Bài đọc Tham khảo

Một phần của tài liệu tài liệu giáo dục môi trường lớp 8 (Trang 38 - 42)

Vì Sao Trái Đất ấm Dần Lên ?

Các nhà khoa học đã phân tích và kết luận nguyên nhân khiến Trái đất ấm dần lên chủ yếu là do những hoạt động bất hợp pháp của con ng−ời gây ra. Ví dụ : việc chặt phá quá nhiều cây cối trong rừng, chăn thả gia súc quá nhiều trên các thảo nguyên đã làm giảm diện tích thảm thực vật có khả năng hấp thụ khí cácboníc và nhả ra Ôxy. Tàu thuyền đi lại quá nhiều trên các đại d−ơng làm ô nhiễm mặt biển, nhất là xăng dầu (do tàu thuyền thải ra hoặc do đắm tàu chở dầu) làm ô nhiễm nhiều vùng biển rộng khiến n−ớc biển không thể hấp thụ đ−ợc khí cácboníc nh− bình th−ờng. Lại nữa, do công nghiệp phát triển, nhiều nhà máy mới đ−ợc xây dựng tiêu thụ nhiều nhiên liệu và xả ra nhiều khói thải, cộng với hàng triệu xe ô tô hàng ngày xả ra một l−ợng khói thải làm tăng l−ợng khí cácboníc trong không khí. Ba hiện t−ợng trên khiến cho hàm l−ợng cácboníc trong khí quyển tăng vọt. Hàm l−ợng cácboníc trong khí quyển tăng lên có nghĩa là “ Mái nhà ” bao phủ Trái đất ngày càng dày hơn. Nhiệt l−ợng tỏa ra từ vỏ trái đất bị tầng khí cácboníc (mái nhà) ngăn chặn không cho khuyếch tán đ−ợc vào vũ trụ, đó chính là hiệu ứng nhà kính. Hiện t−ợng này giống nh− các nhà kính trồng rau mùa đông ở các n−ớc hàn đới, ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mái nhà kính nh−ng nhiệt l−ợng bên trong không tỏa ra ngoài đ−ợc.

Trái đất ấm dần lên khiến dân c− sống ở những vùng thuộc vĩ độ trung của Trái đất bị hun nóng nhiều, trời ít m−a, xuất hiện nhiều đợt hạn hán, ảnh h−ởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Do Trái đất ấm lên, các núi băng ở Nam cực tan dần, mực n−ớc biển dâng cao thêm, những thành phố ven biển có thể sẽ bị ngập và bộ mặt Trái đất sẽ thay đổi khác hẳn hiện nay. Để ngăn chặn hiện t−ợng này, các n−ớc trên thế giới nhất thiết phải đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực. Một mặt giảm bớt sử dụng than đá, dầu mỏ, khí đốt; một mặt tích cực trồng cây gây rừng để tăng diện tích thảm thực vật hấp thụ khí cácboníc, nhằm đ−a l−ợng khí này trở lại tỉ lệ tr−ớc đây. Muốn vậy, toàn thế giới phải cùng nhau phối hợp hành động nhiều hơn nữa.

Bài số 9 :

NôNG LâM KếT HợPMục đích Mục đích

- Giới thiệu chung về mô hình nông lâm kết hợp. - Lợi ích của mô hình này.

- Một số kiểu mô hình có thể áp dụng tại địa ph−ơng.

I - Giới thiệu CHUNG

Mô hình nông lâm kết hợp là sự kết hợp trồng trọt các cây nông nghiệp (nh−: ngô, lạc, đậu...), với cây công nghiệp (mỡ, lát, nhãn, cam, xoài, vải..) và vật nuôi trên cùng một khu đất.

Mô hình nông lâm kết hợp là một ph−ơng pháp trồng trọt có hiệu quả vì không những mang lại lợi ích kinh tế cho ng−ời dân mà còn có tác dụng bảo vệ môi tr−ờng sinh thái.

Sử dụng đất đai theo ph−ơng thức nông lâm kết hợp là cách làm phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của n−ớc ta hiện nay. Các hình thái kết hợp cây rừng, cây nông nghiệp và vật nuôi đa dạng đ−ợc áp dụng ở nhiều nơi. Ng−ời ta đã chú ý tới việc sử dụng các loại cây rừng làm đai phòng hộ chắn gió cát; có lá rụng che phủ kín bề mặt đất, giảm bốc hơi n−ớc, bảo vệ cho các cánh đồng, v−ờn cây, làng mạc ven biển. Trên những vùng đồi núi, con ng−ời cũng đã tạo ra những v−ờn đồi rậm kín với nhiều loài khác nhau, giữ đ−ợc đất và n−ớc, chống xói mòn đất.

ii. HOạT Động

Câu hỏi :Việc trồng xen các cây công nghiệp với cây nông nghiệp, ngoài mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp, còn có lợi ích gì ?

Việc trồng xen các cây công nghiệp (Ví dụ: Xoài, mận, cam, keo dậu...) với cây nông nghiệp, ngoài mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp, ng−ời dân sẽ thu hoạch th−ờng xuyên và lâu dài các loại trái cây. Ngoài ra mô hình này còn cung cấp cho ng−ời nông dân gỗ và củi đun, nh− vậy giúp hạn chế phá rừng lấy gỗ hoặc củi đun.

1. Một số mô hình có thể sử dụng ở địa ph−ơng:

(Giáo viên gợi ý để học sinh nêu các mô hình nông lâm kết hợp mà các em biết thông qua báo đài, hoặc các mô hình mà gia đình em hoặc địa ph−ơng đang áp dụng. Sau đó giáo viên cung cấp thêm những mô hình khác phổ biến ở n−ớc ta).

Mô hình “Trồng cây nông nghiệp xen giữa những hàng cây công nghiệp”: - Mô hình này có những lợi ích sau:

- Cây lâm nghiệp giúp phòng hộ cho cây nông nghiệp; đồng thời giúp giải quyết nhu cầu về gỗ và củi và các loại lâm sản khác.

- Cây nông nghiệp giúp giải quyết đ−ợc một phần l−ơng thực và thực phẩm ở vùng đồi núi; hạn chế sự phát triển của cỏ dại; che phủ đất; bổ sung chất dinh d−ỡng cho đất.

+ Mô hình “V−ờn cây và nuôi ong” ở mô hình này, các tổ ong mật đ−ợc đặt trong v−ờn cây ăn quả hoặc cà phê tạo điều kiện cho ong lấy mật hoa, ngoài nguồn lợi từ hoa quả và cà phê. Mô hình này đ−ợc áp dụng phổ biến ở tỉnh ta.

+ Mô hình “V−ờn gia đình”.

Theo mô hình này, kết hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả với cây nông nghiệp, đồng thời kết hợp nuôi gia súc gia cầm nh− gà, vịt, lợn... th−ờng v−ờn gần khu nhà ở.

Mô hình “Nông lâm súc kết hợp”.

Đây là mô hình đồng cỏ chăn nuôi kết hợp với các băng cây rừng làm hàng rào ngăn súc vật. Th−ờng hay trồng các loại cây thân gỗ, keo dậu... Mô hình này đ−ợc áp dụng ở nhiều nơi ở tỉnh ta nh− ở huyện Buôn Đôn, M’Drăk...

Mô hình “Rừng nhiều tán”.

Theo mô hình này, ng−ời dân trồng các cây công nghiệp (ví dụ nh− cây ăn quả) xen lẫn với các cây mọc tự nhiên trong rừng. Ph−ơng pháp này giúp sử dụng hiệu quả n−ớc, chất dinh d−ỡng và ánh sáng trong rừng.

Mô hình “Hàng rào sống”.

Ng−ời nông dân trồng hàng rào xung quanh với mục đích hàng rào tồn tại mãi, đồng thời còn cung cấp các sản phẩm tự nhiên nh− cọc, lá cây, thậm chí hoa quả.

(Giáo viên giải thích thêm rằng bà con nông dân cần căn cứ vào mục đích canh tác, điều kiện khí hậu và đất đai của địa ph−ơng mình để chọn mô hình thích hợp, và loại cây thích hợp để trồng kết hợp với nhau).

III - TóM TắT

Nông lâm kết hợp là mô hình canh tác rất có hiệu quả vì mô hình này sẽ duy trì, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế việc phá rừng làm n−ơng rẫy. Chúng ta phải căn cứ vào điều kiện khí hậu và đất đai ở địa ph−ơng mình để chọn loại cây trồng thích hợp.

IV - Bài tập về nhà

1. Hãy tìm hiểu và nêu một số mô hình nông lâm kết hợp đang đ−ợc áp dụng ở địa ph−ơng em ? Lợi ích của các mô hình đó.

2. Em hãy vẽ một sơ đồ về một nông trại có áp dụng mô hình nông lâm kết hợp. Em có thể sử dụng nhiều mô hình một lúc

THIEÂN NHIEÂN TREÂN QUAN ẹIEÅM SINH THAÙI CAÛNH QUAN

PARC - VIE/95/G31 & 031

TAỉI LIEÄU DO Dệẽ AÙN PARC TAỉI TRễẽ

Rửứng khoọp vaứo muứa mửa Rửứng khoọp vaứo muứa mửa Rửứng khoọp vaứo muứa mửa

Một phần của tài liệu tài liệu giáo dục môi trường lớp 8 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)