HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TÍNH NHẠY CẢM VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030 (Trang 53)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TÍNH NHẠY CẢM VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 3.2.1. Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng trong khối kinh tế nông lâm thủy sản của huyện Nghi Lộc. Trong những năm vừa qua nhờ việc ứng dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật – khoa học công nghệ vào sản xuất nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng lên, nhờ đó mà giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn tăng qua các năm từ 42,65 triệu đồng/ha năm 2010 lên tới 64,97 triệu đồng/ha

42

vào năm 2013. Các cây trồng chính và cũng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chính tại huyện Nghi Lộc gồm: lúa, ngô, lạc, vừng, rau màu thực phẩm. Lúa và lạc là hai cây trồng chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là ngô. Cụ thể phát triển các cây trồng chính như sau:

- Cây lúa: ổn định diện tích trồng lúa, sản xuất trên đất thâm canh chủ động nguồn nước và tập trung vào 2 vụ sản xuất chính là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản ở các xã Nghi Quang, Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Yên, Nghi Đồng và các cây trồng lạc, vừng, đậu xanh, ngô hè ở các xã vùng màu Nghi Long, Nghi Thịnh, Nghi Trường, Nghi Hợp... diện tích lúa giảm dần qua các năm từ 17.214 ha (năm 2001) xuống còn 15.503 ha vào năm 2007 (giảm hơn 1.700 ha), đến năm 2010 còn 14.108 ha, năm 2013 là 14.940 ha; nhưng sản lượng lúa vẫn tăng từ 64.783 tấn năm 2001 lên tới 70.355 tấn vào năm 2011 và 76.501 tấn vào năm 2013. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là đưa các giống có năng suất cao và tăng cường đầu tư thâm canh. Do vậy, năng suất tăng nhanh từ 36,2 tạ/ha (năm 2001) lên 47,1 tạ/ha (năm 2007) lên 51,21 tạ/ha (năm 2013).

- Cây ngô: trước đây chủ yếu trồng xen trên đất lạc ở các xã vùng màu, từ năm 2007 cây cây ngô đã trở thành cây trồng sản xuất cả 3 vụ trong năm. Diện tích trồng ngô liên tục tăng qua các năm từ 1.172 ha năm 2001 lên tới 4.362 ha vào năm 2010 và 4.743 ha vào năm 2013. Nhờ áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật như giống ngô lai, cải thiện quy trình kỹ thuật canh tác mà năng suất ngô tăng qua các năm từ 21,2 tạ/ha năm 2001 lên tới 32,47 tạ/ha vào năm 2010 và 35,12 ha vào năm 2013. Sản lượng ngô tăng từ 2.489 tấn năm 2001 lên 10.692 tấn năm 2007, đạt 14.164 ha vào năm 2010 và 16.859 tấn vào năm 2013. Ngô không những là sản phẩm phục vụ chăn nuôi mà còn trở thành cây trồng cho thu nhập khá cao, bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha, điển hình như các xã Nghi Hợp, Nghi Khánh, Nghi Thịnh, Nghi Trường...

43 Hình 3.1. Cây lúa ở huyện Nghi Lộc

Biểu đồ 3.1. Diễn biến diện tích, sản lượng lúa giai đoạn 2011-2013

44 Hình 3.2. Cây ngô ở huyện Nghi Lộc

Biểu đồ 3.2. Diễn biến diện tích, sản lượng ngô giai đoạn 2011-2013

45 Hình 3.3. Cây lạc ở huyện Nghi Lộc

Biểu đồ 3.3. Diễn biến diện tích, sản lượng lạc giai đoạn 2011-2013

46 Hình 3.4. Cây vừng ở huyện Nghi Lộc

47

- Cây lạc: là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực và cũng là cây màu truyền thống của huyện, được người dân trồng chủ yếu bán ra thị trường nội địa và xuất khẩu. Những năm gần đây diện tích được mở rộng (diện tích, sản lượng đứng đầu tỉnh). Lạc không chỉ sản xuất vụ Xuân mà còn mở rộng sản xuất vụ Thu Đông. Diện tích năm 2001 đạt 4.129 ha, năng suất 14,4 tạ/ha và sản lượng đạt 5.957 tấn; đến năm 2007 diện tích đạt 5.915 ha (trong đó vụ thu đông đạt 1.374 ha), năng suất đạt 25,24 tạ/ha (trong đó vụ Thu đông đạt năng suất 19,6 tạ/ha) và sản lượng đạt 14.932 tấn; đến năm 2013 diện tích gieo trồng đạt 6.200 ha, năng suất đạt khoảng 28,1 tạ/ha, sản lượng đạt 17.422 tấn. Sau 3 năm thực hiện dự án cải tạo giống (2003-2005), cơ bản giống cũ được thay bằng giống lạc L14 có chất lượng và năng suất cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như thâm canh bằng phủ ni lông, nhất là phủ ni lông cho lạc trong vụ Đông đưa lại năng suất cao.

- Cây vừng: sau cây lạc, cây vừng là cây hàng hoá của huyện. Trong giai đoạn 2001-2004 cây vừng phát triển nhanh, về diện tích tăng từ 2.700 ha (2001) lên 3.154 ha (2005), 3 năm trở lại đây diện tích vừng giảm và có xu thế chững lại đến năm 2007 chỉ đạt 1.914 ha, năm 2013 còn khoảng 1.650 ha. Nguyên nhân do thời tiết trong các năm gần đây diễn biến phức tạp, hạn và mưa lụt nhiều, kết hợp với hạ tầng tiêu úng còn bất cập.

- Các cây rau màu thực phẩm: sản xuất rau, quả đã có bước chuyển biến tích cực. Năm 2007 diện tích trồng rau cả 3 vụ đạt gần 800 ha, đến năm 2013 đạ khoảng 920 ha, đã hình thành được một số vùng trồng rau chuyên canh ở các xã phụ cận thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò như xã Nghi Trung, Nghi Diên, Nghi Thạch, Nghi Trường, Nghi Khánh, Nghi Hợp, Nghi Long,...

- Hệ thống thủy lợi phục vụ hoạt động trồng trọt: các cây trồng chủ lực nêu trên đều là những cây trồng cần nước tưới để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển, do đó hệ thống thủy lợi có vai trò quan trọng đối với việc phát triển của ngành trồng trọt. Toàn huyện có 11 hồ chứa nước và 18 đập chứa nước với trữ lượng khoảng trên 21 triệu m3 , 45 trạm bơm điện, trên 450 km kênh mương các loại và có 33,2

48

km đê sông và đê biển (đê sông 31,3 km, đê biển 1,9 km). Dự án tiêu úng vùng sản xuất hoa màu đã xây dựng được 8/9 tuyến kênh tiêu chính gồm các kênh Rào Trường, Nghi Đức, Tây Nghi Phong, Đông Nghi Phong, cầu Lùng, cầu Tây, Nghi Xuân, Phúc Thọ và 26/40 kênh tiêu cấp 1 đã được thi công. Về cơ bản các công trình hồ đập, trạm bơm đáp ứng yêu cầu sản xuất tối thiểu của sản xuất nông nghiệp tuy nhiên các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 chưa được thường xuyên duy tu, nạo vét, nâng cấp hàng năm, hệ thống tiêu úng vùng sản xuất hoa màu đầu tư dàn trải nhiều năm nên thường gặp khó khăn trong thoát nước mùa mưa lũ.

- Về tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp của huyện Nghi Lộc và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện tại trên địa bàn huyện có khoảng 11 loại cây trồng (lúa, ngô, lạc, vừng, rau, đậu tương, khoai lang, mía, đậu tương, sắn, cây ăn quả). Trong đó có 5 loại cây trồng có diện tích lớn nhất là:

+ Cây lúa diện tích gieo trồng năm 2013 là 14.940 ha. Các loại giống lúa sử dụng trên địa bàn huyện bao gồm: KP1, Nhị ưu 986, Nhị ưu 25, Kinh sử ưu 725, SynsN6, BTE 1, NH2308, GS9, AC5, BT7. Nhìn chung các giống lúa đang sử dụng đều có khả năng kháng bệnh tương đối cao đều có khả năng chống đổ và chịu rét ở mức trung bình. Tuy nhiên các giống lúa trên đều không có khả năng chịu được mức độ mặn trên 4%o.

+ Cây ngô có diện tích gieo trồng năm 2013 là 4.743 ha. Các loại giống ngô sử dụng trên địa bàn huyện là: NK7328, CP 989, CPA 88, CP3Q, NK 66, NK 4300, 30Y87, 30N34. Các giống ngô này đều có khả năng kháng bệnh ở mức trung bình, có khả năng chịu mặn tốt, chịu lạnh ở mức trung bình. Cây ngô chịu ngập úng kém.

+ Cây lạc năm 2013 có diện tích gieo trồng 6.200 ha, các giống lạc được sử dụng: L14, L26, L23 đây là những giống lạc có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái và khí hậu của địa phương, các giống lạc đều có khả năng chịu mặn tốt, tuy nhiên khả năng chịu lạnh và chịu ngập úng kém.

+ Cây vừng có diện tích gieo trồng năm 2013 là 1.650 ha. Giống vừng sử dụng bao gồm hai loại chính là giống vừng trắng và giống vừng đen. Các giống

49

vừng đều có khả năng chịu mặn, chịu lạnh tương đối tốt. Tuy nhiên, khả năng chịu ngập úng và khô hạn kém.

+ Cây rau diện tích gieo trồng năm 2013 là 920 ha, các loại giống rau trên địa bàn huyện bao gồm: rau muống, rau bắp cải, bầu, bí, rau thơm, rau đậu, xu hào. Nhìn chung các loại rau đều cần nước tưới, không có khả năng chịu hạn và chịu ngập úng, khả năng chịu rét cũng kém. Khả năng chịu mặn của cây rau cao hơn so với cây lúa.

3.2.2. Tính nhạy cảm với biến đổi khí hậu của hoạt động trồng trọt huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Trồng trọt là lĩnh vực bị tác động nặng nề nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thuận do tác động của biến đổi khí hậu. Qua khảo sát, đánh giá của tác giả thì hạn hán, nắng nóng kéo dài, bão lụt, rét đậm rét hại là hiện tượng thời tiết cực đoan có tác động mạnh nhất đến các hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc. Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập của người trồng lúa có thể giảm từ 30 – 40% nếu gặp hạn hán trung bình và có thể giảm từ 70% hoặc mất trắng nếu cây lúa gặp hạn hán kéo dài. Nắng nóng làm tăng thêm chi phí về thủy lợi, tăng chi phí bảo vệ thực vật, chi phí phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng v.v. Hạn hán kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho khả năng xâm thực mặn tiến sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến cây trồng và làm giảm chất lượng đất canh tác. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An (2012), hàng năm có đến hơn 10.000 ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Hiện tượng này không những làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp mà còn là một trong những nguyên nhân làm thay đổi mùa vụ cây trồng.

Mùa mưa trong những năm gần đây thường phân bố không đều, nhiều trận mưa lớn, kéo dài gây ngập úng cục bộ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng. Trận lũ lụt lịch sử giữa tháng 10 năm 2010 với tổng lượng mưa gần 1.000 mm cùng với lũ từ thượng nguồn gây ngập úng trên diện rộng, gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt của huyện: làm ngập 1.500 ha vừng, 600 ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50

lạc, 3.700 ha ngô, 2.884 ha lúa Hè thu, 3.450 ha lúa Mùa, 628 ha rau màu và khoai lang bị ngập úng và mất trắng.

Những năm gần đây, rét đậm rét hại (nhiệt độ xuống < 13oC thậm chí < 10oC kèm theo mưa phùn) có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào những tháng mùa đông đã tác động xấu đến sản xuất vụ Đông Xuân trên địa bàn huyện. Hiện tượng này thường gây chết mạ hoặc mạ đến tuổi không cấy được do thời tiết quá lạnh, gây chết lúa hoặc khó ra rễ. Nhiều năm mạ phải bỏ, gieo lại, ảnh hưởng đến thời vụ, giảm năng suất sản lượng và tăng chi phí sản xuất.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trồng trọt như hệ thống kênh mương, cống thủy lợi cũng bị tác động, hư hại nhiều do nắng nóng và hạn kéo dài đồng thời cũng bị sạt lở, vỡ khi bão lũ lớn. Thống kê thiệt hại năm 2009 do ít có bão lớn, mưa to nên ít có thiệt hại trên toàn huyện Nghi Lộc những năm 2010 với cơn bão số 3 và trận lụt lịch sử đã làm cho trên 28 km kênh các loại, hệ thống đê ngăn mặn ở khu vực Nghi Thái, Nghi Khánh bị hư hỏng nặng, nhiều công trình hồ đập tại các xã Nghi Yên, Nghi Lâm… bị sạt lở, nhiều cửa cống bị vỡ. Thiệt hại riêng đối với các công trình này ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng, sự gia tăng các rủi ro thiên tai đang gây thiệt hại đáng kể về vật chất đồng thời gây cản trở phát triển sản xuất của trồng trọt.

3.3. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO NHỮNG ẢNH HƯỞNG VẢ TỔN THƯƠNG HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC ĐẾN NĂM 2030 ĐỘNG TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC ĐẾN NĂM 2030 3.3.1. Nước biển dâng

Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan ra nhanh chóng trong những thập niên tới. Hiện tượng triều cường, nước biển dâng gây sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn,…Nhiều vùng bị mất đất canh tác, một số vùng bị thoái hóa đất. Theo tính toán diện tích đất nông nghiệp bị ngập nước biển của tỉnh Nghệ An theo kịch bản phát thải trung bình B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trương thì diện tích các loại đất nông nghiệp tỉnh Nghệ An bị ngập nước biển (bảng 3.2)

51

Bảng 3.2. Diện tích đất nông nghiệp bị ngập khi nước biển dâng tỉnh Nghệ An

Stt Loại đất

Diện tích đất bị ngập nước biển (ha) 100 cm (năm 2100) 75 cm (năm 2050) 17 cm (năm 2030) 12 cm (năm 2020) Tổng 3.838,88 2.309,37 238,05 3,79

1 Đất chuyên trồng lúa nước 2.875,78 1.753,04 191,95 0,19 2 Đất trồng lúa nước còn lại 574,13 304,48 21,92 0,3 3 Đất nương dẫy trồng cây hàng

năm khác 0,09 0,06 0,01 0,01

4 Đất trồng cây công nghiệp lâu

năm 12,41 8,15

5 Đất có rừng trồng sản xuất 26 17,27 5,13 1,85

6 Đất trồng rừng sản xuất 2,17 2,0 1,6 1,4

7 Đất nuôi trồng thủy sản mặn, lợ 8,23 0,26 0,04 0,01 8 Đất chuyên nuôi trồng thủy sản

nước ngọt 314,66 224,11 17,4 0,03

9 Đất làm muối 25,41

Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020.

Trong các đối tượng đất nông nghiệp bị tổn thương ảnh hưởng bởi nước biển dâng thì đất chuyên trồng lúa nước có diện tích bị ngập nước biển nhiều nhất. Đến năm 2030 (nước biển dâng 17 cm) thì diện tích đất lúa nước bị ngập là 191,95 ha chiếm 80,63% diện tích đất nông nghiệp bị ngập nước biển. Diện tích đất lúa bị ngập nước biển sẽ không thể canh tác được, do độ mặn nước biển rất lớn.

Huyện Nghi Lộc là huyện ven biển của tỉnh Nghệ An là khu vực dễ bị tổn thương ảnh hưởng bởi nước biển dâng. Trong hoạt động trồng trọt thì đất lúa là đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của nước biển dâng, khu vực dễ bị tổn thương chính là các xã ven biển Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Quang. Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng đến đất lúa của huyện (bảng 3.3)

52

Bảng 3.3. Dự báo đất lúa bị ngập nước biển huyện Nghi Lộc

Stt Hạng mục

Diện tích đất bị ngập nước biển (ha) 100 cm 75 cm 17 cm 12 cm (năm 2100) (năm 2050) (năm 2030) (năm 2020) Tổng 1330 973,37 126,19 5,06 1 Nghi Yên 350 210 36,19 1,06 2 Nghi Tiến 450 350 43 2 3 Nghi Thiết 320 253,37 35 1 4 Nghi Quang 210 160 12 1

Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020.

3.3.2. Xâm mặn

Nước biển dâng và dòng chảy trong sông có quan hệ tới xâm nhập mặn khác nhau ở mỗi vùng cửa sông. Các khu vực dễ bị tổn thương do xâm mặn là các xã ven biển và các xã gần cửa sông ven biển. Mực nước biển dâng cao làm quá trình xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc dải ven biển huyện Nghi Lộc diễn biến phức tạp và càng lấn sâu vào trong đất liền, ảnh hưởng đến quá trình lấy nước phục vụ cho hoạt động trồng trọt.

Một trong những hậu quả của nước mặn xâm nhập trong mùa khô sẽ gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho hoạt động trồng trọt có thể sẽ rõ rệt hơn và sản lượng các cây trồng sẽ giảm nghiêm trọng. Gia tăng xâm nhập mặn hàng năm kéo theo hệ sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030 (Trang 53)