- Về đầu tư tín dụng:
2.2.1.4 Quy trình nhận tài sản thế chấp
Cán bộ tín dụng chuyên quản được giám đốc phân công phụ trách cho vay trên địa bàn quản lý trực tiếp nhận hồ sơ thế chấp tài sản từ khách hàng và tiến hành các bước như sau:
- Kiểm điểm, ký nhận các loại giấy tờ của bộ hồ sơ thế chấp, đối chiếu với các quy định, có đủ thủ tục, chữ ký, con dấu, bản gốc hay bản sao mẫu các chứng từ có
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí đúng luật lệ. Nếu để thủ tục và hồ sơ đạt yêu cầu mới được nhận và làm các bước tiếp theo.
- Kiểm tra thực chất tài sản thế chấp về mã số, chất lượng, số lượng, trường tiêu thụ, giá cả để lập phiếu giám định tài sản thế chấp( theo mẫu số 07A/TCCC), phiếu giám định tài sản thế chấp phải ghi đầy đủ các yếu tố, người giám định phải ký, ghi rõ họ tên địa chỉ. Đối với tài sản đòi hỏi công nghệ kỹ thuật phức tạp, phải có chuyên gia kỹ thuật cùng cán bộ tín dụng thực hiện.
+ Xác định giá trị tài sản thế chấp và lập biên bản định giá tài sản thế chấp có chữ ký của khách hàng theo mẫu 08/TCCC.
+ Nhập hồ sơ thế chấp vào bộ hồ sơ tín dụng trình hội đồng tư vấn tín dụng hoặc cấp trên có thẩm quyền quyết định cho vay. Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền cán bộ tín dụng tiến hành:
- Trả lại hồ sơ cho khách hàng nếu không cho vay
- Mời khách hàng ký hợp đồng nếu cho vay và làm thủ tục công chứng - Hồ sơ thế chấp gồm:
Hợp đồng thế chấp tài sản ( theo mẫu số 05C/ TCCC) Phiếu giám định tài sản thế chấp ( mẫu số 07A/ TCCC)
Biên bản họp hội đồng định giá trị tài sản thế chấp (mẫu 10/ TCCC) Biên bản định giá tài sản thế chấp (mẫu 08A/ TCCC)
Giấy tờ gốc có liên quan đến sở hữu tài sản thế chấp Các giấy tờ khác có liên quan.