Hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 70)

- Hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy: Chất lượng giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khác nhau như: cơ sơ vật chất, chất lượng học sinh – sinh viên đầu vào, chương trình đào tạo…đều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung giải quyết vấn đề quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên kể cả giáo viên thỉnh giảng.

Các hoạt động:

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên - Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên:

Thông qua đánh giá giờ giảng của giáo viên

Thông qua ý kiến thăm dò, ý kiến đóng góp của sinh viên Thông qua phân tích kết quả học tập của sinh viên.

Tham gia phối hợp;

-Giáo viên: trực tiếp đứng lớp giảng dạy.

-Tổ Bộ môn, Trưởng khoa, Phòng Đào tạo, Phống CTHSSV giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và thăm dò ý kiến sinh viên, phân tích kết quả học tập của sinh viên.

Cơ chế kiểm soát:

Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên:

-Phòng Đào tạo phối hợp với khoa, bộ môn quản lý đề cương, bài giảng, giáo án, giáo trình, tài liệu của giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp cho phòng Đào tạo và sinh viên làm tài liệu học tập.

-Phòng Đào tạo quản lý giờ lên lớp của giáo viên thông qua sổ theo dõi giáo viên, sổ đầu bài các lớp, đối chiếu với thời khóa biểu…nhằm đảm bảo giáo viên giảng dạy đúng lịch trình, giảng đủ số tiết, cung cấp đủ kiến thức như yêu cầu của chương trình chi tiết.

Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên:

-Giảng thử: Khoa, bộ môn, phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức cho giáo viên giảng thử, nếu giáo viên giảng đạt yêu cầu sẽ được công nhận chính thức là giáo viên và

được tham gia giảng dạy. Chất lượng giảng dạy được hội đồng nhận xét và đánh giá trong biên bản đánh giá giảng thử.

- Tổ chức dự giờ giáo viên: nhà trường yêu cầu tất cả giáo viên phải đăng ký lên tiết và tham gia dự giờ trong kế hoạch đầu năm. Bộ môn, khoa kết hợp với phòng Đào tạo tổ chức dự giờ và đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Kết quả việc dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm sẽ được ghi vào biên bản đánh giá bài giảng.

- Hàng năm tổ chức Hội giảng cấp trường cho các giáo viên tham gia giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo và tay nghề.

- Lấy phiếu thăm dò ý kiến về giáo viên theo một số tiêu chí: giờ lên lớp, giáoo trình tài liệu, phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng, thái độ giáo tiếp với sinh viên…để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

- Thu thập các ý kiến phán ánh từ nhiều kênh thong tin khác: hộp thư học sinh sinh viên, email,…Mỗi học kỳ, trường đều tổ chức đối thoại sinh viên nhằm quan tâm đến đời sống và học tập của sinh viên, qua đó sinh viên bày tỏ ý kiến, nguyện vingj, và đưa ra những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lý phục vụ giảng dạy và học tập trong Nhà trường.

- Kiểm tra chất lượng quá trình học tập của sinh viên thông qua kết quả thu và kiểm tra của sinh viên.

Nhận xét và đánh giá:

Công tác quản lý chương trình, đề cương bài giảng nhìn chung khá tốt, đảm bảo tất cả giáo viên lên lớp đều có bài giảng, đề cương bài giảng đảm bảo tuân thủ chương trình đào tạo.

Công tác tổ chức giảng thử, dự giờ thực hiện tốt phần thủ tục, tuy nhiên chưa thực chất phản ánh đúng chất lượng giảng dạy của giáo viên do giáo viên thường chuẩn bị lên tiết kỹ lưỡng và tốt hơn thường ngày.

Việc lấy phiếu thăm dò sinh viên được nhà trường thực hiện rất tốt, có mẫu biểu cụ thể để đánh giá giáo viên từng môn học, đầy đủ các tiêu chí cần thiết và phát đến học sinh sinh viên, công tác thu thập và xử lý phiếu thăm dò thực hiện cũng rất nghiêm túc. Đây chính là sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp Bộ về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Công tác quản lý giờ giấc, thời khóa biểu chưa được quan tâm và thực hiện hang ngày do chưa có cán bộ thanh tra đào tạo chuyên trách. Do đó, còn xảy ra trường hợp giáo viên đi trễ về sớm, bỏ tiết, dạy thiếu giờ, tự ý ghép lớp…làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Chưa có quy định biện pháp xử lý cụ thể đối với giáo viên bỏ tiết, dạy không đảm bảo giờ giấc không tuân theo thời khóa biểu, giáo trình.

Bảng 2.10:Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “Giám sát”

Câu hỏi Trả lời

Không trả lời Không Không biết

1. Ban giám hiệu có thường xuyên kiểm tra hoạt động và kết quả của từng bộ phần không

1 1 1

2. Ban giám hiệu và trưởng các phòng ban có thường xuyên tổ chức họp giao ban không?

2 1

3. Ban giám hiệu có kiểm tra lại các chứng từ thu – chi để đảm bảo các khoản thu chi hợp với các quy định về tài chính với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu?

2 1

4. Khi có được sự tư vấn của kiểm toán về sự yếu kém của kiểm soát nội bộ, Ban giám hiệu có sẵn lòng điều chỉnh?

3

5. Đơn vị có so sánh số liệu thực tế định kỳ trên sổ sách với thực tế, giữa các năm?

1 2

6. Các hoạt động khác thường có được xét duyệt cụ thể trước khi ghi sổ?

3

7. Đơn vị có bộ phận kiểm soát nội bộ không?

8. Cơ quan nhà nước có thường xuyên giám sát hoạt động của đơn vị?

2 1

9. Ban giám hiệu có thường xuyên nhận được báo cáo về tài chính và các biên bản thống kê kịp thời

2 1

Việc giám sát thường xuyên trong đơn vị có điểm thuận lợi đó là sự quản lý của kho bạc. Các khoản thu, chi ngân sách đều được kho bạc nhà nước thông qua. Do đó đòi hỏi đơn vị phải thực hiện đúng chế độ tài chính của đơn vị.

Kết quả khảo sát cúng cho thấy là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nên định kỳ có sự kiểm toán của nhà nước, tuy nhiên kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán tại trường theo định kỳ là 2 năm. Và khi có sự tư vấn của kiểm toán, BGH sẵn long điều chỉnh.

Tuy nhiên việc kiểm soát định kỳ của đơn vị cũng có nhiều điểm làm giảm hiệu quả:

-Đơn vị không có bộ phận kiểm soát nội bộ, điều này xuất phát từ đặc điểm ngành nghề vì đơn vị HCSN nên việc lập bộ phận kiểm soát nội bộ chưa được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay quy mô hoạt đông và các nguồn tài chính của đơn vị là khá lớn nên việc không có hệ thống KSNB sẽ làm giảm hiệu quả hệ thống KSNB.

-BGH trong đơn vị cũng không thường xuyên nhận được BCTC và các bảng thống kê kịp thời để giám sát.

-BGH trong đơn vị cũng không tiến hành kiểm tra lại các chứng từ thu chi để đảm bảo chúng đúng chế độ, việc kiểm tra này được thực hiện bởi kế toán trưởng (tuy nhiên việc kiểm tra là không thường xuyên). Toàn bộ chứng từ sau khi được ký duyệt, lưu chuyển thì sẽ được bảo quản. Trong đơn vị gần như không có sự kiểm tra lại chứng từ.

2.3.2.7. Đánh giá thực trạng công tác KSNB thu, chi ngân sách tại trường CĐN Long Thành – Nhơn Trạch.

a. Những ưu điểm

Qua nghiên cứu và phân tích tình hình KSNB đối với công tác thu, chi nhân sách tại trường CĐN LT –NT cho thấy hệ thống KSNB cơ bản vận hành tốt, các

thông tin cung cấp cho Thủ trưởng và các đối tượng sử dụng khác đảm bảo chính xác, tin cậy, tài sản của Trường được bảo vệ an toàn.

*Đánh giá về môi trường kiểm soát:

Trong môi trường kiểm soát của Trường CĐN LT –NT với tư cách, đạo đức, hành vi ứng xử và hiệu quả công việc của Lãnh đạo luôn là tấm gương sáng để CBNV noi theo. Lãnh đạo trường đã xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng, phong cách điều hành quản lý theo kiểu nền kinh tế bao cấp, có cái nhìn đúng đắn về nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh, có quan điểm trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, biết lắng nghe những ý kiến phản hồi từ cấp dưới và là người tiên phong trong việc chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế của đơn vị và tuân thủ pháp luật do nhà nước ban hành. Đồng thời, với xu thế phát triển đề án đổi mới Giáo dục hiện nay, lãnh đạo Nhà trường đã không ngừng học hỏi thêm về kiến thức quản lý kinh tế, luật kinh tế về chuyên môn kỹ thuật…góp phần làm cho môi trường kiểm soát đơn vị hoàn thiện hơn. Cụ thể:

+ Các nhân tố bên trong:

-Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của trường khá phù hợp, đã đảm bảo cho các hoạt động trong trường được thông suốt và hiệu quả, không có sự chống chéo giữa các bộ phận, đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, đã là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một môi trường kiểm soát lành mạnh của trường.

-Chính sách nhân sự: Trường CĐN LT – NT đã thực hiện một chính sách nhân sự đúng đắn, đó là chính sách nhằm tuyển dụng, huấn luyện và sử dụng các cán bộ, nhân viên có năng lực và có đạo đức. Theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Hiệu trưởng trường CĐN có quyền tự chủ về biên chế nghĩa là có quyền tự chủ về tuyển dụng cán bộ, bố trí nhân sự, có tác phong quản lý với phương châm nhân viên phải đa nhiệm, 1 người được giao nhiều việc để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả công việc và tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện đúng theo đường lối của Đảng, Chính phủ nói chung và tinh thần Nghị đinh số 43/2006/NĐ-CP nói riêng.

-Công tác kế hoạch: Việc lập kế hoạch của trưởng từng bước được hoàn thiện và chuyên nghiệp, đã giúp cho trường hoạt động đúng hướng và có hiệu quả. Kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, nên đã trở thành một

công cụ kiểm soát hữu hiệu, giúp trường phát hiện, ngăn ngừa được những sai sót gian lận trong các hoạt động thu, chi NSNN của trường trong những năm qua.

+ Các nhân tố bên ngoài:

Các nhân tố này gồm sự ảnh hưởng của các cơ quan chủ quản có liên quan, các cơ quan chức năng nhà nước…như UBND tỉnh Đồng Nai, các Bộ ngành ở trung ương và các Sở ban ngành ở địa phương đã tạo mọi điều kiện để hoạt động của trường được thuận lợi. Hành lang pháp lý và chế độ chính sách của Nhà nước ngày một hoàn thiện, giao cho Trường quyền chủ động hơn, đã góp phận khai thác tính chủ động sáng tạo và khai thác hết thế mạnh và lợi thế so sánh của Trường cho sự phát triển nói chung và công tác KSNB của Trường nói riêng.

*Đánh giá về các hoạt động kiểm soát

Một số quy trình hoạt động được thể hiện bằng văn bản trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường, tuy nhiên thực tế các quy trình thuộc công tác quản lý tài sản – tài chính chưa được triển khai áp dụng triệt để, mà vẫn đang được người thực hiện ưu tiên xử lý theo kinh nghiệm, theo thói quen, dựa trên nền tảng kế thừa có sự linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể (sự linh hoạt có thể là tốt hoặc chưa tốt, do đó, khi tuân thủ theo quy trình nên tránh sự linh hoạt không cần thiết, sự linh hoạt nếu bị lạm dụng sẽ làm thiếu tính thống nhất). Nhiệm vụ đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, do đó, rất được ban lãnh đạo quan tâm. Các hoạt động kiểm soát hoạt động đào tạo nhìn chung được thực hiện tốt hơn.

Các thru tục kiểm soát được cài đặt trong quy trình đang áp dụng đã phần nào giảm thiểu sai sót và gian lận, nghĩa là có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, các quy trình thực hiện chưa quan tâm đến việc kiểm soát hiệu quả tài chính, kiểm soát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và vẫn còn nhiều chỗ chưa chặt chẽ.

* Hệ thống thông tin kế toán:

Hệ thống thông tin kế toán của Trường khá hoàn chỉnh và đi vào nề nếp, chứng từ được lập khá đầy đủ và tuân theo quy định hiện hành, chứng từ thể hiện tốt vai trò kiểm soát và đáp ứng được nhu cầu quản lý Ban giám hiệu nhà Trường. Chứng từ đã được thiết kế sử dụng trong môi trường máy tính. Chứng từ thu, chi được hoàn thiện đã tăng cường thêm khâu kiểm soát mới chặt chẽ hơn, đảm bảo hơn. Quy trình luân chuyển chứng từ của trường được thực hiện một cách khoa học,

đã rút ngắn thời gian luân chuyển, tiện cho việc KSNB trong trường tăng độ nhanh nhạy và chính xác của thông tin kế toán, đã tránh được chồng chéo. Công tác lập báo cáo tài chính được chú trọng và ngày một chính xác hơn, thông tin trên báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực tình hình tài chính và kết quả hoạt động thu, chi NSNN của Trường, đồng thời đã trình bày đúng theo các chuẩn mực kế toán và quy đinhk của Bộ tài chính hiện hành.

* Các thủ tục kiểm soát nội bộ

Về công tác KSNB hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính, thời gian qua Trường rất quan tâm đã thực hiện rất tốt vì hệ thống này dùng để quyết toán NSNN, tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhần và sử dụng kinh phí NSNN, tình hình thu, chi NSNN và kết quả hoạt động của Trường trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của Trường, đã giúp cho Ban giám hiệu Trường kiểm tra, kiểm soát và giám sát điều hành tốt trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính kế toán, đặc biệt là khâu kiểm soát nội bộ thu, chi NSNN của Trường trong những năm qua.

* Đánh giá về thông tin và truyền thông:

Việc thu thập và xử lý thông tin và truyền thông trong nhà trường cơ bản đã phục vụ được quá trình ra quyết định điều khiển các hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, cần chú ý hơn đến việc truyền thông. Truyền thông còn chưa được thông suốt, còn ách tắt, chậm trễ làm thông tin thiếu tính kịp thời, giảm giá trị. Còn nhiều người chưa nắm được các quy định luật lệ, quy trình hoạt động, chưa hiểu rõ công việc của mình phải phối hợp như thế nào làm ảnh hưởng đến kết quả công việc. Do đó, việc nâng cao hiệu quả của truyền thông thông tin là việc hết sức cần thiết và cấp bách của nhà trường hiện nay.

* Đánh giá về công tác kiểm soát:

Giám sát hiện còn rất lỏng lẻo, chỉ mang tính hình thức chứ chưa đi vào thực chất. Bộ phận giám sát chỉ yếu là các ban Thanh tra, nhưng không đủ mạnh, không đủ năng lực để thực hiện chức năng này. Cán bộ trong các ban thanh tra chỉ phụ trách kiêm nhiệm thêm và một số cán bộ quản lý các phòng ban, do đó không có thời gian tập trung quan tâm đến công việc. Hoặc khi giám sát đã phát hiện được

chỗ hổng, chỗ yếu của quy trình hoạt động, nhưng việc đi đến biện pháp hoàn thiện, bổ sung cũng chưa thực sự được quan tâm thích đáng.

b. Những hạn chế:

Qua nghiên cứu công tác quản lý tài chính – kế toán, quá trình hoạt đồng thu chi NSSN và công tác KSNB của Trường nhiều năm qua, tác giả có nhận xét khái quát những mặt còn hạn chế sau:

- Các cơ quan quản lý hữu quan, các ngành có liên quan chưa xây dựng được các tiêu chuẩn định mức và có văn bản quy định thống nhất về căn cứ tính toán về

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)