Dự báo dân số thành phố HồChí Minh đến năm 2019 theo phương

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 132)

phương pháp thành phần (phương pháp chuyển tuổi)

Một trong những phương pháp dân số học được sử dụng rộng rãi nhất trong việc dự báo dân số là phương pháp thành phần (hay còn gọi là phương pháp chuyển tuổi).

Để thực hiện dự báo dân số theo phương pháp thành phần, đòi hỏi phải có 3 loại số liệu cơ bản là cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi tại thời điểm xuất phát, bảng sống của nam và nữ, tỷ lệ sinh đặc trưng theo nhóm tuổi của phụ nữ. Chúng ta sẽ xem xét từng nguồn số liệu sẽ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này.

Số liệu dân số thành phố Hồ Chí Minh theo giới tính và nhóm tuổi được dùng làm dân số gốc cho dự báo là số liệu của điều tra dân số giữa kỳ 1–10–2004, và số liệu này đã được đánh giá theo phương pháp Myer (đã được trình bày ở phần trước) là không có hiện tượng tập trung ở một độ tuổi ưa thích nào, vì vậy nó được sử dụng trực tiếp cho việc dự báo mà không cần phải điều chỉnh.

Bảng sống được dùng trong dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh: Bảng sống thường được xây dựng cho thời kỳ trước hoặc sau các cuộc tổng điều tra dân số. Ở nước ta, sau cuộc tổng điều tra dân số 1–10–1979 đã tiến hành xây dựng bảng sống đầy đủ cho cả nước chi tiết theo từng độ tuổi. Do hạn chế vềø chất lượng, các bảng sống đó không được phổ biến rộng rãi. Sau cuộc tổng điều tra dân số 1–4–1989, tổng cục thống kê đã xây dựng bảng sống rút gọn (theo nhóm tuổi) cho cả nước tính chung, bảng sống cho khu vực thành thị, nông thôn và bảng

125

sống theo 7 vùng điạ lý và 40 tỉnh, thành phố của cả nước trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.

Để lập bảng sống thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, Tổng cục thống kê đã sử dụng bộ phần mềm MortPak-Lite do Liên Hợp Quốc đưa ra. Trong bộ phần mềm này, có một số chương trình lập bảng sống dựa vào số liệu về số chết trong hộ, trong đó có hai chương trình thích hợp nhất: (1) chương trình LIFTB cho phép lập bảng sống từ tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi và, (2) chương trình MATCH lập bảng sống chỉ dựa vào tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi. Trong báo cáo phân tích chi tiết kết quả điều tra mẫu của cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 đã cho thấy mô hình chết theo tuổi của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là gắn với họ Bắc hơn so với 3 họ còn lại (Tây, Đông, Nam). Theo chương trình MATCH và mô hình tử vong họ Bắc, bảng sống riêng cho nam và nữ thành phố Hồ Chí Minh đã được xây dựng. Từ bảng 2.16, cho thấy, theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, tuổi thọ bình quân lúc sinh của nam thành phố là 68 và nữ là 71 phù hợp với bảng sống của thành phố xây dựng năm 1989 (xem bảng 3.9), cho nên để dự báo dân số của thành phố Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu đã sử dụng bảng sống này.

Khi dự báo dân số theo phương pháp thành phần (chuyển tuổi) chúng ta cần tính đến khả năng thay đổi chế độ tái sản xuất dân số (mức độ sinh, mức độ chết) trong tương lai. Vì vậy, cũng cần phải dự báo dân số theo một số phương án. Ví dụ, phương án 1 có thể cho rằng trong tương lai, chế độ tái sản xuất dân số không thay đổi. Kết quả của

126

phương án này có thể không chính xác, nhưng nó sẽ là cơ sở để chỉnh lý kết quả cuối cùng cho chính xác hơn. Phương án 2: chỉ thay đổi mức độ sinh, còn mức độ chết vẫn giữ nguyên. Trong trường hợp này, ta cần dự kiến tỷ suất sinh theo độ tuổi cho từng thời kỳ sao cho phù hợp. Phương án này chỉ sử dụng khi mức độ chết khá thấp. Phương án 3: cả mức độ sinh và mức độ chết đều thay đổi. Trong trường hợp này, ta cần dự kiến thêm sự thay đổi hệ số sống theo độ tuổi (nhóm tuổi) trong tương lai.

Bảng sống trình bày ở bảng 3.9 cho biết rõ mức độ cũng như mô hình tử vong của dân số thành phố rất thấp. Thực tế, số liệu về tỷ suất chết của dân số thành phố do Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh công bố hàng năm (xem bảng 2.15) cho biết rằng mức độ chết đã giảm nhiều trong nhiều thập kỉ qua và những năm gần đây ổn định ở mức thấp khoảng 4‰, với mức độ chết thấp như hiện nay, thì có thay đổi mức độ chết sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến tốc độ tăng dân số. Mặc khác, hệ số sống của số từ 50 tuổi trở xuống lại rất cao mà dân số ở nhóm tuổi này lại chiếm phần lớn, nên việc tăng thêm số dân ở nhóm tuổi già sẽ ảnh hưởng cũng không đáng kể đến mức tăng chung của dân số thành phố. Cho nên khi tiến hành dự báo, giả thiết về mức độ tử vong không thay đổi như số liệu đã được công bố, thì mức giảm tử vong trong tương lai sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả dự báo.

Giả thiết về mức sinh, ở đây cần xác định xu hướng thay đổi mức sinh và mô hình sinh trong quá khứ để dự kiến cho chúng trong tương lai. Chỉ tiêu thường dùng nhất là tổng tỷ suất sinh (TFR) và mô hình

127

sinh thường dùng là tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi hoặc nhóm tuổi (ASFRx). Bảng 2.13 cho thấy mức sinh của dân số thành phố đã giảm đáng kể, từ 2,30 con đối với 1 phụ nữ năm 1989 xuống còn 1,41 con năm 1999, thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Do đó, khi thực hiện dự báo dân số cho thành phố, mức sinh này, về mặc lý thuyết sẽ được dự báo duy trì ở mức dưới ngưỡng thay thế như hiện nay cho đến cuối thời kỳ dự báo, nếu có giảm, thì giảm cũng không đáng kể và không thể thấp hơn nhiều nữa, do đó nó cũng sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả dự báo.

Để có các tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi của mỗi thời kỳ dự báo, ở đây chúng ta sử dụng dạng tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi của thành phố (xem bảng 2.13) theo tổng điều tra dân số năm 1999. Thực tế, tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi cũng sẽ thay đổi khi mức sinh giảm. Bảng 2.13, cho thấy, ở các nhóm tuổi cao giảm nhanh hơn ở các nhóm tuổi trẻ. Do mức sinh giảm dưới ngưỡng thay thế, cho nên kết quả tính toán trong dự báo không thay đổi nhiều khi thay đổi dạng tỷ suất sinh đặc trưng, nên ta cũng không cần phải thay đổi chúng.

Đối với dự báo biến động cơ học, trong điều kiện hiện nay việc dự báo biến động cơ học là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Các số liệu thống kê còn tản mạn và chưa đầy đủ. Mặc khác, các số liệu thống kê thường niên được công bố chính thức không đủ chi tiết để đáp ứng yêu cầu phân tích. Từ năm 1990 trở lại đây, một trong những nguồn thông tin quan trọng bổ sung cho các số liệu được công bố chính

128

thức hiện nay là số liệu do Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh thu được qua các cuộc điều tra nghiên cứu chi tiết về người nhập cư.

Cuộc điều tra nhân khẩu 1994 – 1995 của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh và cuộc điều tra về người nhập cư của Viện kinh tế thành phố năm 1994 đã cho kết quả có tính thống nhất rất cao. Cả 2 cuộc điều tra cho thấy số lượng người nhập cư vào thành phố từ năm 1976 đến nay liên tục gia tăng (xem bảng 2.20). Đi đôi với công cuộc đổi mới sâu rộng khắp cả nước, các luồng di dân cũng có những sự thay đổi căn bản vế tính chất. Trong thời kỳ 1976 – 1980, gần 40% tổng số người nhập cư vào thành phố xuất phát từ các tỉnh phía Bắc. Phần lớn họ là các cán bộ do Nhà nước điều động và các cán bộ tập kết trở về cùng với thân nhân và gia đình họ. Đó là luồng di cư có tổ chức. Từ đầu thập kỷ những năm 80 trở đi, số người nhập cư từ các tỉnh phía Bắc đã giảm đi hơn một nửa và cho đến nay họ luôn chiếm khoảng trên 12% (Số liệu Tổng ĐTDS 1–4–1999) tổng số người nhập cư vào thành phố. Đồng thời số cán bộ di chuyển do điều động công tác ngày càng ít đi. Trong khi đó, số người di cư tự phát vì các lý do kinh tế ngày càng tăng, với ưu thế thuộc về các luồng di chuyển từ các tỉnh lân cận thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng này có thể giải thích do 2 nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất, thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận với sự phát triển kinh tế khá nhanh trong những năm gần đây đã trở thành một trong những trung tâm thu hút người nhập cư từ các tỉnh phía Bắc và đang dần dần tạo ra thế cân bằng với thành phố Hồ Chí Minh về sức hút trong hệ thống đô thị cả nước. Thứ hai, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vựa lúa phía Nam, với gần 80% dân

129

số sống bằng nghề nông lâm ngư nghiệp. Sự gia tăng sản lượng và năng suất lao động nông nghiệp trong những năm qua ở các tỉnh Nam bộ đã và đang giải phóng một số lượng lớn lao động nông nghiệp. Trong khi cơ cấu kinh tế của các tỉnh lại chưa thực sự chuyển đổi kịp theo hướng công nghiệp hóa. Điều đó tất yếu sẽ xô đẩy ngày càng nhiều lao động nông nghiệp lên thành phố tìm kiếm việc làm, dù tạm thời hay lâu dài. Mặc khác, tuy là thành phố hiện nay vẫn có chủ trương ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân thành phố và hạn chế người nhập cư từ các tỉnh, song vấn đề nhập cư không chỉ đơn thuần là chịu ảnh hưởng của các chính sách mà còn phụ thuộc nhiều vào các tín hiệu của thị trường lao động tại thành phố cũng như sự chênh lệch về mức sống giữa thành phố và các tỉnh. Do đó, có thể nói là tuy số người thất nghiệp ở thành phố vẫn tiếp tục gia tăng, nhưng cơ hội tìm kiếm việc làm tại thành phố đối với lao động ở các tỉnh khác vẫn tốt hơn nhiều so với ở các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, từ những năm đầu của thế kỷ 21 này những tỉnh lân cận thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ v.v.. từ nhiều nguồn vốn được kêu gọi đầu tư đã hình thành nhiều khu công nghiệp đã và đang thu hút nhiều lao động tại điạ phương, việc này sẽ hạn chế được nguồn nhập cư vào thành phố, đặc biệt là làm giảm đi sự di chuyển dân cư từ đồng bằng sông Cửu Long đến thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, với xu hướng và bối cảnh phát triển chung của thành phố, các luồng di chuyển vào thành phố dù muốn hay không vẫn sẽ còn tiếp tục gia tăng tuyệt đối, nhưng xu hướng sẽ

130

giảm dần (xem bảng 2.19). Trên cơ sở luận chứng đó, chúng tôi lựa chọn phương án dự báo biến động cơ học.

Thời kỳ dự báo 2009 – 2019, tỷ lệ nhập cư vào thành phố không thể tăng tuyến tính mà đến một lúc nào đó sẽ bị bão hòa bởi các điều kiện hấp dẫn nhập cư dần dần sẽ giảm đi cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố xung quanh, và sau năm 2010, có thể chấm dứt tình trạng di dân tự do theo lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị sơ kết thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng di dân tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác được tổ chức ngày 16–9–2004 tại Hà Nội.

Thành phố sẽ thành công trong việc hạn chế người nhập cư và tỷ lệ nhập cư vào thành phố sẽ ở mức dưới 15,0‰; phân bố tuổi, giới tính của số người di cư theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 sẽ là mô hình di cư cho dự báo.

Từ những điều đã được phân tích ở trên, cũng như những dự báo về sinh, chết, di dân trong thời kỳ dự báo (2009 -2019), chúng ta sẽ dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh theo phương án 1:

Thứ nhất, mức độ sinh của dân số thành phố sẽ không thể giảm hơn nữa, vì tỷ suất sinh tổng cộng của dân số thành phố rất thấp là 1,41 con/phụ nữ, đã ở dưới ngưỡng thay thế (2,1 con/phụ nữ).

Thứ hai, tỷ suất chết của dân số thành phố những năm gần đây đã ổn định ở mức thấp (4‰).

131

Thứ ba, biến động cơ học từ năm 2010 trở đi sẽ bão hòa như đã được phân tích. Dự báo số tăng cơ học như sau: Trong thời kỳ 5 năm (1994–1999), theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1–4–1999 có tổng di dân (gồm cả số chuyển cư đến và số chuyển cư đi) của thành phố là 567.301 người, trong đó nam có 272.926 người, chiếm 48,1% và nữ có 294.375 người, chiếm 51,9%. Cơ cấu tổng di dân sẽ được dùng làm cơ cấu trung bình theo giới để dự báo số tăng cơ học cho các thời kỳ dự báo. Số tăng cơ học trong thời kỳ này (1994 – 1999) là 410.553 người (theo tổng hợp của Tổng cục thống kê – Census Monograph on internal migration and urbanization in Viet nam, trang 40 – NXB thống kê – Hà Nội, 2001). Theo số liệu thống kê của Cục thống kê của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ 5 năm từ 2002 – 2006, số tăng cơ học là 507.933 người (bảng 2.19). Số tăng cơ học của các thời kỳ dự báo 5 năm (2004– 2009; 2009–2014 và thời kỳ 2014–2019) sẽ ổn định như phân tích và lấy số trung bình cộng của hai thời kỳ này và bằng 459.243 người. Cơ cấu tuổi của số tăng cơ học được lấy cơ cấu tuổi của số nhập cư vì tăng cơ học chủ yếu do tăng số nhập cư (bảng3.11).

132

Bảng 3.8: Dân số TP.Hồ Chí Minh theo nhóm tuổi và giới tính theo điều tra dân số giữa kỳ 1–10–2004 (người)

Trong đó Nhóm tuổi Tổng số Nam nữ Tổng số 6108410 2934114 3174296 0 - 4 399724 209535 190189 5 – 9 386134 200685 185449 10 – 14 422195 216575 205620 15 – 19 595490 278721 316769 20 – 24 799970 367615 432355 25 – 29 672551 322965 349586 30 – 34 631182 318386 312796 35 - 39 536540 269684 266856 40 – 44 466990 229693 237297 45 - 49 385032 180901 204131 50 – 54 250568 114412 136156 55 – 59 140557 59842 80715 60 – 64 121398 48795 72603 65 – 69 101117 40029 61088 70 – 74 88144 36015 52129 75 – 79 57267 22911 34356 80+ 53551 17350 36201

Nguồn: Điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 thành phố Hồ Chí Minh (Không tính nhóm không xác định)[6].

133

Bảng 3.9: Bảng sống của nam và nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 1989

NAM NỮ Tuổi M(x,n) q(x,n) L(x,n) e(x,n) M(x,n) q(x,n) L(x,n) e(x,n) 0 0,03312 0,03220 97215 68,913 0,02619 0,02560 97765 72,488 1-4 0,00243 0,00966 384836 70,201 0,00199 0,00792 387816 73,389 5-9 0,00112 0,00559 477889 66,871 0,00071 0,00355 482483 69,963 10-14 0,00082 0,00407 575581 62,232 0,00061 0,00303 480896 65,203 15-19 0,00164 0,00819 472842 57,476 0,00096 0,00478 479095 60,394 20-24 0,00242 0,01202 467985 52,928 0,00137 0,00683 476305 55,671 25-29 0,00246 0,01224 462235 48,541 0,00158 0,00788 472770 51,036 30-34 0,00267 0,01325 456368 44,112 0,00173 0,00863 468872 46,421 35-39 0,00296 0,01472 450031 39,670 0,00203 0,01008 464547 41,803 40-44 0,00369 0,01827 442696 35,224 0,00291 0,01446 458916 37,202 45-49 0,00493 0,02435 433427 30,831 0,00371 0,01840 451447 32,710 50-54 0,00776 0,03809 420095 26,535 0,00570 0,02812 441109 28,273 55-59 0,01054 0,05142 401494 22,481 0,00778 0,03821 426661 24,015 60-64 0,01683 0,08095 375536 18,557 0,01261 0,06127 406005 19,864 65-69 0,02685 0,12626 337341 14,957 0,02133 0,10159 373747 15,985 70-74 0,04293 0,19471 284291 11,737 0,03648 0,16796 324554 12,490 75-79 0,07076 0,30162 215169 8,943 0,06213 0,27023 255082 9,477 80+ 0,14921 …. 236280 6,702 0,14233 …. 300689 7,026

Nguồn: Ưùơc lượng mức độ sinh và chết cho các tỉnh và nhóm dân tộc VN, 1989 NXB THỐNG KÊ – 1994[42].

134

Bảng 3.10: Số liệu ban đầu dành cho dự báo

Dân số gốc* Hệ số sống ** Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ Tỷ suất sinh đặc trưng *** 0-4 209535 190189 0,99137 0,99362 5-9 200685 185449 0,99517 0,99671 10-14 216575 205620 0,99424 0,99625 15-19 278721 316769 0,98973 0,99418 0,0147 20-24 367615 432355 0,98771 0,99258 0,0726 25-29 322965 349586 0,98731 0,99175 0,0855

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 132)