Nội dung kiểm soát nội bộ công tác thu, chi trong đơn vị sự nghiệp có thu:

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 34)

thu:

KSNB là một quá trình được thiết lập từ Ban lãnh đạo của đơn vị để đạt được bốn mục tiêu: bảo đảm độ tin cậy của các thông tin báo cáo, bảo đảm việc thực hiên các chế độ pháp lý và những quy định, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động và bảo vệ các tài sản của đơn vị.

Công tác KSNB tại các trường học phải bảo đảm kịp thời trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.

KSNB trong trường công lập cũng bao gồm những nét chung gồm các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB.

1.3.3.1. Kiểm soát công tác thu

- Đối với kinh phí NSNN cấp: Đơn vị kiểm soát nguồn kinh phí NSNN cấp thông qua dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đối với phần kinh phí NSNN đảm bảo thường xuyên (đơn vị đảm bảo một phần kinh phí), KBNN thực hiện cấp phát cho đơn vị thực hiện cấp phát cho đơn vị và hạch toán theo mục lục NSNN (nếu đã xác định được nội dung chi). Trường hợp chưa xác định được nội dung chi, KBNN thực hiện thanh toán cho đơn vị và tạm thời hạch toán, đồng thời yêu cầu đơn vị xác định rõ mục chi để hạch toán thực chi theo mục lục NSNN trước khi thực hiện thanh toán lần sau.

KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí cho các đơn vị khoán chi có đủ điều kiện sau:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép đơn vị thực hiện khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính và nguồn kinh phí được giao khoán.

- Dự toán chi của đơn vị đã được duyệt trong phạm vi kinh phí được khoán theo mục lục NSNN

- Còn đủ kinh phí để thanh toán, đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền chuẩn chi. Có đủ hồ sơ chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

* Để kiểm soát nguồn kinh phí NSNN cấp: thực hiện chi có đúng theo dự toán do đơn vị lập hay không thì tùy theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ chứng từ thanh toán bao gồm:

- Đối với các khoản chi lương và phụ cấp lương là bản đăng ký biên chếm quỹ lương được cơ quan có thẩm quyền duyệt, phương án chi trả tiền lương của đơn vị, danh sách những người hưởng lương, bảng tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương.

- Đối với những khoản chi mua sắm vật tư, trang thiết bị, phương tiện sữa chữa nhỏ hồ sơ chứng từ bao gồm: dự toán mua sắm, sữa chữa nhỏ được duyệt, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (trường hợp phải thực hiện đấu thầu), hợp đồng mua bán hành hóa dịch vụ, phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các hồ sơ chứng từ khác có liên quan như séc, ủy nhiệm chi….

- Đối với các khoản chi thường xuyên khác là bảng kê chứng từ thanh toán có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền, Kế toán trưởng.

Qua nội dung kiểm soát như trên ta thấy, việc kiểm soát thu NSNN rất chặt chẽ bởi vì các khoản NSNN cấp theo dự toán đầu năm của đơn vị đều thông qua KBNN và KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định. KBNN tham gia với cơ quan tài chính, cơ sở quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của đơn vị.

KBNN có quyền tạm định chỉ, từ chối thanh toán chi trả và thông báo cho đơn vị sử dụng kinh phí NSNN biết, đồng gửi cơ quan tài chính đồng cấp giải quyết trong các trường hợp sau:

- Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt; chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi được cấp có thẩm quyền quy định.

* Đối với nguồn thu học phí: Hàng năm, cùng với việc lập dự toán thu, chi từ nguồn NSNN, đơn vị tiến hành lập dự toán thu, chi quỹ học phí báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt, và chuyển KBNN làm căn cứ làm căn cứ cấp lại và kiểm soát chi.

Việc kiểm soát thu, chi quỹ học phí ở đơn vị được tập trung thực hiện tại Phòng Kế toán – tài chính của trường (thực hiện theo quy định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp). Nhà trường phải mở sổ số sách kế toán theo dõi thu chi quỹ học phí, nghiêm cấm việc tọa chi và để ngoài sổ sách kế toán quỹ học phí. Đơn vị có trách nhiệm nộp số tiền thu học phí hành tháng vào tài khoản tiền gửi Quỹ học phí tại KBNN, sau khi kết thúc năm báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí và chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Việc thu chi quỹ học phí phải tổng hợp chung vào Quyết toán NSNN hàng năm (ghi ở mục nguồn kinh phí khác).

Học phí được sử dụng cụ thế như sau:

+ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập (như sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất hiện có, xây dựng nhỏ các phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá sinh viên, mua sắm, thuê mướn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, quản lý chuyên môn, hành chính và các công việc khác có liên quan).

+ Bổ sung kinh phí cho các hoạt động của sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề, kể cả hỗ trợ thi tốt nghiệp (Bao gồm tất cả các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp đào tạo giáo dục, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở).

+ Hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy. Bao gồm chi hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ giảng dạy của giáo viên, cán bộ nhân viên phục vụ giảng dạy và các bộ phận liên quan, chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể.

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, hiện nay các đơn vị sự nghiệp công lập có thu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, được tự chủ về sử dụng nguồn tài chính căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, trong đó có nguồn thu học phí được để lại theo quy định của pháp luật.

Với các quy định trên, việc thu học phí và sử dụng là hoàn toàn minh bạch, đã thực hiện công khai sử dụng học phí và các cơ quan quản lý cấp trên hành năm

thực hiện việc xét duyệt, thẩm định, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng học phí của các trường.

*Đối với các khoản thu khác tại đơn vị: Kiểm soát các khoản thu khác từ các dịch vụ nhà xe, căng tin, cho thuê phòng học…cụ thể vào năm học mới đơn vị căn cứ vào các hợp đồng đã được ký kết, bằng hình thức tổ chức đấu thầu hay chỉ định thầu để đơn vị thực hiện việc kiểm soát thu các dịch vụ này. Đối với các hợp đồng đào tạo ngắn hạn, căn cứ vào các ngành nghề đào tạo khác nhau và mức tiêu hao vật tư khác nhau để định mức thu cho phù hợp. Cần hạch toán các khoản thu trên đầy đủ, rõ ràng và chính xác, báo cáo và mở sổ sách theo dõi đầy đủ khi có yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

1.3.3.2. Kiểm soát công tác chi

Kiểm soát nội bộ công tác thu chi của đơn vị là kiểm soát tính hợp pháp của các khaorn chi trong phạm vi tổng dự toán được phê duyệt, tính hợp pháp của các khoản chi ngoài dự toán trong các trường hợp đặc biệt được cấp trên phê duyệt và xác định rõ nội dung, nguyên nhân thay đổi dự toán, nguyên nhân thực hiện không đúng với tổng dự toán và dự toán chi tiết.

Kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu NSNN theo quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật, kiểm soát những nội dụng chi thường xuyên theo đúng định mức, tiêu chuẩn quy định của Nước và quy chế chi tiêu nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đây là nội dung kiểm soát chi các khoản mục chủ yếu trong đơn vị sự nghiệp:

-Kiểm soát chi thanh toán cá nhân:

+ Chi lương và các khoản trích theo lương: khi thanh toán lướng, căn cứ vào hệ số hương, phụ cấp (nếu có) và thời gian làm việc trong tháng của từng người để thanh toán. Quy trình kiểm soát đòi hỏi phải có sự phối hợp và giám sát của bộ phận quản lý nhân sự với bộ phận kế toán lương để thường xuyên theo dõi, cập nhập biến động về tiền lương, số lao động, BHYT, BHYT của từng cán bộ.

+ Đối với các khoản chi cá nhân khác: tùy theo từng nội dung chi mà cần có sự đối chiếu với từng bộ phần liên quan khác làm căn cứ để thanh toán.

- Kiểm soát nhóm chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn: trong đó, đối chiếu với các khoản chi mua hàng hóa, vật tư phục vụ chuyên môn phải có dự toán được

duyệt và phải xây dựng được các định mức sử dụng. Thực hiện chặt chẽ quy trình mua sắm vật tư như phải tiến hành tham khảo giá của nhiều cơ sở khác nhau về loại vật tư cần mua.

- Kiểm soát nhóm chi mua sắm, sữa chữa: bao gồm chi mua sắm và sửa chữa TSCĐ, chi sửa chữa các công trình kiến trúc tại đơn vị…Khi thực hiện mua sắm, sữa chữa TSCĐ phải thực hiện đúng quy trình mua sắm và sữa chữa theo đúng quy định của Nhà nước. Tùy theo đặc điểm và giá trị của mỗi lần mua sắm hay sữa chữa mà tiến hành lựa chọn các hình thức cho phù hợp như đấu thầu rộng rãi, báo giá cạnh tranh, chỉ định thầu…Đối với công tác xây dựng cơ bản cần thực hiện theo đúng quy định của Luật xây dựng và các quy trình của Nhà nước.

- Kiểm soát các khoản chi khác: các khoản chi này phải có dự toán được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt trước khi thực hiện, định mức chi cần được quy đinh cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách đối với đơn vị sự nghiệp sử dụng NSNN việc kiểm tra, kiểm soát công tác thu, chi ngân sách hết sức quan trọng, nó góp phần vào sự thành công của đơn vị để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đối với các đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân đề điều hành. Các đơn vị chưa thực sự chú trọng đến việc thiết lập một hệ thống KSNB nhằm đánh giá, phân tích các điều kiện cũng như nguồn lực của đơn vị nhằm đề ra những biện pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro và việc sử dụng lãng phí các nguồn lực, nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực được giao, khẳng định thương hiệu bằng cách cung ứng cho xã hội những sản phẩm dịch vụ tốt hơn.

Trong điều kiện được chuyển giao quyền tự chủ về tài chính cũng như tổ chức bộ máy như hiện nay, các đơn vị sự nghiệp cần phải tăng cường hơn nữa công tác KSNB, nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực được giáo, khẳng định thương hiệu bằng cách cung ứng cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

Thông qua việc trình bày khái quát về KSNB và đặc điểm hoạt động cũng như cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp, nội dung của chương 1 đã nêu lên những vấn đề lý luận chung về KSNB và công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách trong đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường CĐN khu vực Long Thành - Nhơn Trạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI NGÂN SÁCH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KHU VỰC

LONG THÀNH – NHƠN TRẠCH.

2.1. Những vấn đề chung về các trường CĐN trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai: 2.1.1. Đặc điểm chung về các Trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai

Chính phủ quản lý thống nhất các cơ sở dạy nghề, Bộ LĐTB&XH mà đại diện là tổng cục dạy nghề là cơ quan quản lý các dự án đầu tư phát triển theo một quy hoạch , kế hoạch và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Các Bộ ngành địa phương khác phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về các dự án đầu tư và phát triển các cơ sở dạy nghề. Ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm cho các trường dạy nghề trực thuộc sự quản lý của mình. Ủy Ban nhân dân các tỉnh thành phố giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển.

- Cùng với đà tăng trưởng về kinh tế, văn hóa – xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của quận Thanh Khê không ngừng phát triển. Hiệu quả giáo dục ở các nghề đều tăng lên, mạng lưới trường lớp được quy hoạch và điều chỉnh hợp lý, đa dạng hóa loại hình,, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển giáo dục và đào tạo. Toàn tỉnh có 5 trường Cao đẳng nghề gồm có Trường Cao đẳng Nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch, Trường Cao đẳng Nghề Lilama, Trường Cao đẳng Nghề Số 8,Trường Cao đẳng Nghề Đồng Nai, Trường Cao đẳng Nghề Cơ giới - Thủy lợi.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư manh mẽ theo hương “chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa”, trong thời gian qua, hằng năm bằng ngân sách Nhà nước cùng với sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức để xây dựng các phòng học, mua sắm các thiết bị dạy nghề theo chuẩn quốc gia.

- Việc đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin dạy học được triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả, các trường học đều được trang bị đủ máy móc hỗ trợ cho hoạt động dạy của giáo viên và tổ chức nâng cao tay nghề cho học sinh.

2.1.2.Nguồn tài chính của các trường cao đẳng nghề

a. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên

- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức.

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Kinh phí khác

b, Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Nhà trường gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học phí do người học đóng

- Thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

c. Các nguồn viện trợ, tài trợ d. Các nguồn khác.

2.1.3. Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính và ảnh hưởng đối với công tác kế toán tại các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

a. Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính

Các trường Cao Đẳng nghề hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh, được tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với phần sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp và phần học

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành - Nhơn Trạch thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 34)