợ của nƣớc ngoài đầu tƣ cho các ngành ở địa phƣơng, vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của dân cƣ chƣa đầy đủ, kịp thời. Đầu tƣ tƣ phát triển của khu vực ngoài quốc doanh chƣa có định hƣớng và quản lý của

Nhà nƣớc mà thƣờng mang tính tự phát.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)