Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 25)

2. Mục đ ích, yêu cầu của đề tài

1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trong thư tích thế kỷ VI đã cho biết ở bắc bộ có trồng đậu tương. Sách "Vân

đài loại ngữ" của Lê Quí Đôn thế kỷ 18 cho rằng cây đậu tương được trồng từ

ngàn năm nay nhưng với diện tích còn ít. Hiện nay cây đậu tương ở Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo, nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài ra cây đậu tương còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và

xuất khẩu. Có thể nói cây đậu tương ở Việt Nam đang phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Đậu tương là cây trồng cổ truyền, thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau. Trước đây đậu tương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi (Cao Bằng, Lạng Sơn) với diện tích nhỏ bằng các giống địa phương sau đó được lan rộng ra khắp cả nước.

Hiện nay, cả nước đã hình thành 6 vùng chính sản suất đậu tương, đó là vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất 26,2%, miền núi Bắc Bộ 24,7%,

Đồng bằng sông Hồng 17,5%, Đồng bằng sông Cửu Long 12,4%. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 80% diện tích trồng đậu tương của cả nước. Đậu tương trồng ở vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu 31,6%, vụ hè 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ đông xuân 29,7%. Về sản lượng, riêng 3 vùng Đồng Bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 63,8% sản lượng

đậu tương của cả nước. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12,4% diện tích nhưng lại chiếm 20,9% sản lượng đậu tương của cả nước và năng suất bình quân cao nhất nước 16 tạ/ha (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [4].

Để đẩy mạnh việc phát triển đậu tương ở các vùng núi phía Bắc, Lào Cai đã xây dựng mô hình trồng đậu tương giống mới nguyên chủng trên diện tích là 100 ha nhằm đáp ứng nhu cầu về giống tại chỗ cho các địa phương, đặc biệt trong vụ hè và hè thu, tỉnh tiếp tục triển khai trồng thêm 400 ha đậu tương (Bùi Mạnh Tuấn, 2001) [32]. Qua đó, diện tích trồng đậu tương được mở rộng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng đậu tương ở nước ta. Như vậy, sản xuất đậu tương ở nước ta ngày càng phát triển. Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của cây đậu tương đối với nhu cầu về đạm cho con người, thức ăn cho gia súc và cải tạo đất đai.

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ( 2002 - 2005) Năm Diện tích (ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng ( tấn)

2002 158.600 12,963 205.300 2003 166.500 13,532 225.300 2004 182.500 12,632 240.000 2005 185.000 13,243 245.000

(Nguồn: Thống kê của FAOSTAT Database, 2006)[48]

Qua bảng 1.5 cho thấy: diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của nước ta tăng dần trong những năm gần đây. Năm 2002 diện tích mới chỉ đạt 158.600 ha và không ngừng tăng qua các năm đạt cao nhất là năm 2005 với diện tích 185.000 ha tăng hơn 1,16 lần; Năng suất biến động từ 12,963 (năm 2002) lên 13,234 tạ/ha (năm 2005 – tăng 1,02 lần) và sản lượng từ 205.300 tấn (năm 2002) lên 245.000 tấn (năm 2005 - tăng 1,19 lần). Để đạt được những kết qủa trên có đóng góp không nhỏ của một mạng lưới các nhà khoa học, thuộc các cơ quan từ trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp (13,234 tạ/ha năm 2005), thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của thế giới (22,928 tạ/ha năm 2005). Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất thấp là chưa có giống thích hợp cho từng vùng sinh thái, biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa cao, canh tác theo kiểu truyền thống. Ở nhiều vùng miền núi thậm chí không sử dụng phân bón hoặc bón phân nhưng không cân đối giữa đạm, lân, ka li. Do đó để tăng năng suất, trong thời gian tới việc chọn tạo ra các giống đậu tương cho năng suất cao chất lượng tốt là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho các nhà chọn, tạo giống trong công tác nghiên cứu.

Vì vậy, định hướng nghiên cứu phát triển đậu tương trong giai đoạn 2001 - 2010 của nước ta như sau (Trần Đình Long và Cộng sự, 2002) [25]:

- Chọn các giống có tiềm năng năng suất cao (cho vụ xuân) đạt từ 3 đến 4 tấn/ha đểđáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người và làm thức ăn gia súc.

- Chọn giống có hàm lượng dầu cao đạt từ 20 - 25% (những giống hiện nay mới đạt từ 18 - 22%).

- Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn dưới 75 ngày để trồng trong vụ hè giữa 2 vụ lúa.

- Chọn giống ngắn ngày 80 - 85 ngày cho vụ thu đông ở Đồng bằng Bắc bộ.

- Chọn giống đậu tương có phẩm chất hạt tốt, khối lượng 100 hạt đạt trên 30g, rốn trắng (các giống hiện có đạt từ 10 - 15 g/100 hạt, rốn đen) để

xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá 600 - 800 USD/1 tấn hạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)