7. Bố cục luận văn
1.3.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Chủ nhiệm điều hành dự án là mô hình quản lý thực hiện dự án do một pháp nhân độc lập có đủ năng lực quản lý điều hành dự án thực hiện. Chủ nhiệm điều hành dự án đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức là:
- Tƣ vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng - Ban quản lý chuyên ngành
Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng:
Chủ đầu tƣ không có đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì thuê tổ chức tƣ vấn có đủ năng lực để quản lý thực hiện dự án, tổ chức tƣ vấn đó đƣợc gọi là tƣ vấn quản lý điều hành dự án. Tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án thực hiện các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tƣ.
Ban quản lý chuyên ngành:
Hình thức này áp dụng với các dự án đƣợc Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ có xây dựng chuyên ngành (Bao gồm Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Văn hóa-Thông tin...) và UBND cấp tỉnh giao cho các Sở có xây dựng chuyên ngành (tƣơng đƣơng với các Bộ có chuyên ngành nên trên) và UBND cấp huyện thực hiện. Ban quản lý chuyên ngành do các Bộ hoặc UBND tỉnh quyết định thành lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của mình.
Hình 1.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
(Nguồn: Từ Quang Phương, 2005- Giáo trình quản lý dự án đầu tư)
Ưu điểm: Theo hình thức này, chủ đầu tƣ thành lập đƣợc một bộ phận
chuyên trách, đại diện thực hiện việc quản lý dự án. Chủ nhiệm dự án có đầy đủ năng lực chuyên môn về quản lý dự án, có đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các công việc của dự án, Chủ đầu tƣ không trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các chủ đầu mà tất cả công việc đó đƣợc giao cho chủ nhiệm dự án đảm nhiệm.
Nhược điểm: Khó kiểm soát hết do đƣợc chủ đầu tƣ giao quá nhiều
quyền, dễ phát sinh tiêu cực lộng hành do không đƣợc giám sát chặt chẽ.