Một số kiến nghị với Nhà nước và ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại & du lịch Ngôi nhà Việt.DOC (Trang 35)

- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch xã hội như: quy mô dân số, độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức độ đô thị hóa của từng

2.Một số kiến nghị với Nhà nước và ngành du lịch.

Việt Nam là một đất nước với nền văn minh lúa nước, với một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và độc đáo. Điều này mang lại cho nước ta sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Những cảnh đẹp ở mọi địa hình khác nhau với những cảnh quan hấp dẫn trong đó có Vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên

thế giới); Yên Tử (thủ đô phật giáo Việt Nam được xây dựng từ thé kỷ thứ 13), cố đô Huế,... Việt Nam với 3.260 km bờ biển trải dài theo đất nước đã tạo nên nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng (Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò,...). Bên cạnh đó là hàng trăm lễ hội truyền thống với những phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc. Tất cả tạo nên những khả năng tiềm tàng cho phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hoá.

Vậy tại sao du lịch Việt Nam chưa phát triển mạnh khi nước ta có sản phẩm du lịch hết sức phong phú? Đó là:

+ Du lịch Việt Nam đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác triệt để, các tài nguyên chỉ khai thác ở dạng thô, không có sự đầu tư chất xám vào tài nguyên du lịch nên chưa tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

+ Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và ngành du lịch còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển. Trong vài năm nay tuy đã có sửa đổi, tháo gỡ nhưng chưa triệt để.

+ Hiện tượng thiếu bình đẳng trong kinh doanh giữa các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế.

+ Chuyên môn hoá trong du lịch còn chưa cao, mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh du lịch không được cải thiện góp phần hạ thấp chất lượng dịch vụ du lịch.

+ Tranh chấp bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành.

+ Trình độ quản lý của các cán bộ còn yếu và thiếu do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, nhiều cán bộ chưa thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường, bị động trong kinh doanh và đòi hỏi của khách du lịch làm ảnh hưởng tới chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí còn nghèo nàn, lạc hậu. + Thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...

3. Giải pháp:

Nâng cao nhận thức trong các cấp, các ngành, nhân dân về hiệu quả nhiều mặt của du lịch, để mọi người hiểu biết hơn về ngành du lịch để cùng cải tiến bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn hoá...

Cải cách thủ tục hành chính để khách ra vào du lịch thuận tiện.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định cho người kinh doanh du lịch. Giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Phát triển nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, quan tâm bồi dưỡng đào tạo và sử dụng tốt nguồn nhân lực du lịch. Hình thành một đội ngũ cán bộ có đạo đức, có tài, thành thạo nghề và đủ năng lực quản lý kinh doanh.

Nhà nước cùng ngành du lịch cần tăng cường quảng cáo và tham gia hội chợ để quảng bá cho du lịch Việt Nam.

Để đảm bảo môi trường lành mạnh trong kinh doanh du lịch lữ hành thì Nhà nước mà trọng tâm ở đây là Tổng cục Du lịch cần nhanh chóng triển khai, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh du lịch quốc tế đối với từng đơn vị, trong đó có việc xem xét thu hồi giấy phép của những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh du lịch quốc tế để đảm bảo uy tín cho du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại & du lịch Ngôi nhà Việt.DOC (Trang 35)