6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Khấu hao tài sản cố địnhhữu hình
a. Khái niệm về khấu hao và hao mòn tài sản cố định
Trong quá trình được sử dụng, dưới tác động của nhiều nguyên nhân (môi trường tự nhiên, điều kiện làm việc cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên tài sản cố định bị hao mòn dần. Do đó, hao mòn là một hiện tượng khách
quan làm giảm giá trị, giá trị sử dụng của TSCĐHH. Sự hao mòn này có thể chia thành hai loại đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, ăn mòn,… làm giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐHH giảm dần;
Hao mòn vô hình là sự giảm dần về mặt giá trị của TSCĐHH mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ (những loại TSCĐHH cùng loại được sản xuất ra với nhiều tính năng và năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn).
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐHH người ta tiến hành trích khấu hao, tức là lựa chọn phương pháp chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐHH vào chi phí kinh doanh. Do vậy khấu hao TSCĐHH là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào giá thành toàn bộ sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐHH sau khi hết thời gian sử dụng. Vậy khấu hao là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi lại giá trị của TSCĐHH do hao mòn. Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép DN phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của DN. Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho DN thu được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐHH. Về phương diện thuế khóa, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi nhuận chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐHH.
b. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình
Cả Chuẩn mực TSCĐHH của kế toán Việt Nam hay kế toán quốc tế đều đưa ra 03 phương pháp khấu hao TSCĐHH, gồm:
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; và + Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Theo Chuẩn mực TSCĐHH thì theo phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian), số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do DN xác định để áp dụng cho từng TSCĐHH phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.
Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐHH đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
Theo phương pháp khấu hao này thì mức khấu hao sẽ được cố định theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy DN nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của DN. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này DN sẽ thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ kỹ thuật) nên DN không có điều kiện để đầu tư trang bị tài sản cố định mới.
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau: Mức khấu hao bình
quân năm của TSCĐHH i (Mi)
= Nguyên giá
TSCĐHH i
x
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐHH
Hay:
Mức khấu hao bình quân năm của TSCĐHH I (Mi) = Nguyên giá TSCĐHH i Số năm sử dụng dự kiến của TSCĐHH i
Trên cơ sở mức khấu hao bình quân năm của từng TSCĐHH, kế toán tính ra mức khấu hao bình quân tháng của từng TSCĐHH và tổng mức khấu hao của toàn bộ TSCĐHH phải trích trong tháng (m) theo công thức sau:
Mức khấu hao bình quân năm của
TSCĐHHi Mức khấu hao bình quân tháng của TSCĐHHi (mi) = 12 Và n m = ∑ mi i=1
Theo chế độ hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC), việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐHH được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐHH tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (nguyên tắc tròn ngày). Vì thế, để đơn giản cho việc tính toán, nếu trong tháng trước không có biến động tăng, giảm TSCĐHH thì kế toán sẽ tiến hành trích khấu hao TSCĐHH phân bổ cho từng bộ phận sử dụng (tại từng phân xưởng sản xuất, tại bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý,…) theo công thức sau: Mức khấu hao TSCĐ phải trích tháng này ở bộ phận j = Mức khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước ở bộ phận j +
Mức khấu hao của những TSCĐ tăng thêm trong tháng này ở bộ phận j - Mức khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong tháng này ở bộ phận j Trong đó:
Số ngày phải trích khấu hao thực tế trong tháng của
TSCĐ tăng thêm tại bộ phận j
Mức khấu hao những TSCĐ tăng thêm trong
tháng này ở bộ phận j
=
Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ tăng thêm
tại bộ phận j
x
Số ngày thực tế của tháng
Số ngày thôi trích khấu hao thực tế trong tháng của TSCĐ giảm đi tại bộ phận j Mức khấu hao
những TSCĐ giảm đi trong tháng này ở bộ
phận j
=
Mức khấu hao phải trích bình quân tháng của TSCĐ giảm đi tại
bộ phận j
x
Số ngày thực tế của tháng
Trường hợp trong tháng trước có TSCĐ biến động thì mức khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng này còn cộng thêm và trừ đi mức khấu hao của những TSCĐ tăng thêm và giảm đi trong tháng trước. Sở dĩ như vậy là do trong mức khấu hao đã trích tháng trước chỉ mới cộng thêm mức khấu hao theo số ngày tăng của những TSCĐ tăng thêm và trừ đi mức khấu hao theo số ngày giảm của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước trong khi tháng này DN phải trích (hoặc thôi trích) khấu hao đủ cho cả tháng đối với TSCĐ tăng (hoặc giảm) tháng trước. Cụ thể như sau:
Mức khấu hao bình quân tháng của TSCĐ tăng thêm trong tháng trước ở bộ phận j X Số ngày theo lịch của tháng trước - Số ngày đã trích khấu hao trong tháng trước Mức khấu hao TSCĐ phải trích thêm trong tháng này tại bộ phận j =
Mức khấu hao bình quân tháng của TSCĐ giảm đi trong
tháng trước ở bộ phận j X Số ngày theo lịch của tháng trước - Số ngày đã trích khấu hao trong tháng trước Mức khấu hao TSCĐ phải giảm trừ đi trong tháng này tại bộ phận j =
Số ngày theo lịch của tháng trước
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp này thì mức trích khấu hao sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng của TSCĐHH. Phương pháp này phù hợp với các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới mà TSCĐHH có tốc độ hao mòn vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Áp dụng phương pháp khấu hao này DN sẽ thu hồi vốn nhanh để có điều kiện tái đầu tư TSCĐHH. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp nên gây khó khăn cho công tác kế toán.
Tài sản cố định hữu hình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản cố định hữu hình đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; Phương pháp trích khấu hao TSCĐHH theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐHH theo phương pháp đường thẳng (quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính).
Bước 2: xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐHH. Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐHH = Giá trị còn lại của TSCĐHH x Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu
hao nhanh =
Tỷ lệ khấu hao TSCĐHH theo phương pháp đường
thẳng
x
Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được xác định căn cứ vào chu kỳ đổi mới của máy móc, thiết bị. Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐHH quy định tại bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Cách thức xác định hệ số điều chỉnh theo thời gian sử dụng của TSCĐHH
Thời gian sử dụng của TSCĐHH Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm ≤ t ≤ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐHH thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐHH chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐHH.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Theo phương pháp khấu hao này thì mức trích khấu hao được cố định trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình, đòi hỏi DN phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để
chế tạo ra nhiều sản phẩm. Tính khấu hao theo phương pháp này đòi hỏi DN phải tính được mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng, đây chính là hạn chế của phương pháp này.
Công thức tính khấu hao được thể hiện như sau: Mức trích khấu hao phải trích trong tháng = Sản lượng hoàn thành trong tháng x Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị
sản lượng Trong đó:
Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng Mức khấu hao bình
quân trên một đơn vị sản lượng
=
Sản lượng tính theo công suất thiết kế
Tài sản cố định hữu hình được trích khấu hao theo sản lượng theo quy định phải là các loại máy móc, thiết bị phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
1.3.4. Đo lường tài sản cố định hữu hình tại thời điểm lập báo cáo tài
chính
a.Mô hình giá gốc
Đến thời điểm lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải tiến hành đo lường TSCĐHH của mình. Theo mô hình giá gốc, thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì TSCĐHH được phản ánh bởi chỉ tiêu giá trị còn lại theo công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐHH = Nguyên giá TSCĐHH - Hao mòn lũy kế của TSCĐHH
Thực tế theo mô hình giá gốc cũng tồn tại khoản tổn thất tài sản của TSCĐHH. Theo mô hình này, khoản lỗ từ giảm giá trị TSCĐHH được ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Và nếu tài sản bị giảm giá trị, không cần phải xóa sổ số hao mòn lũy kế hoặc tạo thêm khoản giảm giá trị lũy kế mà có thể gộp chung khoản giảm giá trị vào hao mòn lũy kế của tài sản đó. Tuy nhiên, nếu tài sản bị giảm giá trị thì khấu hao sẽ được tính toán dựa trên giá trị có thể thu hồi mới. Mà giá trị có thể thu hồi là giá cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế Việt Nam không áp dụng loại giá này nên khoản tổn thất tài sản không được đề cập đến.
b.Mô hình giá hợp lý
Theo mô hình giá hợp lý thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính, TSCĐHH của doanh nghiệp cũng được phản ánh bởi chỉ tiêu giá trị còn lại nhưng được tính bằng công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐHH = Giá hợp lý TSCĐHH - Hao mòn lũy kế của TSCĐHH - Tổn thất tài sản Trong đó:
Giá trị hợp lý là số tiền mà dựa vào đó tài sản có thể được trao đổi giữa các bên trong sự hiểu biết và tự nguyện. Về cơ bản, giá trị hợp lý là giá thị trường, nó thể hiện chi phí cơ hội khi bán tài sản hoặc khi gánh chịu một khoản nợ. Việc xác định giá trị hợp lý thường sử dụng những ước tính và đánh giá chuyên môn. Doanh nghiệp ước tính giá trị sẽ nhận được nếu giả định họ bán tài sản này trên thị trường. Nếu tài sản đem bán nhưng không có sẵn thị trường, lúc này có thể căn cứ vào thị trường của những tài sản tương tự.
1.4. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH