2. Mục đ ích, yêu cầu của đề tài
2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
- Ngày mọc: Khi cây có 50% số cây/ ô mọc 2 là mầm. - Ngày ra hoa: Khi có 50% số cây / ô có ít nhất 1 hoa nở.
- Ngày quả chín: 50% số cây có 90% số quả có màu nâu.
- Các chỉ tiêu về hình thái: đo đếm 10 cây mẫu/ô ở thời kỳ thu hoạch. + Chiều cao cây: đo từđốt của 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng (cm). + Sốđốt trên thân chính: đếm số đốt trên thân.
2.3.3.2. Đặc điểm thực vật học
- Loại hình sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn. - Hình dạng màu sắc lá. - Màu sắc hoa. - Màu sắc hạt và màu sắc rốn hạt. Phương pháp: Quan sát bằng mắt. 2.3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng đậu tương * Khả năng chống chịu sâu
- Sâu cuốn lá hại nhiều ở thời kỳ ra hoa.
Phương pháp theo dõi: trên mỗi ô thí nghiệm ta đo 1m2 trồng đậu tương và đếm số sâu trên m2đó.
- Sâu đục quả:
Tiến hành đếm số quả bị sâu hại ở 10 cây mẫu (đếm lúc thu hoạch). % quả bị hại = Kq/Kt x 100%
Trong đó: Kq là tổng số quả bị sâu hại của 10 cây mẫu. Kt là tổng số quả của 10 cây mẫu.
( Lấy ở 3 lần nhắc lại trên mỗi giống thí nghiệm rồi lấy trung bình)
* Khả năng chống chịu bệnh
- Các bệnh trên lá như gỉ sắt, sương mai, đốm nâu được đánh giá theo
điểm ở thời kỳ quả chắc xanh và chín sinh lí.
Điểm 0: không bị bệnh.
Điểm 2: 6 - 10% diện tích lá bị bệnh.
Điểm 3: 11 - 25% diện tích lá bị bệnh.
Điểm 4: 26 - 50% diện tích lá bị bệnh
Điểm 5: trên 50% diện tích lá bị bệnh.
- Bệnh lở cổ rễ: được đánh giá theo 5 điểm ở thời kỳ 1-2 lá kép
Điểm 1: không bị bệnh. Điểm 2: 1 - 5% số cây bị bệnh. Điểm 3: 6 - 25% số cây bị bệnh. Điểm 4: 26 - 50 % số cây bị bệnh. Điểm 5: Trên 50% số cây bị bệnh. * Khả năng chống đổ
Đánh giá theo qui phạm khảo nghiệm giống đậu tương. Theo thang
điểm từ 1-5 Theo dõi vào thời kỳ trước khi cây ra hoa và quả chắc.
Điểm1: hầu hết các giống đứng thẳng.
Điểm 2: dưới 25% số cây đổ hẳn (tất cả các cây chỉ nghiêng nhẹ hay 10% số cây bịđổ).
Điểm 3: từ 25 -50% số cây đổ hẳn.
Điểm 4: từ 50 - 70% số cây đổ hẳn.
Điểm 5: trên 70% số cây đổ hẳn.
2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (đo đếm 10 cây trên ô)
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Tổng số quả trên cây. - Số quả chắc trên cây. - Số quả 1 hạt. - Số quả 2 hạt. - Số quả 3hạt. - Số hạt chắc/quả.
- Khối lượng 1000 hạt (gr) - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) - Năng suất thực thu (tạ/ha)
Phương pháp: Lấy ngẫu nhiên 10 cây (3 lần nhắc lại), đếm và chia trung bình. - Số quả chắc trên cây, số quả 1 hạt, quả 2 hạt, quả 3 hạt trên cây.
- Số hạt chắc trên quả = Tổng số hạt chắc/ Tổng số quả chắc (10 cây/ô) - Khối lượng 1000 hạt: dàn đều hạt, chia theo đường chéo thành 4 phần, loại bớt hạt ở 2 phần đối đỉnh, 2 phần còn lại đếm 500 hạt ở mỗi phần và cân trọng lượng được M1 và M2. Khối lượng 1000 hạt = M1+ M2 khi: (M1 - M2) (M1 + M2) x 100 ≤ 5% 2
- Năng suất lí thuyết: Được tính theo các yếu tố cấu thành năng suất Số quả chắc/cây x hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ cây/m2
NSLT ( tạ/ha) = 10.000
- Năng suất thực thu: là năng suất thu trên ô thí nghiệm ở lần nhắc lại rồi tính trung bình, suy ra năng suất thực thu trên đơn vị diện tích (tạ/ha).
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu
- Số liệu được xử lí bằng các thuật toán thống thống kê theo phương pháp thí nghiệm (Phạm Chí Thành, 1976) [31].
- Các số liệu thu thập được xử lí trên máy tính theo chương trình IRRISTART.
2.4. Xây dựng mô hình
- Địa điểm: xã Thượng Hà - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. - Diện tích: 1,8 ha (0,6 ha/dòng, không kể diện tích đối chứng).
- Phân bón (tính cho 1 ha): Phân chuồng hoai: 5 tấn.
Phân vô cơ: 20 kg N + 60 P205 + 30 kg K20.
- Biện pháp kỹ thuật áp dụng: áp dụng theo quy trình kỹ thuật chung
đối với cây đậu tương.
2.5. Tổ chức đánh giá lựa chọn dòng
Bằng phương pháp cho điểm, tổ chức đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí riêng biệt tổng hợp số điểm, xác định dòng có tổng số điểm cao nhất giới thiệu cho sản xuất.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN