6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LIÊN QUAN
Theo Chuẩn mực TSCĐHH thì trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐHH về những thông tin sau:
+ Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐHH;
+ Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; + Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ; kế toán quốc tế còn bao gồm cả khoản lỗ lũy kế từ hư hỏng giảm giá trị tài sản.
+ Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐHH) phải trình bày các thông tin:
- Nguyên giá TSCĐHH tăng, giảm trong kỳ;
- Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và luỹ kế đến cuối kỳ;
- Giá trị còn lại của TSCĐHH đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang;
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐHH có giá trị lớn trong tương lai. - Giá trị còn lại của TSCĐHH tạm thời không được sử dụng; kế toán quốc tế chỉ khuyến khích công bố chỉ tiêu này.
- Nguyên giá của TSCĐHH đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; kế toán quốc tế chỉ khuyến khích công bố chỉ tiêu này.
- Giá trị còn lại của TSCĐHH đang chờ thanh lý; - Các thay đổi khác về TSCĐHH.
Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy, việc trình bày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tính của TSCĐHH cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xem xét
mức độ đúng đắn của các chính sách do ban lãnh đạo DN đề ra và có cơ sở để so sánh với các DN khác.
Doanh nghiệp phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu tới kỳ kế toán hiện hành hoặc các kỳ tiếp theo. Các thông tin phải được trình bày khi có sự thay đổi trong các ước tính kế toán liên quan tới giá trị TSCĐHH đã thanh lý hoặc đang chờ thanh lý, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao.
Ngoài những vấn đề trên của chuẩn mực TSCĐHH của kế toán Việt Nam, chuẩn mực Bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (IAS 16) của kế toán quốc tế còn nêu thêm những nội dung công bố thông tin như sau:
– Các khoản hư hỏng, giảm giá trị tài sản được ghi nhận vào lãi lỗ theo IAS số 36 “Tổn thất tài sản”.
– Chênh lệch tỷ giá từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền khác.
– Những giới hạn về quyền đối với những tài sản do cầm cố, thế chấp.
– Nếu các khoản bồi thường từ bên thứ ba cho những tài sản bị hư hỏng,
mất mát không được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì có nghĩa là đã bao gồm trong lãi lỗ.
– Nếu tài sản được trình bày theo giá trị đánh giá lại thì cần công bố thời
điểm đánh giá, chuyên gia đánh giá, phương pháp và giả định quan trọng làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp lý, phạm vi mà giá trị hợp lý được xác định bằng cách tham chiếu đến giá thị trường hoặc các kỹ thuật định giá khác, giá trị còn lại nếu tài sản được ghi nhận theo mô hình giá gốc, thặng dư từ việc đánh giá (bao gồm những thay đổi trong kỳ và giới hạn trong việc phân bổ số dư).
CHƯƠNG 2. THỰC TẾ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN