Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Dịch vụ di động Thế Hệ Mới (Trang 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CTCP DỊCH VỤ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚ

2.2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như:

Một là, việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự tốt, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời (hệ số thanh toán bằng tiền) đều cho thấy tình hình tài chính của công ty tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mất khả năng thanh toán, nếu như công ty vấp phải những biến động lớn của thị trường.

Hai là, việc quản lý và sử dụng các khoản mục của vốn lưu động còn nhiều vướng mắc. Các chỉ tiêu đánh giá đều cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty là không cao. Trong khi vốn lưu động được gia tăng nhanh chóng với việc bổ sung nguồn vốn nợ và chủ sở hữu hàng năm, doanh thu và lợi nhuận lại không tăng được với tốc độ tương ứng. Khả năng sinh lợi của vốn lưu động thấp, tốc độ quay vòng chậm lại đáng kể đặc biệt vào năm 2013 là những điều mà công ty cần phải chú ý khắc phục trong thời gian tới.

Ba là, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tại công ty đang có chiều hướng giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng trong những năm trở lại đây. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn đi vào ổn định sản xuất kinh doanh nhưng trong tương lai gần, nếu không có sự cải thiện về tìm kiếm thị trường, quản lý chi phí và sử dụng vốn hiệu quả, Công ty sẽ đánh mất vị thế của mình, làm hạn chế uy tín và sụt giảm lợi thế cạnh tranh.

Bốn là, công ty có các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Đây là những khoản vốn bị chiếm dụng, gây lãng phí và làm giảm lượng tiền mặt cần thiết để đảm bảo thanh toán các khoản mục nợ ngắn hạn. Trên thực tế, tốc độ quay vòng vốn lưu động của công ty đã giảm cùng lúc với sự tăng của các khoản phải thu.

Điều này cho biết công ty đang gặp nhiều khó khăn trong thu nợ và giải quyết nợ đọng, làm suy giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung.

b. Nguyên nhân

• Nguyên nhân khách quan :

Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, thị trường tiềm năng bị khai thác gần hết và đang dần thu hẹp về số lượng khách hàng. Điều này phát sinh từ thực trạng số lượng nhà mạng viễn thông tại Việt Nam là rất hạn chế và một vài trong số đó sử dụng những dịch vụ tự cung cấp thay vì thuê ngoài, đồng thời số lượng người sử dụng di động và các dịch vụ giá trị gia tăng về viễn thông tại Việt Nam không còn tăng mạnh như trước và đang gần đạt đến mức bão hòa.

• Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, công ty đã mở rộng quy mô tài sản và nguồn vốn quá nhanh trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty không thể bắt kịp, gây ra sự lãng phí trong sử dụng vốn lưu động. Một kế hoạch cụ thể về quản trị vốn lưu động gắn liện với những bước phát triển của công ty trong thời gian gần đây là điều mà công ty còn thiếu.

Thứ hai, công ty không có sự chủ động trong một số quyết định thay đổi cơ cấu vốn lưu động cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, tiền mặt của công ty chiếm một trữ lượng lớn hơn mức cần thiết, điều này thể hiện qua chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời ở mức khá cao vào năm 2012, trong khi công ty hoàn toàn có thể sử dụng tiền để đầu tư qua nhiều kênh sinh lợi khác như đầu tư tài chính. Mặt khác, 2 năm gần đây công ty huy động nhiều nợ ngắn hạn và gia tăng rủi ro nhưng tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản vẫn được giữ không thay đổi so với trước, khiến cho các hệ số về khả năng thanh toán bị suy giảm liên tục. Hiện tượng này diễn ra do sự bất đối xứng về thông tin giữa các phòng ban trong công ty và do công ty hiện không có một phòng ban chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả sử dụng những nguồn vốn này.

Thứ ba, công ty đang tăng một cách quá nhanh các khoản tín dụng thương mại, thể hiện ở tỷ trọng nợ phải trả cao trong những năm gần đây. Tín dụng thương mại là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình hình kinh doanh, nhưng nếu tăng quá cao thì đây có thể là một mối đe dọa lớn dành cho công ty. Thực tế thì công ty đã phải

dữ trữ khá nhiều tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán dẫn đến lãng phí nguồn lực trong thời kỳ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công ty chưa đa dạng, chủ yếu đến từ vốn góp của chủ sở hữu và nợ ngắn hạn. Tuy cơ cấu nguồn vốn như vậy giúp công ty giảm chi phí tài chính trong huy động nhưng lại khiến cho công ty rơi vào tình trạng rủi ro cao, đặc biệt là khi nợ ngắn hạn đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Một chính sách huy động vốn đa dạng hơn, với nguồn vốn đến từ đi vay ngắn và dài hạn sẽ giúp công ty đa dạng hóa và phân tán rủi ro, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động.

Tóm lại, công tác tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty đã đạt được những thành quả nhất định, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn lại càng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, để đạt được điều đó công ty cần ngay lập tức từng bước tháo gỡ tất cả những khó khăn vướng mắc, đặc biệt trong khâu huy động, quản lý, sử dụng vốn lưu động và tạo được niềm tin, động lực trong lao động cho cán bộ công nhân viên, cũng như uy tín với khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Dịch vụ di động Thế Hệ Mới (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w