Dự báo học sinh đến trường

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 159)

Dự báo số lượng học sinh đến trường có vai trò quan trọng trong công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế – xã hội, nhất là những nước mà học vấn được coi là tài sản quốc gia. Số lượng học sinh, một trong những chỉ tiêu cơ bản của dự báo học sinh không thể thiếu được khi xây dựng kế hoạch về tài chính, nhân lực cũng như nhu cầu vật chất khác có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Có nhiều phương pháp dự báo số lượng học sinh đến trường. Việc sử dụng phương pháp này hoặc phương pháp khác phụ thuộc vào yêu cầu đặt ra cho dự báo và khả năng số liệu hiện có.

Hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay, ngoài giáo dục mầm non, ta còn có giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tính từ 1 – 5 tuổi, lứa tuổi học sinh tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) là 6–10 tuổi, lứa tuổi trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) là 11– 14 tuổi và trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12) là 15–17 tuổi.

152

Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo tính từ 1–5 tuổi: 4/5P0 – 4 + 1/5P5 – 9

• Năm 2009: 4/5(523.111) + 1/5(450.328) = 508.555 người (chiếm 7,37% số dân ) • Năm 2014: 4/5(536.345) + 1/5(572.786) = 543.633 người (chiếm 7,09% số dân) • Năm 2019: 4/5(511.936) + 1/5(585.920) = 526.733 người (chiếm 6,29% số dân)

Lứa tuổi tiểu học từ 6 – 10 tuổi: P6 – 10 = 4/5P5 – 9 +1/5P10 – 14

• Năm 2009: 4/5(450.328) + 1/5(431.488) = 446.560 người (chiếm 6,47% số dân) • Năm 2014: 4/5(572.786) + 1/5(495.419) = 557.313 người (chiếm 7,27% số dân) • Năm 2019: 4/5(585.920) + 1/5(617.379) = 592.212 người (chiếm 7,07% số dân)

Lứa tuổi trung học cơ sở: P11 – 14, tức là 4/5P10 - 14

• Năm 2009: 4/5(431.488) = 345.190 người (chiếm 5,00% số dân)

• Năm 2014: 4/5(495.419) = 396.335 người (chiếm 5,12% số dân)

• Năm 2019: 4/5(617.379) = 493.903 người (chiếm 5,90% số dân)

Lứa tuổi trung học phổ thông: 3/5P15 -17

• Năm 2009: 3/5(472.210) = 283.326 người (chiếm 4,11% số dân)

153

• Năm 2019: 3/5(545.079) = 327.047 người (chiếm 3,91% số dân)

Bảng 3.23: Kết quả dự báo số học sinh các cấp năm 2009–2019 (người) Các năm

Cấp học

2009 2014 2019

1. Nhà trẻ & mẫu giáo 508.555 543.633 526.733

2. Tiểu học 446.560 557.313 592.212

3. Trung học cơ sở 345.190 396.335 493.903

4. Trung học phổ thông 283.326 288.872 327.047

Nhìn tới phía trước đến năm 2009, 2014 và 2019, ta có thể thấy như sau: Ở cấp mẫu giáo và nhà trẻ (1 – 5 tuổi), số lượng trẻ đến tuổi đi học cấp này sẽ tăng trong giai đoạn 2009 đến 2014, sau đó sẽ giảm hẳn về số lượng từ 543.633 người vào năm 2014 xuống 526.733 người vào năm 2019.

Cấp tiểu học, hiện nay có thể nói thành phố đã đạt mức phổ cập dù vẫn còn hiện tượng bỏ học. Số lượng dân số trong nhóm tuổi đi học cấp này có xu hướng tăng từ 446.560 vào năm 2009 lên 592.212 vào năm 2019.

Cũng như cấp tiểu học, dân số đến tuổi trung học (11 đến 17 tuổi) sẽ tăng mạnh, khoảng 192.434 người, từ 628.516 vào năm 2009

154

lên 820.950 vào năm 2019. Tăng số dân trong các nhóm tuổi này chủ yếu là do tăng số sinh của những năm trước đó mặc dù tỷ suất sinh có giảm tương đối.

Theo "Chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Hồ Chí Minh 1999 - 2004" tháng 10 năm 2005 của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp: năm 2004, tỷ lệ đi học ròng (net) của học sinh tiểu học (6-10 tuổi) là 96,55%, tỷ lệ đi học ròng của học sinh trung học cơ sở (11-14 tuổi) là 82,88% và tỷ lệ đi học ròng của học sinh trung học phổ thông (15-17 tuổi) là 52,42%. Các số liệu này, kết hợp với kết quả tìm được trong bảng 3.23, ta có thể xác định số trường lớp cần thiết cho số học sinh trong các năm và số giáo viên cần phải có để đáp ứng yêu cầu cho các trường lớp đó.

Đối với giáo dục mẫu giáo và nhà trẻ: Thực tế chứng minh gần 100% (có thể thấp hơn, nhưng không đáng kể) số trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và nhà trẻ đều được gia đình cho đi học, và mỗi lớp cỡ 40 trẻ thì số lớp và giáo viên cho lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo:

Năm 2009: 508.555 12.714 40 = lớp Năm 2014: 543.633 13.591 40 = lớp Năm 2019: 526.733 13.168 40 = lớp

Và mỗi lớp cần 2 giáo viên (không tính cán bộ quản lý), thì số giáo viên cần có:

155

Năm 2009: 12.714 x 2 = 25.428 người Năm 2014: 13.591 x 2 = 27.182 người Năm 2019: 13.168 x 2 = 25412 người.

Đối với giáo dục tiểu học: Dưạ vào mục tiêu của Nhà nước về công tác giáo dục và những thay đổi về kinh tế, xã hội, dân số có thể xảy ra trong tương lai, một trong những thay đổi chủ yếu có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ học sinh đến trường là chủ trương của Chính phủ về việc phổ cập giáo dục tiểu học cho các em trong độ tuổi sẽ làm cho tỷ lệ học sinh ở cấp học này tăng lên. Nếu từ năm 2009 – 2019 tỷ lệ học sinh đi học theo báo cáo trên là 96,55% và mỗi lớp có 40 học sinh, một cô phụ trách chuyên môn và một cô bảo mẫu thì số lớp sẽ là:

Năm 2009: 446.560 0, 9655 10.779 40x = lớp Năm 2014: 557.313 0, 9655 13.452 40x = lớp Năm 2019: 592.212 0, 9655 14.295 40x = lớp

Số giáo viên tiểu học cần có:

Năm 2009: 10.779 x 2 = 21.558 người Năm 2014: 13.452 x 2 = 26.904 người Năm 2019: 14.295 x 2 = 28.590 người

156

Đối với giáo dục trung học cơ sở: Nếu tỷ lệ học sinh đi học theo báo cáo trên là 82,88% và mỗi lớp có 40 học sinh, thì số lớp học dự kiến: Năm 2009: 345.190 0,8288 7.152 40x = lớp Năm 2014: 396.335 0,8288 8.212 40x = lớp Năm 2019: 493.903 0,8288 10.234 40x = lớp

Trong thực tế, mỗi lớp học 11 môn học, do số tiết ít nhiều khác nhau, trung bình khoảng 9 môn, số tiết chuẩn/1 giáo viên là 19 tiết/tuần, trung bình lớp học 30 tiết/tuần, giả sử năm học 40 tuần, mỗi giáo viên phụ trách giảng dạy 6 lớp, thì số giáo viên cần là:

Năm 2009: 7.152 9 10.728 6 x = người Năm 2014: 8.212 9 12.318 6 x = người Năm 2019: 10.234 9 15.351 6 x = người

Đối với giáo dục trung học phổ thông: Thực tế những năm qua cho thấy chi phí cho việc học tập của con các tăng lên và cấp học càng cao, chi phí càng lớn. Điều nầy dẫn đến hiện tượng là có nhiều học sinh cấp 3 không đi học hoặc bỏ học, hoặc chuyển sang hệ đào tạo trung cấp hoặc đào tạo nghề, nhất là ở các vùng nông thôn và ngoại thành. Xu hướng là trẻ em chỉ cố học xong trung học cơ sở (hết lớp 9) rồi đi

157

làm giúp đỡ gia đình. Theo "Chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Hồ Chí Minh 1999-2004, tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông là 52,42% thì số lớp học phổ thông trung học:

Năm 2009: 283.326 0,5242 3.713 40x = lớp Năm 2014: 288.872 0,5242 3.786 40x = lớp Năm 2019: 327.047 0,5242 4.286 40x = lớp

Trong thực tế, mỗi lớp học 11 môn học, do số tiết ít nhiều khác nhau, trung bình khoảng 9 môn, số tiết chuẩn/1 giáo viên là 17 tiết/tuần, trung bình lớp học 30 tiết/tuần, giả sử năm học 40 tuần, mỗi giáo viên phụ trách giảng dạy 5 lớp, thì số giáo viên cần là:

Năm 2009: 3.713 9 6.683 5 x = người Năm 2014: 3.786 9 6.815 5 x = người Năm 2019: 4.286 9 7.715 5 x = người.

158

Bảng 3.24: Kết quả dự báo số lớp học và giáo viên các cấp

2009 2014 2019 Số lớp Số giáo viên Số lớp Số giáo viên Số lớp Số giáo viên

Nhà trẻ & mẫu giáo 12.714 25.428 13.591 27.182 13.168 26.336

Tiểu học 10.779 21.558 13.452 26.904 14.295 28.590

THCS 7.152 10.728 8.212 12.318 10.234 15.351

THPT 3.713 6.683 3.786 6.815 4.286 7.715

Số liệu dự báo trong bảng 3.24 cho phép ta quy hoạch số lớp học cần thiết để phục vụ học sinh các cấp trong các năm sắp đến, cũng như số giáo viên cần phải đào tạo bổ sung để đáp ứng yêu cầu cho các lớp học trong các năm đó.

Nhìn chung, từ cấp tiểu học đến trung học trong những năm tới số giáo viên, cơ sở giáo dục cần tăng về số lượng để có thể đạt mức phổ cập, đặc biệt phổ cập cho đến hết cấp trung học phổ thông là điều cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

159

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019 (Trang 159)