I Giới thiệu CHUNG
2. Nhu cầu sử dụng các nguồn năng l−ợng hiện có và tìm kiếm các nguồn năng l−ợng thay thế.
nguồn năng l−ợng thay thế.
Theo đánh giá của một số các chuyên gia nhu cầu sử dụng các nguồn năng l−ợng không tái sinh ngày càng tăng. Ngày nay ng−ời ta h−ớng vào các nguồn năng l−ợng tái sinh không gây ô nhiễm nh− năng l−ợng mặt trời, gió, thủy triều... Chúng có thể đ−ợc sử dụng trực tiếp hoặc chuyển thành điện năng. Phát triển nhà máy điện nguyên tử cũng là một h−ớng đ−ợc quan tâm nh−ng với điều kiện bảo đảm độ an toàn cao và không gây ô nhiễm phóng xạ.
II - Hoạt động
1. Cho các em làm việc theo nhóm phân loại những nguồn năng l−ợng nào là tái sinh và không tái sinh ? Theo các em thì dựa và tiêu chí nào ng−ời ta có thể phân ra các nguồn năng l−ợng tái sinh (có khả năng phục hồi) và nguồn năng l−ợng không tái sinh (không có khả năng phục hồi) ?
- Than. - Thủy năng. - Dầu mỏ.
- Năng l−ợng mặt trời. - Địa nhiệt.
2. Để giúp các em thấy đ−ợc ảnh h−ởng tới môi tr−ờng của nguồn năng l−ợng không tái sinh thông qua hiệu ứng nhà kính giáo viên có thể giải thích cho học sinh hiểu:
ánh sáng mặt trời rọi về trái đất bị tầng ôzôn hấp thụ khoảng 15% năng l−ợng, gần 40% đ−ợc phản xạ vào không gian vũ trụ. Chỉ non 60% năng l−ợng xuyên tới mặt đất, đây là nguồn năng l−ợng tạo nên sự tồn tại và phát triển của sự sống.
Một phần năng l−ợng mặt trời tới đ−ợc trái đất cũng lại phản xạ vào khí quyển, bị CO2 và một số loại khí khác giữ lại, làm cho khí quyển nóng thêm. Đó là hiệu ứng nhà kính. Khí quyển đã đóng vai trò nh− một nhà kín làm bằng kính để trồng một số cây vào mùa đông hoặc ở vùng khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Vậy các em hãy cho biết CO2 từ đâu bay lên ?
- Do con ng−ời đốt than, dầu, củi trong hoạt động hàng ngày. - Do khí thải của các nhà máy, các ph−ơng tiện giao thông.
Để thấy đ−ợc mức độ sử dụng một số nguồn năng l−ợng không thể tái tạo đ−ợc hiện nay giáo viên chuẩn bị sẵn bảng số liệu và biểu đồ về việc sử dụng một số nguồn năng l−ợng hiện nay trên toàn cầu). Sau đó yêu cầu học sinh đ−a ra nhận xét. (Với mức độ sử dụng nguồn năng l−ợng không tái sinh nh−
hiện nay thì chẳng bao lâu nữa nguồn năng l−ợng sẽ bị cạn kiệt nh−ng điều tệ hại hơn nữa l−ợng khí CO2 thải vào môi tr−ờng ngày càng gia tăng chính điều này làm nhiệt độ trái đất ngày càng nóng dần lên).
Bảng : Mức độ sử dụng một số nguồn năng l−ợng không tái sinh 1970 và năm 2000 (đơn vị : 10 triệu tấn).
Đối t−ợng Các n−ớc phát triển với nền kinh tế thị tr−ờng Các n−ớc phát triển với nền kinh tế kế hoạch hóa Các n−ớc đang phát triển Dầu mỏ Khí tự nhiên Than đá 2104,4 7052,5 1022,6 2480,8 994,2 4245,2 404,5 2447,4 312,6 2141,5 585,8 2578,2 399,8 5414,3 90,2 1740,3 500,3 3252,6
Ghi chú: Tử số: Mức sử dụng năm 1970; Mẫu số: Mức sử dụng năm 2000. Theo các em thì những hoạt động nào của con ng−ời dẫn đến sự cạn kiệt về các nguồn năng l−ợng không có khả năng phục hồi ?
III - Tóm tắt
Nguồn năng l−ợng không tái sinh ở mỗi quốc gia là có hạn trong khi đó nguồn năng l−ợng tái sinh là ch−a đáng kể. Hiện nay còn quá nhiều lãng phí trong việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng l−ợng. Sử dụng năng l−ợng có hiệu quả cao và ngăn ngừa nạn ô nhiễm do chất đốt là một yêu cầu cơ bản đối với mỗi cơ quan, đơn vị sản xuất và mỗi công dân.
IV. Bài tập về nhà
1. Hãy quan sát xem gia đình em th−ờng sử dụng nguồn năng l−ợng nào để làm chất đốt? Nguồn chất đốt này lấy từ đâu có làm ảnh h−ởng đến môi tr−ờng hay không ?
2. Theo em để giảm hiệu ứng nhà kính thì con ng−ời chúng ta phải làm gì ? (Giảm l−ợng khí CO2 thải vào trong không khí điều đó cũng đồng nghĩa rằng giảm việc tiêu thụ nguồn năng l−ợng không tái sinh hoặc sử dụng một cách thích hợp).