Phạm không gian vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030 (Trang 46)

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2.Phạm không gian vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An. 2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp tiếp cận

(1) Tiếp cận hệ thống (System Approach): cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình sinh thành thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Vạch ra được bản chất toàn vẹn của hệ thống qua việc phát hiện ra được: a) cấu trúc của hệ, b) quy luật tương tác giữa các thành tố của hệ, c) tính toàn vẹn (tính tích hợp).

Nhìn chung cách tiếp cận hệ thống xuyên suốt quá trình nghiên cứu (không nghiên cứu từng biến cụ thể với những phân tích đơn lẻ, mà nghiên cứu theo tập hợp biến và kết quả mô phỏng để có nhiều hướng tác động mới). Cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp toàn diện trong việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các giải pháp ứng phó được với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong sản xuất nông nghiệp.

(2) Tiếp cận hệ sinh thái (Ecosystem Approach):

Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường việc bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững theo hướng cân

35

bằng. Đây là cách tiếp cận này là khuôn khổ cơ bản cho các hành động nhằm thực hiện và đề xuất các giải pháp phi công trình trong việc thích ứng và giảm thiểu tác động động của nước biển dâng đến hệ thống sản xuất nông nghiệp, đất canh tác lúa và sản xuất lúa. Tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc ứng dụng các phương pháp khoa học thích hợp tập trung vào các cấp độ tổ chức sinh học, bao gồm các chức năng, quá trình, cấu trúc thiết yếu và những mối tương tác giữa sinh vật và môi trường của chúng.

(3) Tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Các mô hình này, có nhiều lợi ích đã thu hút được cộng đồng cùng tham gia một cách chủ động vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững mang tính chất dài hạn, chi phí không cao.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

(1) Thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tài liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn huyện Nghi Lộc, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt, tham khảo tài liệu biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(2) Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế các vùng trồng trọt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhất là cấc xã khu vực ven biển để biết được những đối tượng cây trồng nào dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất.

(3) Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng…), điều tra đánh giá hiệu quả sử dụng sản xuất nông nghiệp, cũng như các loại sử hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân. Tổng số phiếu điều tra phỏng vấn 50 phiếu (10 phiếu điều tra cán bộ, 40 phiếu điều tra nông hộ).

- Đối với điều tra hộ: tiến hành điều tra tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động canh tác trồng trọt thông qua phiếu điều tra, điều tra kinh nghiệm và những kiến

36

thức bản địa về canh tác của người nông dân trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đối với cán bộ điều tra: điều tra cán bộ huyện, cán bộ xã về tình hình diễn biến bất thường của thời tiết, những biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan diễn tra trên địa bàn huyện Nghi Lộc, phỏng vấn về vấn đề lồng ghép các mục tiêu quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu trong kế hoạch phát triển ngành trồng trọt của địa phương. (4) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: sử dụng các phần mềm chuyên dụng như EXCEL, SPSS,...

(5) Phương pháp đánh giá tổn thương biến đổi khí hậu và thiên tai: Phương pháp này xuất phát từ định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) về mức độ dễ bị tổn thương – độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. phương pháp này nhằm xác định được những khu vực dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và thiên tai, xác định được những đối tượng cây trồng dễ bị tổn thương hiện tại và dự báo trong tương lai.

- Theo ICRISAT (2009) thì chỉ số tổn thương được thiết lập trên cơ sở được thiết lập trên cơ sở khái niệm về tính dễ bị tổn thương ( mức độ phơi lộ, tính nhạy cảm và khả năng thích nghi). Cơ sở tính để tính chỉ số tổn thương sẽ bao gồm các yếu tố/chỉ thị chính như sau:

+ Mức độ phơi lộ về mặt tự nhiên.

+ Mức độ phơi lộ của các đối tượng cần đánh giá tính tổn thương.

+ Mức độ nhạy cảm, chống chịu của các đối tượng cần đánh giá tính dễ bị tổn thương.

Các chỉ số được lựa chọn phù hợp cho từng đối tượng và khả năng sẵn có của số liệu. Đối với mỗi phần của chỉ số trong quá trình tính chỉ số tổn thương, dữ liệu thu thập được sắp xếp theo một ma trận hình chữ nhật với các dòng thể hiện các vùng trong khu vực và các cột là giá trị của các yếu tố chỉ thị. Nếu chúng ta có M vùng (xã/phường) và có K yếu tố chỉ thị, thì chúng ta sẽ có K yếu tố chỉ thị, khi đó chúng ta sẽ có một bản ma trận gồm M dòng và K cột, Xij là giá trị chỉ thị j tương ứng với vùng i.

37 Bảng 2.1. Bảng ma trận chỉ số tổn thương Vùng (xã/phường) Yếu tố chỉ thị 1 2 . J . K 1 X11 X12 . X1j . X1k 2 . . . . . . . .

I Xi1 Xi2 . Xij . Xik

. M

38 CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. BIỂU HIỆN VÀ DỰ BÁO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HUYỆN NGHI LỘC ĐẾN NĂM 2030 NĂM 2030

3.1.1. Chế độ nhiệt

Kết quả đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình nhiệt độ tại các trạm trong thập kỷ gần đây cho thấy nền nhiệt độ trung bình của 4 thập kỷ gần đây (1961 – 2000) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn 3 thập kỷ trước đó. Trong các mùa xu thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn như nhau. Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong thập kỷ (1991-2000). Giữa các vùng có sự khác nhau về xu thế biển đổi thể hiện thông qua tương quan so sánh giữa nhiệt độ thập kỷ 1991- 2000 với thập kỷ 1981-2000. Theo kết quả tính toán sơ bộ, mức tăng nhiệt độ trung bình trong thời gian qua 0,07 – 0,150C/thập kỷ. Tại Nghệ An và huyện Nghi Lộc, biến đổi nhiệt độ tương đối lớn, về mùa đông chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng khoảng 2 – 3oC. Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ trung bình nhỏ hơn, khoảng 1-2oC (Đài khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011).

Theo dự báo của Bộ tài nguyên và Môi trường (2012) thì: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đến năm 2020, thì mức tăng nhiệt độ trung bình ở khu vực khoảng 0,5oC (so với thời kỳ 1980-1999). Mức tăng nhiệt độ theo mùa như sau:

+ Tăng trung bình mùa Đông 0,5oC. + Tăng trung bình mùa Xuân 0,5oC. + Tăng trung bình mùa Hè 0,5oC. + Tăng trung bình mùa Thu 0,5oC.

- Đến năm 2030, thì mức tăng nhiệt độ trung bình ở khu vực khoảng 0,7oC (so với thời kỳ 1980-1999). Mức tăng nhiệt độ theo mùa như sau:

+ Tăng trung bình mùa Đông 0,8oC. + Tăng trung bình mùa Xuân 0,7oC.

39 + Tăng trung bình mùa Hè 0,7oC. + Tăng trung bình mùa Thu 0,8oC. 3.1.2. Chế độ mưa

So sánh lượng mưa trung bình giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm, cũng như lượng mưa tháng. Lượng mưa ở Nghệ An (trong đó có huyện Nghi Lộc) 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu hướng giảm dần (Trạm quan trắc Vinh đo đếm lượng mưa cho huyện Nghi Lộc và Thành phố Vinh) (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ tỉnh Nghệ An

Nguồn: Đài khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, 2011

Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) thì:

- Đến năm 2020, lượng mưa trên địa bàn tăng 1,2% (so với thời kỳ 1980-1999). Biến đổi lượng mưa theo mùa như sau:

+ Mùa Đông tăng trung bình 0,7%. + Mùa Xuân giảm trung bình 1,2%. + Mùa Hè tăng trung bình 2,1%. + Mùa Thu tăng trung bình 1,5%.

- Đến năm 2030, lượng mưa trên địa bàn tăng 1,7% (so với thời kỳ 1980-1999). Biến đổi lượng mưa theo mùa như sau:

+ Mùa Đông tăng trung bình 1,0%. + Mùa Xuân giảm trung bình 1,8%.

40 + Mùa Hè tăng trung bình 3,1%. + Mùa Thu tăng trung bình 2,2%. 3.1.3. Xâm mặn

Do đặc thù là 1 huyện ven biển, nên Nghi Lộc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi xâm mặn. Tại cống Bara Nghi Quang (một trong 2 cống ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất của tỉnh Nghệ An), mực độ nhiễm mặn đo được ở trên mặt nước là 8‰ và ở dưới đáy của cống là 30‰; trong khi tiêu chuẩn cho phép để tháo lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thì độ nhiễm mặn của cống phải dưới 1‰. Tại trạm bơm chợ Quán, xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc mặc dù nằm cách biển khoảng 20km, tại đây nhân viên thủy lợi đo được độ nhiễm mặn của nước dưới cống là 4‰. Như vậy, xâm mặn đã diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các vùng bị ảnh hưởng nặng chính là các xã thuộc khu vực ven biển. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An hàng năm có đến hơn 10 ngàn ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.

Theo kịch bản phát thải trung bình B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) thì ảnh hưởng của BĐKH, trong đó có tình trạng nước biển dâng đối với Nghệ An là rất lớn, huyện Nghi Lộc là huyện ven biển sẽ chịu ảnh hưởng. Nước biển dâng sẽ kéo theo vấn đề xâm mặn. Tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo, ngưỡng mặn 4‰ tại sông Lam có thể lên đến trên 30 km vào năm 2020 và các sông Mơ, sông Thái, sông Bùng có thể lên đến 6 - 7 km. Các xã Phúc Thọ, Nghi Tiến, Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc) có nguy cơ nhiễm mặn trên 4‰ là rất cao.

3.1.4. Nước biển dâng

Theo dự báo về nước biển dâng tại “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020” theo kịch bản phát thải trung bình B2 thì đến năm 2020 (tương ứng với mực nước biển dâng 12 cm) thì diện tích toàn tỉnh Nghệ An bị ngập khoảng 51,05 ha, đến năm 2030 (nước biển dâng 30 cm) thì diện tích bị ngập toàn huyện 421,93 ha. Cũng theo kết quả dự báo này thì đến năm 2020 diện tích đất bị ngập nước biển của huyện Nghi Lộc khoảng 10,12 ha, đến năm 2030 diện tích bị ngập toàn huyện là 142,89 ha.

41

3.1.5. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác

a. Hạn hán: Hạn hán là hiện tượng thời tiết xảy ra thường xuyên nhất tại vùng Nghi Lộc. Nếu như trước kia hạn hán thường chỉ gặp 1 lần/năm thì hiện nay, hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn, 2 – 3 lần/năm với cường độ lớn hơn và thời gian lại kéo dài hơn (thường là 2 – 3 tháng so với mức dưới 1 tháng những năm trước đây). Kết quả điều tra cho thấy hiện tượng hạn hán 5 năm (2007-2012) trở lại đây gia tăng khá mạnh. Tất cả các xã trong huyện đều chịu ảnh hưởng của hạn hán. Khu vực nào có mùa hạn cũng mất khoảng 4 tháng/năm và nếu dài có thể đến 6 tháng/năm. Mức độ hạn hán cũng tăng rõ rệt làm cho các tháng 5-7 hầu như không có nước phục vụ sản xuất. Đi kèm với các đợt hạn hán thường là gió Lào và nắng nóng, nhiệt độ tăng cao.

b. Mưa bão và lũ lụt: Bão ở khu vực miền Trung nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng thường đi kèm với các đợt mưa lớn kéo dài nên thường gây lụt lội, đồng thời mưa bão cũng thường gắn với mùa lũ do mưa nhiều trên các vùng thượng nguồn tạo nên các cơn lũ đổ về hạ nguồn. Mưa bão và lũ lụt là hiện tượng thiên tai thường xuyên tại khu vực dự án, tuy nhiên thời gian gần đây cường độ các đợt bão và lũ lụt trở nên mạnh hơn, thời gian từng đợt ngập lụt kéo dài hơn và thời gian xảy ra bão lụt cũng bất thường hơn đặc biệt từ khoảng 2007-2008 trở lại đây. Bão lụt hiện nay thường xảy ra 4 – 5 lần trong năm, mỗi đợt kéo dài khoảng 7 – 10 ngày vào tháng 7 – 9 âm lịch hàng năm, ảnh hưởng không nhỏ tới thời vụ sản xuất trên địa bàn huyện.

3.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TÍNH NHẠY CẢM VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT TẠI HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 3.2.1. Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành sản xuất quan trọng trong khối kinh tế nông lâm thủy sản của huyện Nghi Lộc. Trong những năm vừa qua nhờ việc ứng dụng nhanh các thành tựu kỹ thuật – khoa học công nghệ vào sản xuất nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng lên, nhờ đó mà giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn tăng qua các năm từ 42,65 triệu đồng/ha năm 2010 lên tới 64,97 triệu đồng/ha

42

vào năm 2013. Các cây trồng chính và cũng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chính tại huyện Nghi Lộc gồm: lúa, ngô, lạc, vừng, rau màu thực phẩm. Lúa và lạc là hai cây trồng chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là ngô. Cụ thể phát triển các cây trồng chính như sau:

- Cây lúa: ổn định diện tích trồng lúa, sản xuất trên đất thâm canh chủ động nguồn nước và tập trung vào 2 vụ sản xuất chính là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản ở các xã Nghi Quang, Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Yên, Nghi Đồng và các cây trồng lạc, vừng, đậu xanh, ngô hè ở các xã vùng màu Nghi Long, Nghi Thịnh, Nghi Trường, Nghi Hợp... diện tích lúa giảm dần qua các năm từ 17.214 ha (năm 2001) xuống còn 15.503 ha vào năm 2007 (giảm hơn 1.700 ha), đến năm 2010 còn 14.108 ha, năm 2013 là 14.940 ha; nhưng sản lượng lúa vẫn tăng từ 64.783 tấn năm 2001 lên tới 70.355 tấn vào năm 2011 và 76.501 tấn vào năm 2013. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là đưa các giống có năng suất cao và tăng cường đầu tư thâm canh. Do vậy, năng suất tăng nhanh từ 36,2 tạ/ha (năm 2001) lên 47,1 tạ/ha (năm 2007) lên 51,21 tạ/ha (năm 2013).

- Cây ngô: trước đây chủ yếu trồng xen trên đất lạc ở các xã vùng màu, từ năm 2007 cây cây ngô đã trở thành cây trồng sản xuất cả 3 vụ trong năm. Diện tích trồng ngô liên tục tăng qua các năm từ 1.172 ha năm 2001 lên tới 4.362 ha vào năm 2010 và 4.743 ha vào năm 2013. Nhờ áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật như giống ngô lai, cải thiện quy trình kỹ thuật canh tác mà năng suất ngô tăng qua các năm từ 21,2 tạ/ha năm 2001 lên tới 32,47 tạ/ha vào năm 2010 và 35,12 ha vào năm 2013. Sản lượng ngô tăng từ 2.489 tấn năm 2001 lên 10.692 tấn năm 2007, đạt 14.164 ha vào năm 2010 và 16.859 tấn vào năm 2013. Ngô không những là sản phẩm phục vụ chăn nuôi mà còn trở thành cây trồng cho thu nhập khá cao, bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha, điển hình như các xã Nghi Hợp, Nghi Khánh, Nghi Thịnh, Nghi Trường...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030 (Trang 46)