Điểm Phân phối điểm cho mỗi phần TL,

Một phần của tài liệu Biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thuộc nội dung học kỳ I Sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 31)

TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.

VỈ D Ụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành

cho TL thì điểm cho từng phàn làn lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếucó 12 câu

TNKQ thỉ mỗi câu trả lời đúng sẽ được — = 0,25 điểm.

CÁ C H 2 : Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự

kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ ừả lời đứng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:

+ XTN là điểm của phần TNKQ;

ỵ rp +Xtl là điểm của phần TL;

^TL= ^ > trong đo + là số tìiời gian dành cho việc trả lời phần TL.

Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B2 đến B5 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận.

Bước 6. Xem xét lai viêc biên so an đề kiểm tra

• • •

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn càn đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức càn đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?

(giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (N Ế U C Ó Đ I Ề U K I Ệ N, H I Ệ N N A Y Đ Ã C Ó M Ộ T S Ố P H Ầ N M Ề M H Ỗ T R Ợ C H O V I Ệ C N À Y, G I Á O V I Ê N C Ó T H Ể T H A M K H Ả O) .

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

2.3.2. Những yêu cầu của đề kiểm tra

* Những yêu cầu đối với việc KT ĐG trình độ nhận thức của HS.

- Đảm bảo tính khách quan: là sự phù hợp giữa kết quả KT-ĐG với trình độ năng lực nhận thức thực

tế của HS. Do đó đánh giá kết quả học tập của HS phải hết sức chính xác và khách quan và tạo điều kiện để mỗi HS bộc lộ khả năng và trình độ của minh.

- Đảm bảo tính toàn diện: Thể hiện ở việc nhận xét đánh giá của mỗi giáo viên phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động nhận thức của HS bao gồm: số lượng, chất lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư duy. Trong đó quan trọng nhất là chất lượng tri thức của HS đó là độ bền và chiều sâu của tri thức. Nó là cơ sở, là điều kiện để HS phát triển trí tuệ, năng lực hoạt động, là nguồn gốc của động cơ học tập và hình thành hứng thú học tập.

- Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: Phải kết hợp theo dõi thường xuyên với KTĐG định kì

và đánh giá tổng kết cuối năm học cuối khóa học mới đánh giá thực chất sự phát triển tri thứ, kĩ năng, kĩ xảo của HS.

- Đảm bảo tính công khai: Việc tiến hành KTĐG phải tiến hành công khai, kết quả cũng được công

bố công khai và kịp thời đến HS, đến tập thể lớp giúp HS nhận ra sự tiến bộ của minh, khuyến khích động viên HS học tập phát triển năng lực tự đánh giá của HS.

- Đảm bảo tính phát triển: KT-ĐG nhằm xác định thực trạng, chất lượng HS cho đến thời điểm hiện tại xong quá trình nhận thức luôn vận động và phát triên nên việc KT-ĐG cũng mang tính chất động. Do vậy trong

KTĐG cần tránh định kiến, bảo thủ, khuyến khích nhưng phải công khai trước lớp những ý tưởng mới của HS.

- Đảm bảo tính cá biệt hóa: Việc học tập mang tinh cá biệt, phát triển nhận thức cá nhân nên việc KT-ĐG phải đảm bảo tính cá biệt hóa.

*Những yêu cầu sư phạm của đề KT

Từ những yêu càu của việc KT thì đề KT cũng càn có những yêu càu sau: - Thứ nhất: Câu hỏi, bài tập phải rõ ràng chính xác tránh dẫn tới hiểu lầm ở HS.

- Thứ hai: Đảm bảo mục tiêu: Đối với mỗi bài học mỗi chương mỗi phần mỗi lớp đều có mục tiêu cụ thể. Vi vậy KT phải hướng tới mục tiêu cụ thể của từng bài, chương, phần, lớp.

- Thứ ba: Đảm bảo tính vừa sức: đề không quá dễ cũng không quá khó.

- Thứ tư: Đảm bảo tính phân hóa: Đe đánh giá chính xác trình độ của mỗi HS thì đề KT phải có sự phân hóa. Trong đề KT phải có các yêu cầu ở các mức độ khác nhau (biết, hiểu,vận dụng)

- Thứ năm: Đảm bảo thời gian: Đe KT phải chú ý đến thời gian làm bài của HS, tránh quá thừa hoặc thiếu thời gian làm bài.

Tóm l ạ i . Năm yêu cầu trên là yêu cầu tối thiểu khi ra một đề KT. Năm yêu

càu này liên kết chặt chẽ, liên quan đến nhau. Do vậy khi ra đề GV phối hợp hợp lý.

2.3.3. Ví du minh hoa

• •

* Biên soạn đề kiểm tra 15 phút của học kì I -Sinh học 11

Đẻ kiểm tra 15 phút (lần 1) hoc kì I SH11

Bước 1. Xác đỉnh muc tiêu của đề kiểm tra

• •

- Đánh giá mức độ đạt được kiến thức về phần ừao đổi nước ở thực vật; trao đổi khoáng và nito ở thực vật.

- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào ừong trồng trọt.

- Đề kiểm tra dùng cho lớp trung binh khá.

Bước 2. Xác đỉnh hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm ừa theo hình thức ừắc nghiệm khách quan

Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Ml

Một phần của tài liệu Biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thuộc nội dung học kỳ I Sinh học 11 chương trình chuẩn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w