So sánh dự báo chuyển tuổi với dự báo của Tổng Cục Thống Kê (Dự

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 154)

CỤC THỐNG KÊ (DỰ ÁN VIE/97/P14)

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 cung cấp một nguồn số liệu cơ bản về dân số cho công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế và xã hội nói chung và cho công tác dự báo nói riêng. Chương trình dự báo dân số sử dụng kết quả Tổng điều tra năm 1999 của Tổng cục thống kê gồm hai bước, trong đó bước 2 chủ yếu dựa vào kết quả điều tra toàn bộ để lập dự báo cho các tỉnh/thành phố cho thời kỳ 1999- 2024. Phương pháp dự báo là phương pháp thành phần (chuyển tuổi). Việc tính toán được thực hiện sử dụng phần mềm PEOPLE 3.01 của ông Richard Leete (Overseas Development Administration, London, Economic Planning Unit, Kuala Lumpur, Malaysia). Dự báo được thực hiện theo hai phương án với hai giả thiết khác nhau về xu hướng thay đổi mức độ sinh trong tương lai. Giả thiết thứ nhất chính là phương án mức sinh giảm (phương án thấp) và giả thiết thứ hai là phương án mức sinh không đổi (phương án cao). Chúng ta có thể so sánh kết quả của hai phương án này với kết quả dự báo thành phần trong luận án:

147

Bảng 3.21 So sánh kết quả chuyển tuổi với kết quả dự báo dự án VIE/97/P14 (Tổng cục thống kê) (người)

2009 2014 2019 Nhóm tuổi Theo luận án Phương án mức sinh giảm (*) Phương án mức sinh không đổi (*) Theo luận án Phương án mức sinh giảm (*) Phương án mức sinh không đổi (*) Theo luận án Phương án mức sinh giảm (*) Phương án mức sinh không đổi (*) 0 –4 523.111 430.226 463.597 536.345 450.685 478.273 511.936 464.415 476.200 5 –9 450.328 420.472 441.066 572.786 444.401 477.837 585.920 464.867 492.568 10-14 431.488 399.817 399.819 495.419 436.523 457.118 617.379 460.470 493.913 15–19 472.210 496.714 496.715 481.454 469.339 469.336 545.079 506.068 526.645 20–24 660.900 601.372 601.372 538.525 607.794 607.795 547.685 580.730 580.731 25–29 858.818 657.314 657.314 721.075 648.645 648.645 599.811 655.412 655.413 30–34 707.184 632.944 632.944 891.589 678.641 678.641 755.248 670.475 670.475 35–39 654.848 596.350 596.350 730.044 644.348 644.348 912.410 690.198 690.198 40–44 548.699 522.161 522.161 665.320 602.234 602.234 739.512 650.232 650.232 45–49 473.363 452.032 452.032 553.530 522.882 522.882 667.974 602.390 602.390 50–54 385.502 370.231 370.231 471.404 447.592 447.592 549.385 517.668 517.668 55–59 248.658 232.930 232.930 378.412 362.939 362.939 460.923 438.738 438.738 60–64 138.709 134.886 134.886 240.717 225.472 225.472 363.165 350.661 350.661 65–69 115.532 116.081 116.081 131.252 127.529 127.529 224.053 212.613 212.613 70–74 87.874 95.357 95.357 100.240 104.298 104.298 113.668 115.172 115.172 75–79 68.229 74.764 74.764 68.073 78.224 78.224 77.647 86.222 86.222 80+ 71.533 63.718 63.718 89.083 81.662 81.662 98.112 93.249 93.249 Không xác định 1.776 2.927 4.847 Tổng công 6.898.762 6.297.369 6.351.337 7.668.195 6.933.208 7.014.825 8.374.754 7.559.580 7.653.088

Nguồn: (*) – Kết quả dự báo dân số cho cả nước, các vùng địa lý- kinh tế và 61

tỉnh/thành phố Việt Nam, 1999 – 2004- Tổng cục thống kê. Dự án VIE/97/P14, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2001.

148

So sánh kết quả dự báo dân thành phố Hồ Chí Minh với kết quả dự báo của tổng cục thống kê (theo phần mềm PEOPLE 3.01), ta thấy kết quả dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh của tổng cục thống kê theo cả 2 phương án mức sinh giảm và mức sinh không đổi đều nhỏ hơn kết quả dự báo trong luận án. Tuy nhiên, mức chênh lệch ở đây cũng không đáng kể, ví dụ, năm 2009, kết quả dự báo trong luận án dân số thành phố Hồ Chí Minh là 6.898.762 người, trong khi đó dự báo của Tổng cục thống kê theo phương án thấp là 6.297.369 người (chênh lệch khoảng 600 nghìn người), hay theo phương án cao là 6.351.337 người (chênh lệch khoảng 550 nghìn người). Kết quả thấp (theo dự báo của tổng cục thống kê) có thể giải thích là do dự báo này đưa ra các giả thiết về di cư trong nước và mô hình di cư theo tuổi-giới tính giữa các tỉnh theo kết quả tổng điều tra năm 1999 cho thời kỳ 1994-1999 sẽ tiếp tục cho các thời kỳ dự báo 5-năm trong suốt thời kỳ 1999 đến 2024. Như thế, theo phương án của tổng cục thống kê 5-năm dân số thành phố tăng cơ học là 410.553 người, trong khi đó, trong luận án lấy trung bình của 2 thời kỳ 1994-1999 và thời kỳ 2002–2006 với con số là 459.243 người.

3.5 SỬ DỤNG KẾT QUẢ DỰ BÁO VAØ PHÂN TÍCH

Kết quả dự báo theo các phương pháp đã trình bày, thì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Riêng phương pháp toán – thống kê, chúng ta đã đề nghị dùng hàm mũ hay hàm cấp số nhân, vì sai số của chúng nhỏ, dự báo dễ thực hiện. Tuy nhiên, ứng dụng kết quả dự báo dân số để dự báo một số lĩnh vực như:

149

dự báo số trẻ con đến trường, số trường lớp, số thầy cô cần trong tương lai, cũng như dự báo số lao động, v.v... chúng ta sử dụng kết quả của dự báo dân số theo phương pháp thành phần, vì phương pháp này có nhiều ưu điểm như đã trình bày ở phần một của luận án.

3.5.1 So sánh kết quả dự báo dân số và dự báo kinh tế

Dân số tăng dẫn đến nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống cũng tăng theo. Nếu nền kinh tế không tăng trưởng kịp để đáp ứng nhu cầu của người dân thì sẽ làm cho đời sống dân cư ngày càng nghèo khó. Vì thế, để hiểu rõ mức sống của người dân thành phố có tăng lên hay không ta tiến hành so sánh kết quả dự báo dân số và dự báo GDP.

Số liệu dự báo dân số, ta dựa vào kết quả dự báo dân số theo hàm mũ (vì kết quả này phù hợp với kế hoạch và mục tiêu mà thành phố đã phê duyệt đến năm 2020).

Dự báo phát triển GDP của thành phố ta dựa vào số liệu công bố của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh tính theo giá so sánh 1994: Năm 1995, tổng sản phẩm (GDP) trong nước trên địa bàn đạt 32.596 tỷ đồng, năm 2004 đạt 79.237 tỷ đồng. Trong vòng 10 năm (1995– 2004) tốc độ phát triển trung bình mỗi năm bằng 110,4%. Theo phương pháp dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình $ L

n L n

(y + =y .(t) ), với yn – GDP năm 2004; t - tốc độ phát triển trung bình hàng năm và L – tầm xa dự báo, ta có kết quả dự báo GDP trong bảng 3.22 dưới đây:

150

Bảng 3.22: Dự báo phát triển dân số và phát triển GDP

Năm (người) (*) Dân số

Dự báo GDP theo giá so sánh 1994

(tỷ đồng)

GDP bình quân đầu người theo giá so sánh (triệu đồng/người/năm) A 1 2 3 2005 6.225.108 87.478 14,05 2006 6.398.802 96.575 15,09 2007 6.577.343 106.619 16,21 2008 6.760.865 117.708 17,41 2009 6.949.508 129.949 18,70 2010 7.143.414 143.464 20,08 2011 7.342.731 158.384 21,57 2012 7.547.609 174.856 23,17 2013 7.758.204 193.041 24,88 2014 7.974.674 213.117 26,72 2015 8.197.185 235.282 28,70 2016 8.425.904 259.751 30,83 2017 8.661.005 286.765 33,11 2018 8.902.666 316.588 35,56 2019 9.151.070 349.514 38,19

151

Số liệu bảng 3.22 cho thấy, trong thời kỳ dự báo từ 2005 đến 2019, qui mô dân số tăng tỷ lệ thuận với tăng GDP. Tính chung cho thời kỳ, tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm gần 2,6% thì tốc độ tăng GDP khoảng 10,4%, tức là cao hơn tốc độ tăng dân số 4 lần. Với tỷ lệ này (1:4), thì mức sống của người dân thành phố vẫn đảm bảo như cũ không bị rơi vào tình trạng đói nghèo mà còn ngày càng được nâng cao.

3.5.2 Dự báo học sinh đến trường

Dự báo số lượng học sinh đến trường có vai trò quan trọng trong công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế – xã hội, nhất là những nước mà học vấn được coi là tài sản quốc gia. Số lượng học sinh, một trong những chỉ tiêu cơ bản của dự báo học sinh không thể thiếu được khi xây dựng kế hoạch về tài chính, nhân lực cũng như nhu cầu vật chất khác có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Có nhiều phương pháp dự báo số lượng học sinh đến trường. Việc sử dụng phương pháp này hoặc phương pháp khác phụ thuộc vào yêu cầu đặt ra cho dự báo và khả năng số liệu hiện có.

Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay, ngoài giáo dục mầm non, ta còn có giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tính từ 1 – 5 tuổi, lứa tuổi học sinh tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) là 6–10 tuổi, lứa tuổi trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) là 11– 14 tuổi và trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12) là 15–17 tuổi.

152

Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tính từ 1–5 tuổi: 4/5P0 – 4 + 1/5P5 – 9

• Năm 2009: 4/5(523.111) + 1/5(450.328) = 508.555 người (chiếm 7,37% số dân ) • Năm 2014: 4/5(536.345) + 1/5(572.786) = 543.633 người (chiếm 7,09% số dân) • Năm 2019: 4/5(511.936) + 1/5(585.920) = 526.733 người (chiếm 6,29% số dân)

Lứa tuổi tiểu học từ 6 – 10 tuổi: P6 – 10 = 4/5P5 – 9 +1/5P10 – 14

• Năm 2009: 4/5(450.328) + 1/5(431.488) = 446.560 người (chiếm 6,47% số dân) • Năm 2014: 4/5(572.786) + 1/5(495.419) = 557.313 người (chiếm 7,27% số dân) • Năm 2019: 4/5(585.920) + 1/5(617.379) = 592.212 người (chiếm 7,07% số dân)

Lứa tuổi trung học cơ sở: P11 – 14, tức là 4/5P10 - 14

• Năm 2009: 4/5(431.488) = 345.190 người (chiếm 5,00% số dân)

• Năm 2014: 4/5(495.419) = 396.335 người (chiếm 5,12% số dân)

• Năm 2019: 4/5(617.379) = 493.903 người (chiếm 5,90% số dân)

Lứa tuổi trung học phổ thông: 3/5P15 -17

• Năm 2009: 3/5(472.210) = 283.326 người (chiếm 4,11% số dân)

153

• Năm 2019: 3/5(545.079) = 327.047 người (chiếm 3,91% số dân)

Bảng 3.23: Kết quả dự báo số học sinh các cấp năm 2009–2019 (người) Các năm

Cấp học

2009 2014 2019

1. Nhà trẻ & mẫu giáo 508.555 543.633 526.733

2. Tiểu học 446.560 557.313 592.212

3. Trung học cơ sở 345.190 396.335 493.903

4. Trung học phổ thông 283.326 288.872 327.047

Nhìn tới phía trước đến năm 2009, 2014 và 2019, ta có thể thấy như sau: Ở cấp mẫu giáo và nhà trẻ (1 – 5 tuổi), số lượng trẻ đến tuổi đi học cấp này sẽ tăng trong giai đoạn 2009 đến 2014, sau đó sẽ giảm hẳn về số lượng từ 543.633 người vào năm 2014 xuống 526.733 người vào năm 2019.

Cấp tiểu học, hiện nay có thể nói thành phố đã đạt mức phổ cập dù vẫn còn hiện tượng bỏ học. Số lượng dân số trong nhóm tuổi đi học cấp này có xu hướng tăng từ 446.560 vào năm 2009 lên 592.212 vào năm 2019.

Cũng như cấp tiểu học, dân số đến tuổi trung học (11 đến 17 tuổi) sẽ tăng mạnh, khoảng 192.434 người, từ 628.516 vào năm 2009

154

lên 820.950 vào năm 2019. Tăng số dân trong các nhóm tuổi này chủ yếu là do tăng số sinh của những năm trước đó mặc dù tỷ suất sinh có giảm tương đối.

Theo "Chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Hồ Chí Minh 1999 - 2004" tháng 10 năm 2005 của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp: năm 2004, tỷ lệ đi học ròng (net) của học sinh tiểu học (6-10 tuổi) là 96,55%, tỷ lệ đi học ròng của học sinh trung học cơ sở (11-14 tuổi) là 82,88% và tỷ lệ đi học ròng của học sinh trung học phổ thông (15-17 tuổi) là 52,42%. Các số liệu này, kết hợp với kết quả tìm được trong bảng 3.23, ta có thể xác định số trường lớp cần thiết cho số học sinh trong các năm và số giáo viên cần phải có để đáp ứng yêu cầu cho các trường lớp đó.

Đối với giáo dục mẫu giáo và nhà trẻ: Thực tế chứng minh gần 100% (có thể thấp hơn, nhưng không đáng kể) số trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và nhà trẻ đều được gia đình cho đi học, và mỗi lớp cỡ 40 trẻ thì số lớp và giáo viên cho lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo:

Năm 2009: 508.555 12.714 40 = lớp Năm 2014: 543.633 13.591 40 = lớp Năm 2019: 526.733 13.168 40 = lớp

Và mỗi lớp cần 2 giáo viên (không tính cán bộ quản lý), thì số giáo viên cần có:

155

Năm 2009: 12.714 x 2 = 25.428 người Năm 2014: 13.591 x 2 = 27.182 người Năm 2019: 13.168 x 2 = 25412 người.

Đối với giáo dục tiểu học: Dưạ vào mục tiêu của Nhà nước về công tác giáo dục và những thay đổi về kinh tế, xã hội, dân số có thể xảy ra trong tương lai, một trong những thay đổi chủ yếu có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ học sinh đến trường là chủ trương của Chính phủ về việc phổ cập giáo dục tiểu học cho các em trong độ tuổi sẽ làm cho tỷ lệ học sinh ở cấp học này tăng lên. Nếu từ năm 2009 – 2019 tỷ lệ học sinh đi học theo báo cáo trên là 96,55% và mỗi lớp có 40 học sinh, một cô phụ trách chuyên môn và một cô bảo mẫu thì số lớp sẽ là:

Năm 2009: 446.560 0, 9655 10.779 40x = lớp Năm 2014: 557.313 0, 9655 13.452 40x = lớp Năm 2019: 592.212 0, 9655 14.295 40x = lớp

Số giáo viên tiểu học cần có:

Năm 2009: 10.779 x 2 = 21.558 người Năm 2014: 13.452 x 2 = 26.904 người Năm 2019: 14.295 x 2 = 28.590 người

156

Đối với giáo dục trung học cơ sở: Nếu tỷ lệ học sinh đi học theo báo cáo trên là 82,88% và mỗi lớp có 40 học sinh, thì số lớp học dự kiến: Năm 2009: 345.190 0,8288 7.152 40x = lớp Năm 2014: 396.335 0,8288 8.212 40x = lớp Năm 2019: 493.903 0,8288 10.234 40x = lớp

Trong thực tế, mỗi lớp học 11 môn học, do số tiết ít nhiều khác nhau, trung bình khoảng 9 môn, số tiết chuẩn/1 giáo viên là 19 tiết/tuần, trung bình lớp học 30 tiết/tuần, giả sử năm học 40 tuần, mỗi giáo viên phụ trách giảng dạy 6 lớp, thì số giáo viên cần là:

Năm 2009: 7.152 9 10.728 6 x = người Năm 2014: 8.212 9 12.318 6 x = người Năm 2019: 10.234 9 15.351 6 x = người

Đối với giáo dục trung học phổ thông: Thực tế những năm qua cho thấy chi phí cho việc học tập của con các tăng lên và cấp học càng cao, chi phí càng lớn. Điều nầy dẫn đến hiện tượng là có nhiều học sinh cấp 3 không đi học hoặc bỏ học, hoặc chuyển sang hệ đào tạo trung cấp hoặc đào tạo nghề, nhất là ở các vùng nông thôn và ngoại thành. Xu hướng là trẻ em chỉ cố học xong trung học cơ sở (hết lớp 9) rồi đi

157

làm giúp đỡ gia đình. Theo "Chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Hồ Chí Minh 1999-2004, tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông là 52,42% thì số lớp học phổ thông trung học:

Năm 2009: 283.326 0,5242 3.713 40x = lớp Năm 2014: 288.872 0,5242 3.786 40x = lớp Năm 2019: 327.047 0,5242 4.286 40x = lớp

Trong thực tế, mỗi lớp học 11 môn học, do số tiết ít nhiều khác nhau, trung bình khoảng 9 môn, số tiết chuẩn/1 giáo viên là 17 tiết/tuần, trung bình lớp học 30 tiết/tuần, giả sử năm học 40 tuần, mỗi giáo viên phụ trách giảng dạy 5 lớp, thì số giáo viên cần là:

Năm 2009: 3.713 9 6.683 5 x = người Năm 2014: 3.786 9 6.815 5 x = người Năm 2019: 4.286 9 7.715 5 x = người.

158

Bảng 3.24: Kết quả dự báo số lớp học và giáo viên các cấp

2009 2014 2019 Số lớp Số giáo viên Số lớp Số giáo viên Số lớp Số giáo viên

Nhà trẻ & mẫu giáo 12.714 25.428 13.591 27.182 13.168 26.336

Tiểu học 10.779 21.558 13.452 26.904 14.295 28.590

THCS 7.152 10.728 8.212 12.318 10.234 15.351

THPT 3.713 6.683 3.786 6.815 4.286 7.715

Số liệu dự báo trong bảng 3.24 cho phép ta quy hoạch số lớp học cần thiết để phục vụ học sinh các cấp trong các năm sắp đến, cũng như số giáo viên cần phải đào tạo bổ sung để đáp ứng yêu cầu cho các lớp học trong các năm đó.

Nhìn chung, từ cấp tiểu học đến trung học trong những năm tới số giáo viên, cơ sở giáo dục cần tăng về số lượng để có thể đạt mức phổ cập, đặc biệt phổ cập cho đến hết cấp trung học phổ thông là điều cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

159

3.5.3 Dự báo số phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ

Số phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi) trong các năm dự báo được xác định bằng công thức sau đây:

45 49 f f 15 49 i i 15 19 W W − − = − = ∑ Năm 2009: f 15 49 W − = 235.477 + 353.895 + 462.587 + 366.294 +324.427 + 273.515 + 240.704 = 2.256.899 người Năm 2014: f 15 49 W − = 238.116 + 273.077 + 384.709 + 478.363 + 377.432 + 330.389 + 276.332 = 2.358.418 người Năm 2019: f 15 49 W − = 268.764 + 275.700 + 304.491 + 401.127 + 488.467 +382.752 + 332.280 = 2.453.581 người

160

Bảng 3.25: Kết quả dự báo số phụ nữ nhóm tuổi sinh đẻ

Năm 2009 2014 2019

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)