Kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách trong đơn vị sự nghiệp có thu

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27)

1.3.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu

1.3.1.1. Khái niệm:

Đơn vị sự nghiệp có thu là một đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.

Những đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và được nhà nước cho phép thu các loại như học phí, viện phí….để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị được gọi đơn vị sự nghiệp có thu công lập.

1.3.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

Dựa vào các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp có thu cũng được phân thành nhiều loại khác nhau;

- Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, các trường học do các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương quản lý…..

+ Đơn vị sự nghiệp có thu ở các địa phương như Đài phát thanh và truyền hình ở các đại phương, các bệnh viện, các trường học do địa phương quản lý…..

- Căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo

+ Đơn vị sự nghiệp y tế ( bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân) + Đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin.

+ Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình

+ Đơn vị sự nghiệp dân số - trẻ em, kế hoạch hóa gai đình + Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao

+ Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường

+ Đơn vị sự nghiệp kinh tế ( Duy tu, sữa chữa đê điều, trạm trại) + Đơn vị sự nghiệp có thu khác

- Căn cứ vào chủ thể thành lập thì đơn vị sự nghiệp gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu công lập: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập như bán công, dân lập, tư thục: Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội: Do các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành lập.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp. + Đơn vị sự nghiệp có thu do các Tổng công ty thành lập.

- Căn cứ vào khả năng thu của đơn vị, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên ( gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phsi hoạt động): Là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên ( gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động): Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

+ Đơn vị sự nghiệp có ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu. Kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

- Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp là căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị theo công thức sau:

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt Tổng số nguồn thu sự nghiệp 100% động thường xuyên của đơn vị Tổng số nguồn chi sự nghiệp

Trong đó: Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định.

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ hoạt động chi phí hoạt động: Là đơn

vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

+ Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% đến dưới 100%.

+ Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:

Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.

1.3.1.3. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu

Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ thì các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy hết khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm đảm bảo từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm phát huy sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp trong đó có hoạt động dạy nghề, từng bước giảm dần sự bao cấp của ngân sách, phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các đơn vị sự nghiệp.

- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập.

- Trong quá trình hoạt động được Nhà nước cho phép thu các loại phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động.

- Nhằm cung cấp dịch vụ công cho xã hội, không nhằm mục đích sinh lợi. - Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

1.3.2. Kiểm soát nội bộ các khoản thu chi trong đơn vị sự nghiệp có thu

a. Hoạt động thu, chi ở đơn vị sự nghiệp có thu

* Hoạt động thu

Trong quá trình hoạt động các đơn vị sự nghiệp có các khoản thu như sau: Thu sự nghiệp, thu phí lệ phí, thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước, thu các khoản thu khác:

- Thu sự nghiệp là các khoản thu gắn liền với hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngành được giao. Các khoản thu này không phải là các khoản phí, lệ phí quy định trong Pháp lệnh phí, lệ phí và không phải là các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thu phí, lệ phí là các khoản thu theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí được Nhà nước giao theo chức năng của từng đơn vị.

- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước: Kinh phí thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng ( điều tra, quy hoạch, khảo sát….) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.

- Thu các khoản khác: Thu tiền gửi ngân hàng, thu cho thuê mặt bằng, thu cho thuê tài sản cố định, thu lãi cho vay vốn thuộc các chương trình, dự án viện trợ, thu thanh lý nhượng bán tài sản…..của đơn vị.

* Hoạt động chi

Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao từ nguồn NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, hoạt động chi gồm:

- Chi thanh toán cá nhân - Chi về hàng hóa, dịch vị

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành

- Chi sữa chữa tài sản phục vụ chuyên môn từ kinh phí thường xuyên - Chi sữa chữa tài sản phục vụ chuyên môn từ kinh phí đầu tư

- Chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn - Chi thực hiện sản xuất, cung cấp dịch vụ

- Chi các khoản chi khác

Trong các đơn vị sự nghiệp các khoản chi hoạt động được phân loại như sau: - Các khoản chi cho người lao động: Đây là các khoản chi quan trọng liên quan trực tiếp đến thu nhập của người lao động trong các đơn vị. Các khoản chi cho người lao động trong khu vực hành chính - sự nghiệp bao gồm:

+ Tiền lương

+ Tiền công phải trả cho lao động + Phụ cấp lương

+ Tiền thưởng + Phúc lợi tập thể

+ Các khoản đóng góp: BHXH, BHYT, BHTN + Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

-Chi về hàng hóa, dịch vụ: Đây là các khoản chi hoạt động thường xuyên của mỗi đơn vị nhằm phục vụ công việc chuyên môn được diễn ra liên tục, duy trì sự hoạt động quản lý điều hành của mỗi đơn vị đó, các khoản chi này gồm các mục chi như sau:

+ Thanh toán dịch vụ công cộng + Vật tư văn phòng

+ Thông tin, tuyên truyền, liên lạc + Hội nghị

+ Công tác phí + Chi thuê mướn

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là những chi phí mà xét về nội dung kinh tế nó phục vụ trực tiếp cho hoạt động chuyên môn của đơn vị. Thuộc các khoản chi phí này như chi phí mua hàng hóa, vật tư dùng cho chuyên môn từng ngành; chi mua trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải là tài sản cố định); chi mua, in ấn, phô tô tài liệu chỉ dùng cho chuyên môn từng ngành; chi đồng phục, trang phục; chi bảo hộ lao động; chi thanh toán hợp đồng thực hiện nghĩa vụ chuyên môn; chi trả nhuận bút theo chế độ; chi phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học theo chế độ quy định….

- Chi sữa chữa tài sản phục vụ chuyên môn từ kinh phí thường xuyên: Trong khu vực hành chính sự nghiệp các tài sản khi tham gia vào quá trình hoạt động thường xuyên bị hư hỏng phải bảo dưỡng, sữa chữa và số tiền khi tiến hành bảo dưỡng, sữa chữa các tài sản đó thường có giá trị tương đối nhỏ nên đơn vị sự nghiệp dùng nguồn kinh phí thường xuyên để chi trả. Thuộc các chi phí này như chi phí sữa chữa thường xuyên trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng; chi phí sữa chữa thường xuyên mô tô, xe chuyên dụng; chi phí sữa chữa thường xuyên máy phô tô; chi phí sữa chữa thường xuyên máy phát điện; chi phí sữa chữa thường xuyên các tài sản và công trình hạ tầng cơ sở khác….

- Chi phí sữa chữa tài sản phục vụ chuyên môn từ kinh phí đầu tư: Đây là khoản chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Thuộc các chi phí này như chi phí sữa chữa lớn trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng;

chi phí sữa chữa lớn nhà, cửa; chi phí sữa chữa lớn xe ô tô; chi phí sữa chữa lớn đường điện, cấp thoát nước; chi phí sữa chữa lớn đường xã, cầu cống, bến cảng, sân bay…..chi phí sữa chữa lớn các tài sản và công trình hạ tầng cơ sở khác….

- Chi mua sắm tài sản cố định dùng cho công tác chuyên môn:

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp được NSNN cấp kinh phí để mua sắm các tài sản cố định nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động chuyên môn của đơn vị. Thuộc các khoản chi phí này như chi mua máy móc thiết bị; chi mua ô tô; chi mua nhà cửa; chi mua máy vi tính….

-Chi thực hiện sản xuất, cung cấp dịch vụ bao gồm: Nguyên nhiên vật liệu, tiền công, khấu hao tài sản cố định, hoa hồng, nộp thuế ( nếu có) theo quy định của pháp luật ….

- Chi các khoản chi khác như tiếp khách….

* Lập dự toán, chấp hành dự toán, hoạch toán kế toán và quyết toán thu, chi - Lập dự toán

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giá, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch, xác định loại đơn vị sự nghiệp theo quy định, số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên.

- Chấp hành dự toán

Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị sự nghiệp được điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Cuối năm ngân sách dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết đơn vị chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng

- Hạch toán kế toán

Các đơn vị sự nghiệp thực hiên hạch toán vào các khoản mục thu, chi của mục thu, chi của mục lục ngân sách theo quy định hiện hành.

Đơn vị sự nghiệp thực hiện lập báo cáo kế toán quý, báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định hiện hành.

b. Mục đích công tác kiểm soát nội bộ

Đánh giá tình hình triển khai, chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị , đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính.

1.3.3. Nội dung kiểm soát nội bộ công tác thu, chi trong đơn vị sự nghiệp có thu: thu:

KSNB là một quá trình được thiết lập từ Ban lãnh đạo của đơn vị để đạt được bốn mục tiêu: bảo đảm độ tin cậy của các thông tin báo cáo, bảo đảm việc thực hiên các chế độ pháp lý và những quy định, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động và bảo vệ các tài sản của đơn vị.

Công tác KSNB tại các trường học phải bảo đảm kịp thời trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.

KSNB trong trường công lập cũng bao gồm những nét chung gồm các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB.

1.3.3.1. Kiểm soát công tác thu

- Đối với kinh phí NSNN cấp: Đơn vị kiểm soát nguồn kinh phí NSNN cấp thông qua dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đối với phần kinh phí NSNN đảm bảo thường xuyên (đơn vị đảm bảo một phần kinh phí), KBNN thực hiện cấp phát cho đơn vị thực hiện cấp phát cho đơn vị và hạch toán theo mục lục NSNN (nếu đã xác định được nội dung chi). Trường hợp chưa xác định được nội dung chi, KBNN thực hiện thanh toán cho đơn vị và tạm thời hạch toán, đồng thời yêu cầu đơn vị xác định rõ mục chi để hạch toán thực chi theo mục lục NSNN trước khi thực hiện thanh toán lần sau.

KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí cho các đơn vị khoán chi có đủ điều kiện sau:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đơn vị thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính và nguồn kinh phí được giao khoán.

- Dự toán chi của đơn vị đã được duyệt trong phạm vi kinh phí được khoán theo mục lục NSNN

- Còn đủ kinh phí để thanh toán, đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền chuẩn chi. Có đủ hồ sơ chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

* Để kiểm soát nguồn kinh phí NSNN cấp: thực hiện chi có đúng theo dự toán do đơn vị lập hay không thì tùy theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ chứng từ thanh toán bao gồm:

- Đối với các khoản chi lương và phụ cấp lương là bản đăng ký biên chếm quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền duyệt, phương án chi trả tiền lương của đơn

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)