ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO NHỮNG ẢNH HƯỞNG VẢ TỔN THƯƠNG HOẠT

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030 (Trang 62)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.3.ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO NHỮNG ẢNH HƯỞNG VẢ TỔN THƯƠNG HOẠT

ĐỘNG TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC ĐẾN NĂM 2030 3.3.1. Nước biển dâng

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan ra nhanh chóng trong những thập niên tới. Hiện tượng triều cường, nước biển dâng gây sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn,…Nhiều vùng bị mất đất canh tác, một số vùng bị thoái hóa đất. Theo tính toán diện tích đất nông nghiệp bị ngập nước biển của tỉnh Nghệ An theo kịch bản phát thải trung bình B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trương thì diện tích các loại đất nông nghiệp tỉnh Nghệ An bị ngập nước biển (bảng 3.2)

51

Bảng 3.2. Diện tích đất nông nghiệp bị ngập khi nước biển dâng tỉnh Nghệ An

Stt Loại đất

Diện tích đất bị ngập nước biển (ha) 100 cm (năm 2100) 75 cm (năm 2050) 17 cm (năm 2030) 12 cm (năm 2020) Tổng 3.838,88 2.309,37 238,05 3,79

1 Đất chuyên trồng lúa nước 2.875,78 1.753,04 191,95 0,19 2 Đất trồng lúa nước còn lại 574,13 304,48 21,92 0,3 3 Đất nương dẫy trồng cây hàng

năm khác 0,09 0,06 0,01 0,01

4 Đất trồng cây công nghiệp lâu

năm 12,41 8,15

5 Đất có rừng trồng sản xuất 26 17,27 5,13 1,85

6 Đất trồng rừng sản xuất 2,17 2,0 1,6 1,4

7 Đất nuôi trồng thủy sản mặn, lợ 8,23 0,26 0,04 0,01 8 Đất chuyên nuôi trồng thủy sản

nước ngọt 314,66 224,11 17,4 0,03

9 Đất làm muối 25,41

Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020.

Trong các đối tượng đất nông nghiệp bị tổn thương ảnh hưởng bởi nước biển dâng thì đất chuyên trồng lúa nước có diện tích bị ngập nước biển nhiều nhất. Đến năm 2030 (nước biển dâng 17 cm) thì diện tích đất lúa nước bị ngập là 191,95 ha chiếm 80,63% diện tích đất nông nghiệp bị ngập nước biển. Diện tích đất lúa bị ngập nước biển sẽ không thể canh tác được, do độ mặn nước biển rất lớn.

Huyện Nghi Lộc là huyện ven biển của tỉnh Nghệ An là khu vực dễ bị tổn thương ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Trong hoạt động trồng trọt thì đất lúa là đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của nước biển dâng, khu vực dễ bị tổn thương chính là các xã ven biển Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang. Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng đến đất lúa của huyện (bảng 3.3)

52

Bảng 3.3. Dự báo đất lúa bị ngập nước biển huyện Nghi Lộc

Stt Hạng mục

Diện tích đất bị ngập nước biển (ha) 100 cm 75 cm 17 cm 12 cm (năm 2100) (năm 2050) (năm 2030) (năm 2020) Tổng 1330 973,37 126,19 5,06 1 Nghi Yên 350 210 36,19 1,06 2 Nghi Tiến 450 350 43 2 3 Nghi Thiết 320 253,37 35 1 4 Nghi Quang 210 160 12 1

Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020.

3.3.2. Xâm mặn

Nước biển dâng và dòng chảy trong sông có quan hệ tới xâm nhập mặn khác nhau ở mỗi vùng cửa sông. Các khu vực dễ bị tổn thương do xâm mặn là các xã ven biển và các xã gần cửa sông ven biển. Mực nước biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển huyện Nghi Lộc diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến quá trình lấy nước phục vụ cho hoạt động trồng trọt.

Một trong những hậu quả của nước mặn xâm nhập trong mùa khô sẽ gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho hoạt động trồng trọt có thể sẽ rõ rệt hơn và sản lượng các cây trồng sẽ giảm nghiêm trọng. Gia tăng xâm nhập mặn hàng năm kéo theo hệ sinh thái nông nghiệp cũng biến đổi theo hướng bất lợi đối với các loại cây trồng.

Dự báo đến năm 2030, thì hoạt động trồng trọt của xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Xuân, Nghi Phong, Phúc Thọ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng xâm mặn. Đối với các cây trồng chủ lực thì các cây lạc, vừng, cây ngô có khả năng chịu mặn tốt hơn so với cây lúa. Xâm mặn sẽ diễn ra mạnh vào vụ Hè thu, đối với cấy lúa nếu vùng bị xâm mặn có độ mặn >4%o thì gần như không thể canh tác được nữa, do đó đất lúa sẽ chỉ canh tác được vụ Đông xuân, vụ Hè Thu buộc phải chuyển sang các loại cây trồng khác chịu mặn hơn như: ngô, rau, khoai lang.

53 3.3.3. Tác động của gia tăng nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2) thì đến năm 2020, thì mức tăng nhiệt độ trung bình ở khu vực khoảng 0,5oC (so với thời kỳ 1980-1999). Đến năm 2030 thì mức tăng nhiệt độ trung bình ở khu vực khoảng 0,7oC. Việc gia tăng nhiệt độ sẽ tác động đến hoạt động trồng trọt huyện Nghi Lộc ở ở các khía cạnh:

- Nhiệt độ gia tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng làm thay đổi về năng suất, sản lượng.

- Nhiệt độ gia tăng sẽ làm suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng sẽ không có nước và không tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thay đổi nhiệt độ có nguy cơ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng và phát sinh dịch bệnh như: dịch rầy nâu và vàng lùn, sâu cuốn là nhỏ ở lúa, bệnh đốm lá ở cây lạc, sâu lá ngô, các loại sâu ở rau ăn lá.

- Nhiệt độ gia tăng vào mùa khô cùng với sự gia tăng xâm mặn vào mùa khô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng các cây trồng.

3.3.4. Thay đổi lượng mưa

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì đến năm 2020, lượng mưa trên địa bàn tăng 1,2% (so với thời kỳ 1980-1999). Đến năm 2030, lượng mưa trên địa bàn tăng 1,7% (so với thời kỳ 1980-1999). Việc gia tăng lượng mưa kéo theo hiện tượng mưa bão và lũ lụt. Dự bão các đợt bão và lũ lụt trở nên mạnh hơn, thời gian từng đợt ngập lụt kéo dài hơn. Các khu vực trồng trọt dễ bị tổn thương nhất là các xã ven biển, xã gần cửa sông và các khu vực có địa hình thấp như: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Xá, Nghi Phong, Phúc Thọ và Nghi Thái.

Các đối tượng cây trồng bị ảnh hưởng nhiều là: ngô, lạc, đậu tương, vừng, rau ăn lá vì khi lượng mưa gia tăng, gây ra hiện tượng ngập úng kéo dài thì các cây trồng này sẽ bị chết nếu hệ thống thủy lợi không đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời.

54

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT HUYỆN NGHI LỘC LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT HUYỆN NGHI LỘC

3.4.1. Giải pháp cho giai đoạn 2014-2020

Giai đoạn này, chủ yếu là thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng bao gồm:

a. Sử dụng các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm mặn, sử dụng các giống có khả năng chịu mặn như các giống lúa BTE1, DT68,... có khả năng chịu mặn ở mức muối khoảng 3 - 4%o.

- Khu vực ảnh hưởng bởi khô hạn: sử dụng các giống lạc có khả năng chịu hạn như: L24, LCB, L23, LBK, LTB,L08. Các giống ngô chịu hạn như: LVN25, SB009, giống vừng chịu hạn VĐ11,...

- Khu vực ảnh hưởng bởi ngập úng: Bộ giống lúa nổi chịu ngập trong thời gian dài được đề xuất là bộ giống lai gene của giống lúa chịu ngập SUB1 đó là bộ giống OM 5900/IR 64-sub1//OM 5900 thông qua phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, ở thế hệ BC2F3 đã xác định được 10 dòng (10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19) và bộ giống chịu úng: U17, U20, U21 của Viện Cây Lương thực.

b. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần kết hợp với việc đa dạng hóa sinh kế để đảm bảo thu nhập trong điều kiện rủi ro thiên tai gia tăng. Sinh kế của người dân trong khu vực hiện nay là tương đối nghèo nàn, kém hiệu quả và phụthuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và rất dễ gặp bất lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra khó lường như trong thời gian qua. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên để giảm thiểu các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra là rất cấp thiết. Cụ thể như sau:

55

- Đối khu vực canh tác lúa bị nhiễm mặn, sản xuất kém hiệu quả ở Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Quang, Nghi Thiết có thể chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có khả năng chịu mặn và có hiệu quả kinh tế cao hơn như: ngô, lạc, trồng rau.

- Đối với khu vực canh tác lúa bị khô hạn vụ Hè Thu và sản xuất kém hiệu quả ở các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Lâm có thể chuyển sang các cây trồng như: cỏ, ngô lai, mía, đậu tương, trồng dưa hấu.

- Vùng thường xẩy ra lũ lụt như Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Hưng… khoảng 100 ha, huyện chỉ đạo bắc mạ sớm, cấy mạ già.

c. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ

Giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch mùa vụ hiện tại và những dự báo tác động của biến đối khí hậu trong tương lai để đưa ra được lịch thời vụ hợp lý cho các loại cây trồng nhằm né tránh được những biến đổi bất lợi của biến đổi khí hậu.

- Đối với vụ Hè Thu nếu xâm mặn sảy ra vào cuối vụ hơn thì cần phải gieo giống sớm để né tránh ảnh hưởng của hạn hán.

- Các vùng thường sảy ra ngập lũ, khi ngập úng sảy ra cuối vụ thì nghiên cứu lịch gieo trồng sớm để tránh ảnh hưởng của ngập lũ làm chết giống cây trồng.

d. Giải pháp về ứng dụng khoa học – công nghệ, cải tiến kỹ thuật canh tác - Xây dựng nhà lưới đối với sản xuất rau vụ Đông, vì đây là thời vụ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại. Việc đưa mô hình nhà lưới trồng rau vào vùng rau là một bước đột phá mới trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Việc trồng rau nhà lưới ngoài có tác dụng chống lại rét đậm, rét hại, còn có tác dụng ngăn ngừa công trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn.

- Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng: thực trạng áp dụng tưới tiết kiệm nước tưới tiết kiệm nước đã chứng tỏ tính ưu việt so với phương thức tưới truyền thống, giúp tiết kiệm nước tưới, phân bón, giảm công chăm sóc, tăng năng suất, cải thiện thu nhập người dân và góp phần bảo vệ môi trường.

56

(1) Cải tiến mô hình canh tác lúa (thay đổi cơ cấu giống và điều chỉnh mùa vụ trong sản xuất lúa, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán đầu vụ và lũ lụt cuối vụ).

+ Mô tả quá trình hình thành và các cải tiến của mô hình: Tại Nghi Lộc, Nghệ An, do đặc điểm của thời tiết khí hậu phức tạp nên sản xuất lúa thường có hai vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu. Mục tiêu của sản xuất lúa là đạt hiệu quả kinh tế cao một cách bền vững, đảm bảo chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường. Vì vậy, đối với vụ Đông Xuân phải sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, có thể tránh tác động của thời tiết bất thuận như rét đậm, rét hại đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển quan trọng của cây lúa (mạ, làm đòng, trổ bông) rút ngắn thời gian dễ bị ảnh hưởng của dịch hại, thời vụ trổ bông an toàn, thu hoạch sớm vẫn đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt. Với sản xuất vụ Hè Thu, phải sử dụng giống ngắn ngày, kịp thu hoạch sớm trước mùa mưa bão nhưng vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng. Như vậy, xu thế tất yếu trong cơ cấu giống phải là bộ giống lúa ngắn ngày có khả năng kháng bệnh, chịu hạn trong vụ Đông và chịu úng lụt trong vụ Mùa, và cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao là nhân tố quan trọng không thể thiếu.

+ Năng lực thích ứng với điều kiện thời tiết bất thuận và hiệu quả sản xuất của mô hình:

 Chuyển đổi cơ cấu giống, từ giống dài ngày sang các giống ngắn ngày, tránh hạn và tránh lũ, kháng được các loại sâu, bệnh gây hại cho cây lúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Với giống ngắn ngày, cần tập trung bón lót nhiều, bón thúc sớm, bón cân đối các yếu tố đạm, lân, kali để hạn chế sâu bệnh.

 Sử dụng tiết kiệm và tận dụng nguồn nước tưới, chú ý đón mưa tiểu mãn cho các hồ đập, không tháo cạn trước khi thu hoạch lúa Xuân. Giống lúa chịu hạn như BTE1, DT68 sau thời gian trồng thử nghiệm đã cho thấy những đặc điểm nổi trội, thích ứng với những thay đổi thời tiết bất thuận. Khả năng phục hồi tốt sau hạn, trổ thoát, cổ bông dài, bông to, hạt mẩy và ít lép, khả năng chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao là những đặc tính dễ nhận thấy với các giống lúa ngắn

57

ngày đang được áp dụng tại tỉnh Nghệ An. So với giống lúa dài ngày cũ giống lúa mới rút ngắn được thời gian sinh trưởng (vụ Đông Xuân là 120 – 125 ngày, vụ Hè Thu là 105 – 110 ngày), năng suất đạt 6 – 7 tấn/ha, phù hợp với điều kiện sinh thái Nghi Lộc. Với những đặc tính đó, giống lúa ngắn ngày trồng tại Nghi Lộc sẽ giúp bà con nông dân tránh được rét đậm khi gieo mạ, gió Tây khi lúa trổ đòng (vụ Đông Xuân) và lũ khi thu hoạch (vụ Hè Thu).

+ Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật chính:

 Gieo khô hoặc sạ tùy thuộc vào kinh nghiệm sản xuất và chất đất của từng vùng. Với vụ Hè Thu, chú ý không gieo thẳng lúa mà gieo mạ tập trung để ứng phó với lụt.

 Với vụ Đông Xuân không gieo sạ.

 Trước giai đoạn cây lúa đẻ nhánh cần bừa ruộng phá váng, phèn, tạo đất xốp, làm đứt các rễ dài để cây lúa phát triển tốt (“lúa bừa, dưa cày” theo kinh nghiệm truyền thống của địa phương).

 Vụ Đông Xuân từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch. Vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch: năng suất thấp hơn vụ Đông Xuân do đất bị nhiễm phèn hoặc lụt.

 Về cơ cấu giống, ưu tiên sử dụng giống lúa ngắn ngày, chất lượng, gieo cấy tập trung theo vùng để thuận tiện cho việc phòng trừ sâu bệnh.

 Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế.

 Với diện tích gieo cấy trà lúa sớm, đặc biệttrên chân đất cây vụ Đông cần tăng cường chăm sóc, đảm bảo đủ nước tưới, bón phân tập trung bón lót sâu và bón thúc đẻ nhánh sớm, cân đối phân bón, đảm bảo lúa sinh trưởng phát triển nhanh, thu hoạch sớm để kịp thời vụ gieo trồng cây vụ Đông sớm.

 Làm kỹ đất, thực hiện vệ sinh đồng ruộng nhằm tiêu hủy nguồn sâu bệnh. + Rủi ro cần lưu ý:

58

 Rét đậm khi gieo mạ vụ Đông Xuân làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt, ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng.

 Các bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, sâu đục thân phát triển khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.

 Lũ lụt trong thời gian lúa sắp thu hoạch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất của mùa vụ.

+ Điều kiện áp dụng

 Vùng không chủ động tưới tiêu, dễ úng lụt trong mùa mưa hoặc vùng dễ bị bị hạn hán trong vụ Đông Xuân.

 Tận dụng nguồn nước phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030 (Trang 62)