Quy mô, cơ cấu dân số thành phố không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết đi, có người di cư đến và có người di cư đi, do đó khi phân tích sự thay đổi quy mô và cơ cấu dân số thành phố ta cần đề cập đến các thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư.
1.1.5.1 Những chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh sản
Nói đến sinh là nói đến việc tái sinh sản của dân số thành phố. Sinh sản là số trường hợp sinh ra sống xảy ra trong một dân số, nó bị ảnh hưởng bởi khả năng sinh sản (là khả năng sinh lý của một cặp vợ chồng có thể đẻ con) và cũng bởi tuổi kết hôn hay chung sống, các biện pháp sinh đẻ kế hoạch và sử dụng nó, sự phát triển kinh tế, địa vị của phụ nữ và cấu trúc tuổi và giới tính. Để phân tích mức độ sinh của dân số thành phố, trong luận án đã dùng một hệ thống thước đo:
a) Tỷ suất sinh thô (CBR) (‰)
CBR Β.1000
=
Ρ (1.10)
B – Số trẻ em sinh ra sống trong năm của một nước hay một lãnh thổ nhất định nào đó.
Ρ – Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó.
CBR cho biết trung bình cứ 1000 dân thì có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm. Nó cho thấy thay đổi tỷ suất sinh ngoài các yếu tố tự nhiên, còn chịu ảnh hưởng của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Nơi nào chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình vận dụng tốt, sẽ cho tỷ suất sinh thô giảm. Mặc dù nó chịu ảnh hưởng rất lớn của thành phần dân số theo giới, tuổi và những đặc tính khác, nhưng trong thực tế, nó vẫn là thước đo được dùng trong phân tích mức độ sinh không những vì nó dễ hiễu, dễ thu thập số liệu và cũng dễ tính toán (chỉ cần có số dân và tổng số sinh trong năm), ngoài ra, nó còn liên quan trực tiếp đến sự tăng dân.
b) Tỷ suất sinh chung (GFR) (‰)
15 49 GFR .1000 w − Β = (1.11) Trong đó:
B – Số trẻ em sinh ra sống trong năm.
w15 49− – Số phụ nữ trong tuổi sinh đẻ trung bình trong năm (tuổi sinh đẻ thường lấy trong khoảng 15-49 tuổi).
GFR cho biết số trẻû em sinh ra sống trong năm trên 1000 phụ nữ tuổi từ 15 đến 49 tuổi. Tỷ suất sinh chung thể hiện một sự tinh lọc của
tỷ suất sinh thô bởi vì nó liên hệ những trường hợp sinh gần hơn với nhóm tuổi và giới tính có khả năng sinh sản (tức là phụ nữ 15–49 tuổi, nam không sinh đã bị loại bỏ khỏi mẫu số của công thức). Tuy nhiên, nó vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tuổi khác nhau của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (mỗi nhóm tuổi sinh đẻ của phụ nữ có mức sinh khác nhau). Ngoài ra, để tính GFR đòi hỏi nhiều số liệu hơn tỷ suất sinh thô như phải biết cơ cấu dân số nữ từ 15 đến 49 tuổi, chứ không phải chỉ cần đến tổng số dân.
Một trong những vấn đề quan trọng cho công tác chuẩn bị số liệu ban đầu cho công tác dự báo dân số ở chương III là xác định xu hướng thay đổi mức độ và mô hình sinh theo thời gian. Chỉ tiêu được dùng để thể hiện mức sinh là tổng tỷ suất sinh (TFR) còn mô hình sinh được dùng là tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR).
c) Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFRx) (‰)
x X x ASFR .1000 W Β = (1.12) Trong đó:
Bx - Số trẻ em do phụ nữ tuổi x sinh ra sống trong năm.
x
W - Số phụ nữ tuổi x trung bình trong năm.
Tính ASRF theo từng độ tuổi thì quá chi tiết, khó thu thập số liệu cũng như thông tin dễ bị sai lệch do khai sai tuổi của các bà mẹ ở độ tuổi x. Vì vậy, trong phân tích thực trạng và dự báo, trong luận án đã sử dụng tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi.
d) Tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi x,x+n (‰) x,x n x,x n x,x n ASFR .1000 w + + + Β = (1.13) Trong đó:
Bx,x+n – Số trẻ em do các phụ nữ nhóm tuổi (x, x+n) sinh ra trong năm.
,
x x n
w + - Số phụ nữ ở nhóm tuổi (x, x+n) trung bình trong năm. ASFRx,x+n cho biết trung bình cứ 1000 phụ nữ ở nhóm tuổi x,x+n thì có bao nhiêu trẻ em được sinh ra sống trong năm. Trong thực tế, ASFRx,x+n thường được tính cho những phụ nữ ở mỗi nhóm 5 độ tuổi như 15-19, 20-24, ..., 45-49.
Mặc dù ASFR đo đúng mức sinh của phụ nữ của mỗi nhóm tuổi, nhưng nó không phải là đơn số, điều này làm cho việc so sánh thêm phức tạp. Ngoài ra, nó không thể hiện mức sinh toàn bộ.
e) Tổng tỷ suất sinh (TFR)
Đây là phương pháp ước tính tóm tắt mức sinh tổng thể. Nó cho biết số con trung bình sinh ra sống của một phụ nữ (hay 1000 phụ nữ) có thể sinh ra trong suốt cuộc đời sinh sản của mình và tuân theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (nhóm tuổi) ấn định trước vào một năm nhất định nào đó. 49 X x 15 ASFR TFR 1000 = = ∑ (1.14)
Thông thường tuổi sinh của phụ nữ được phân thành các nhóm 5 độ tuổi: 15-19, 20-24, 25-29, 30-34, 35-39, 40-44, 45-49, và ASFRi là tỷ suất sinh đặc trưng của nhóm tuổi i (i = 1å7) thì:
7 i i 1 5 ASFR TFR 1000 = = ∑ (1.15)
Trong hai chỉ tiêu (ASFR) và (TFR), thì mức sinh là quan trọng nhất, nó quyết định lượng tăng dân số trong tương lai. Mô hình sinh ít quan trọng hơn vì nó ít thay đổi theo thời gian và nếu không có điều kiện tính toán nó, để dự báo có thể sử dụng mô hình mẫu và thực tế cũng đã chứng minh điều này.
f) Tỷ suất tái sinh sản thô (GRR)
Tỷ suất tái sinh sản thô biểu thị số con gái trung bình mà một (hoặc 1000) phụ nữ sinh ra trong suốt cuộc đời sinh sản của mình khi đi qua các độ tuổi có khả năng sinh đẻ (15-49 tuổi) theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi hiện hành nào đó, nếu như tất cả họ đều sống đến hết thời kỳ có khả năng có con.
49 x x x 15 ASFR GRR .TFR 1000 = θ = ∑ = θ (1.16) Trong đó: x
θ- Xác suất (tỷ lệ) sinh con gái của phụ nữ ở nhóm tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi tính chung.
Như đã được trình bày, số liệu thường được phân tổ theo nhóm 5 độ tuổi, nên: 7 i i i 1 5 A S F R G R R 1 0 0 0 = θ = ∑ (1.17) i
θ - Xác suất (tỷ lệ) sinh con gái của phụ nữ nhóm tuổi i.
Thực ra, GRR cũng giống như TFR, khác nhau ở chổ TFR quan tâm đến tổng số con (cả trai lẫn gái) được sinh ra bởi 1 phụ nữ (hoặc 1000 phụ nữ), còn GRR chỉ tính đến số con gái.
g) Tỷ suất tái sinh sản thuần (NRR)
Tỷ suất tái sinh sản thuần biểu thị số con gái trung bình mà một (hoặc 1000) phụ nữ sẽ sinh ra trong suốt cuộc đời sinh sản của mình khi đi qua các độ tuổi có khả năng sinh sản (15–49 tuổi) theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi hiện hành nào đó và sống đến tuổi của bà mẹ sinh ra mình để có thể tham gia vào quá trình tái sinh sản dân số, tiếp tục sinh đẻ, tái tạo ra thế hệ dân số mới.
49 x x x x 15 ASFR L NRR 1000 = θ = ∑ (1.18)
7 i i i i 1 5 ASFR L NRR 1000 = θ = ∑ (1.19)
Lx - Tỷ suất sống sót của bảng sống (hệ số sống của những trẻ con gái từ khi sinh ra sống đến tuổi làm mẹ trong độ tuổi x).
Li – Tỷ suất sống sót của bảng sống (hệ số sống của những trẻ con gái từ khi sinh ra sống đến tuổi làm mẹ trong nhóm tuổi i; i = 1, 2, ..., 7).
Nếu NRR > 1, thì tái sinh sản dân số hướng đến dạng mở rộng, dân số có chiều hướng tăng. NRR < 1, tái sinh sản hướng đến dạng thu hẹp và NRR = 0, tái sinh sản giản đơn (dân số không tăng không giảm).
1.1.5.2 Những chỉ tiêu đánh giá mức độ chết
Trong phân tích thực trạng và dự báo dân số thành phố không thể không đề cập đến tử vong như là một thành phần của sự thay đổi của dân số. Cái chết đến với mọi thành viên của dân số, nhưng tỷ suất tử vong xảy ra lại liên quan đến nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, ..., và nó cũng có thể cho biết nhiều về mức sống, sinh hoạt, sự chăm sóc y tế của một dân số.
a) Tỷ suất chết thô (CDR) (‰)
Thước đo mức độ chết thường dùng nhất là tỷ suất chết thô hoặc số chết trong 1000 dân trong một thời kỳ nhất định (thường là năm).
D
CDR = .1000
D – Tổng số chết trong năm đã cho.
P – Dân số trung bình hay giữa năm của năm đã cho.
CDR dễ hiểu và dễ tính toán vì nó yêu cầu nguồn số liệu đơn giản (chỉ cần có thông tin về số người chết và số dân). Hạn chế của CDR là nó không tính đến cơ cấu tuổi, trong khi mức độ chết theo độ tuổi, giới tính, khác nhau là rất lớn. Vì vậy, ta cần tìm thước đo khác để phân tích các mức tử vong của dân số thành phố. Các tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cho ta một số đo mức chết ở mỗi độ tuổi.
b) Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx) hoặc nhóm tuổi (ASDRx,x+n) (‰)
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi hoặc nhóm tuổi được tính như số người chết ở một độ tuổi hoặc một nhóm tuổi riêng biệt trong 1000 dân số trung bình trong năm cũng ở cùng độ tuổi hoặc nhóm tuổi ấy.
X x X D ASDR .1000 P = (1.21) Hoặc nhóm tuổi (x;x+n): x,x n x,x n x,x n D ASDR .1000 p + + + = (1.22) Trong đó:
Dx; Dx,x+n - Số chết ở độ tuổi x hoặc nhóm tuổi (x,x+n). x x,x n
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi hoặc nhóm tuổi có ưu điểm là phản ánh mức độ chết cụ thể của từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu dân số theo tuổi, có thể so sánh mức chết trong cùng một độ tuổi hoặc nhóm tuổi của hai dân số khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế để tính được chỉ tiêu này đòi hỏi nhiều thông tin và thông tin phải chi tiết và nó cũng chưa phản ánh mức chết bao trùm toàn bộ dân số.
c) Tỷ suất chết của trẻ sơ sinh (trẻ em dưới một tuổi) (IMR) (‰)
Khi có dữ liệu đăng ký hoặc sữ dụng mô hình mẫu thì tỷ suất chết của trẻ sơ sinh được tính như tỷ số của số trẻ em dưới một tuổi đã chết trong năm so với số trẻ em sinh ra sống trong năm đó nhân với 1000. Nó cho biết trung bình cứ 1000 trẻ em sinh ra trong năm có bao nhiêu em chết đi. 0 0 D IMR .1000 B = (1.23)
Trong đó: D0 – Số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm. B0 – Số trẻ em sinh ra sống cùng năm.
Tính theo cách tính trên thì IMR chưa phải là một tỷ suất theo nghĩa chặt chẽ vì trong thực tế một số trường hợp chết dưới 1 tuổi có thể là ở những lần sinh diễn ra trong năm trước. Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu đề tài của luận án cũng đã đề cập đến IMR vì nhiều lý do, thứ nhất, IMR là một trong những chỉ báo nhạy cảm nhất về các tiện nghi của y tế và bảo vệ sức khỏe trong dân cư của thành phố, thứ hai,
nó đo mức độ chết trong bộ phận dân cư có mức độ chết cực cao, thứ ba, bất cứ sự giảm sút nào trong mức độ chết nói chung đều tác động tới IMR và thông qua nó có ảnh hưởng tới sự phân bố theo lứa tuổi của dân cư.
1.1.5.3 Bảng sống (hay còn gọi là bảng chết)
Để mô tả một cách hoàn thiện nhất mức độ chết của dân số cũng như dự báo dân số theo phương pháp thành phần (hay còn gọi là phương pháp chuyển tuổi), chúng ta cần xây dựng bảng sống. Nhờ nó ta có thể mô tả được trật tự chết của một tập hợp dân số trong suốt cuộc đời kể từ lúc sinh. Bảng sống là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của nhân khẩu học, là một sơ đồ thể hiện mức chết của một thế hệ (đoàn hệ) theo tuổi. Nói cách khác, bảng sống sẽ trả lời cho câu hỏi, giả sử có một tập hợp trẻ sơ sinh trong cùng một thời gian thì có bao nhiêu sẽ sống tới tuổi 1, tuổi 2,…, cho đến độ tuổi cuối cùng của cuộc đời với giả thiết rằng mô hình đã cho về các tỷ suất chết đặc trưng theo lứa tuổi được áp dụng cho tới thời gian họ được sống. Như vậy một bảng sống sẽ cho thấy số sống sót từ lúc sinh tới các lứa tuổi kế tiếp nhau, bao nhiêu đã chết đi, xác suất sống, xác suất chết và triển vọng sống trung bình của các độ tuổi và đặc biệt là triển vọng sống lúc sinh của tập hợp sinh ban đầu này. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu của dân số, vì nó phản ảnh mức chết chính xác hơn so với tỷ suất chết thô do nó độc lập với cấu trúc tuổi của dân số và nó không bị ảnh hưởng bởi những nhân tố ngoại sinh như việc chọn dân số chuẩn chẳng hạn.
Bảng sống phục vụ những mục đích bổ ích cả trong nhân khẩu học và thế giới bên ngoài. Như đã trình bày, nó là nguồn các ước lượng triển vọng sống lúc sinh. Thêm vào đó, nó cung cấp các tỷ suất sống sót cho mỗi độ tuổi hoặc nhóm tuổi mà các tỷ suất ấy sẽ được dùng để dự báo dân số – phần chính của đề tài nghiên cứu sinh, cho nên ở đây chúng ta cần hiểu một cách tổng quát bảng sống.
Bảng sống thường được thể hiện dưới hình thức bảng gồm bảy cột cơ bản. Các hàng khác nhau thể hiện các chức năng của bảng theo lứa tuổi.
* Độ tuổi x hoặc nhóm tuổi (x / x + n). Đây là các tuổi tính tròn từ 0 đến tuổi cao nhất được quan sát thực tế, người ta thường xây dựng các bảng sống theo các nhóm 5 độ tuổi. Điều này có thể là do các số liệu không đủ tin cậy để tính toán cho từng độ tuổi hoặc người ta muốn có một bảng chết ngắn gọn.
* Số sống đến tuổi x (l x) Đây là số đạt tới tuổi x từ tập hợp số sinh ban đầu (l0). l0 = 1 – tức là một thế hệ mới sinh được nghiên cứu. Tất cả số l x là các số tương đối (tức là con số có thể so sánh được với nhau). Tuy nhiên trong thực tế để dễ tính toán người ta qui tập hợp ban đầu về một số tròn 10.000 hay 100.000. l x giảm liên tục (l x > l x+1 > l x+2 >…) phản ảnh trật tự chết dần của dân số.
* Số chết dần trong độ tuổi x (dx) – Chỉ rõ bao nhiêu từ tập hợp sinh ra ban đầu chết trong độ tuổi x, theo toán học tức là số chết trong khoảng tuổi [ x ; x + 1) hay [ x ; x + n).
Theo dõi sự giảm dần của l x cuối cùng ta sẽ đến một độ tuổi mà không ai sống đến đó. Gọi x = w là độ tuổi mà không ai đạt đến tức là l
w = 0. Ta có: 1 0 w x x d − = = ∑ l 0 và w1 i i x d − = = ∑ l x (1.25)
* Xác suất chết ở độ tuổi x (qx). Nó thể hiện khả năng một người sống sót đến đúng tuổi x sẽ không sống thêm được một năm tuổi nữa.
qx = x x x x x x x d l l l l l l 1 1 1 + + = − − = (1.26)
* Xác suất sống đến (x+1) tuổi của những người đạt x tuổi (Px).
Nó biểu thị khả năng sống được đến cuối mỗi độ tuổi đã cho. Px = 1 - qx = x x l l +1 (1.27)
* Số sống trung bình trong độ tuổi x (Lx). Đây chính là giá trị