2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
(1) Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tài liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn huyện Nghi Lộc, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt, tham khảo tài liệu biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(2) Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế các vùng trồng trọt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhất là cấc xã khu vực ven biển để biết được những đối tượng cây trồng nào dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất.
(3) Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng…), điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng sản xuất nông nghiệp, cũng như các loại sử hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân. Tổng số phiếu điều tra phỏng vấn 50 phiếu (10 phiếu điều tra cán bộ, 40 phiếu điều tra nông hộ).
- Đối với điều tra hộ: tiến hành điều tra tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động canh tác trồng trọt thông qua phiếu điều tra, điều tra kinh nghiệm và những kiến
36
thức bản địa về canh tác của người nông dân trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đối với cán bộ điều tra: điều tra cán bộ huyện, cán bộ xã về tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, những biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan diễn tra trên địa bàn huyện Nghi Lộc, phỏng vấn về vấn đề lồng ghép các mục tiêu quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển ngành trồng trọt của địa phương. (4) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: sử dụng các phần mềm chuyên dụng như EXCEL, SPSS,...
(5) Phương pháp đánh giá tổn thương biến đổi khí hậu và thiên tai: Phương pháp này xuất phát từ định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) về mức độ dễ bị tổn thương – độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. phương pháp này nhằm xác định được những khu vực dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và thiên tai, xác định được những đối tượng cây trồng dễ bị tổn thương hiện tại và dự báo trong tương lai.
- Theo ICRISAT (2009) thì chỉ số tổn thương được thiết lập trên cơ sở được thiết lập trên cơ sở khái niệm về tính dễ bị tổn thương ( mức độ phơi lộ, tính nhạy cảm và khả năng thích nghi). Cơ sở tính để tính chỉ số tổn thương sẽ bao gồm các yếu tố/chỉ thị chính như sau:
+ Mức độ phơi lộ về mặt tự nhiên.
+ Mức độ phơi lộ của các đối tượng cần đánh giá tính tổn thương.
+ Mức độ nhạy cảm, chống chịu của các đối tượng cần đánh giá tính dễ bị tổn thương.
Các chỉ số được lựa chọn phù hợp cho từng đối tượng và khả năng sẵn có của số liệu. Đối với mỗi phần của chỉ số trong quá trình tính chỉ số tổn thương, dữ liệu thu thập được sắp xếp theo một ma trận hình chữ nhật với các dòng thể hiện các vùng trong khu vực và các cột là giá trị của các yếu tố chỉ thị. Nếu chúng ta có M vùng (xã/phường) và có K yếu tố chỉ thị, thì chúng ta sẽ có K yếu tố chỉ thị, khi đó chúng ta sẽ có một bản ma trận gồm M dòng và K cột, Xij là giá trị chỉ thị j tương ứng với vùng i.
37 Bảng 2.1. Bảng ma trận chỉ số tổn thương Vùng (xã/phường) Yếu tố chỉ thị 1 2 . J . K 1 X11 X12 . X1j . X1k 2 . . . . . . . .
I Xi1 Xi2 . Xij . Xik
. M
38 CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN