Vật liệu thí nghiệ m

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 39)

2. Mục đ ích, yêu cầu của đề tài

2.1.1.Vật liệu thí nghiệ m

Gồm 13 dòng đậu tương mới của Viện cây lương thực thực phẩm và giống vàng Cao Bằng làm đối chứng. STT Tên dòng Nguồn gốc dòng 1 TL2102 TH184 x ĐH4 2 TL2103 ĐT92 x D6 3 TL2104 TL57 x ĐT92 4 TL2105 TL57 x D6 5 TL2106 TL57 x D6 6 TL2301 TL57 x D6 7 TL2302 ĐT92 x D6 8 TL2401 TL57 x ĐT92 9 TL2402 TL57 x DT84 10 TL2501 ĐT92 x DT84 11 TL2502 87008 x ĐH4 12 TL2503 AK03 x DT84 13 TL2504 TL57 x DT84 14 Vàng Cao Bằng Giống địa phương 2.1.2. Địa đim và thi gian nghiên cu

- Địa điểm tiến hành đề tài: xã Thượng Hà, huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng - Thời gian nghiên cứu: vụ xuân năm 2006 và vụ xuân năm 2007.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khả năng, sinh trưởng, phát triển và năng suất của dòng đậu tương thí nghiệm.

- Xây dựng mô hình trình diễn với các dòng có triển vọng trong vụ

xuân năm 2007.

2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

2.3.1. Phương pháp b trí thí nghim

+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD (Randomized Complete Block Design) với 3 lần nhắc lại cho 13 dòng và vàng Cao Bằng được dùng làm giống đối chứng. + Cách bố trí - Số công thức: 14 công thức - Số lần nhắc lại (số khối): 3 khối - Số ô thí nghiệm: 14 x 3 = 42 ô - Kích thước mỗi ô: 7m2 = 5m x 1,4m - Tổng diện tích thí nghiệm: 294m2/vụ

Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm 14 dòng, giống đậu tương vụ xuân năm 2006, 2007 Dải bảo vệ 10 6 1 11 8 5 2 14 7 3 9 12 4 13 8 3 2 14 9 13 10 12 1 4 6 5 11 7 1 5 7 6 12 4 9 4 11 13 8 10 2 14 Dải bảo vệ D i b o v D i b o v

2.3.2. Quy trình k thut

- Theo quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương 10 TCN 339 - 98 [36]. - Thời vụ gieo: vụ xuân năm 2006: 15/2/2006

vụ xuân năm 2007: 23/2/2007

- Làm đất: đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại sau đó chia khối, lên luống, rạch hàng.

- Phân bón:

+ Phần chuồng hoai: 5 tấn/ha

+ Phân vô cơ: 20N + 60P2O5 + 30K2O/ha (kg/ha) + Phương pháp bón:

Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/2 N + 1/2 K2O

Bón thúc: lượng đạm và kali còn lại, khi cây có 3 - 5 lá kép kết hợp làm cỏ và vun xới.

- Mật độ khoảng cách: + Mật độ: 33 cây/m2

+ Khoảng cách: 35 cm x 10cm - Chăm sóc:

+ Làm cỏ, vun xới, tưới nước bằng phương pháp thủ công

+ Diệt sâu hại bằng phương pháp thủ công (bắt bằng tay) và phun thuốc hoá học.

- Thu hoạch: Khi quả chín hoàn toàn (vỏ quả chuyển sang màu nâu) thì thu hoạch.

2.3.3. Các ch tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển

- Ngày mọc: Khi cây có 50% số cây/ ô mọc 2 là mầm. - Ngày ra hoa: Khi có 50% số cây / ô có ít nhất 1 hoa nở.

- Ngày quả chín: 50% số cây có 90% số quả có màu nâu.

- Các chỉ tiêu về hình thái: đo đếm 10 cây mẫu/ô ở thời kỳ thu hoạch. + Chiều cao cây: đo từđốt của 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng (cm). + Sốđốt trên thân chính: đếm số đốt trên thân.

2.3.3.2. Đặc điểm thực vật học

- Loại hình sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn. - Hình dạng màu sắc lá. - Màu sắc hoa. - Màu sắc hạt và màu sắc rốn hạt. Phương pháp: Quan sát bằng mắt. 2.3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng đậu tương * Khả năng chống chịu sâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sâu cuốn lá hại nhiều ở thời kỳ ra hoa.

Phương pháp theo dõi: trên mỗi ô thí nghiệm ta đo 1m2 trồng đậu tương và đếm số sâu trên m2đó.

- Sâu đục quả:

Tiến hành đếm số quả bị sâu hại ở 10 cây mẫu (đếm lúc thu hoạch). % quả bị hại = Kq/Kt x 100%

Trong đó: Kq là tổng số quả bị sâu hại của 10 cây mẫu. Kt là tổng số quả của 10 cây mẫu.

( Lấy ở 3 lần nhắc lại trên mỗi giống thí nghiệm rồi lấy trung bình)

* Khả năng chống chịu bệnh

- Các bệnh trên lá như gỉ sắt, sương mai, đốm nâu được đánh giá theo

điểm ở thời kỳ quả chắc xanh và chín sinh lí.

Điểm 0: không bị bệnh.

Điểm 2: 6 - 10% diện tích lá bị bệnh.

Điểm 3: 11 - 25% diện tích lá bị bệnh.

Điểm 4: 26 - 50% diện tích lá bị bệnh

Điểm 5: trên 50% diện tích lá bị bệnh.

- Bệnh lở cổ rễ: được đánh giá theo 5 điểm ở thời kỳ 1-2 lá kép

Điểm 1: không bị bệnh. Điểm 2: 1 - 5% số cây bị bệnh. Điểm 3: 6 - 25% số cây bị bệnh. Điểm 4: 26 - 50 % số cây bị bệnh. Điểm 5: Trên 50% số cây bị bệnh. * Khả năng chống đổ

Đánh giá theo qui phạm khảo nghiệm giống đậu tương. Theo thang

điểm từ 1-5 Theo dõi vào thời kỳ trước khi cây ra hoa và quả chắc.

Điểm1: hầu hết các giống đứng thẳng.

Điểm 2: dưới 25% số cây đổ hẳn (tất cả các cây chỉ nghiêng nhẹ hay 10% số cây bịđổ).

Điểm 3: từ 25 -50% số cây đổ hẳn.

Điểm 4: từ 50 - 70% số cây đổ hẳn.

Điểm 5: trên 70% số cây đổ hẳn.

2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (đo đếm 10 cây trên ô)

Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Tổng số quả trên cây. - Số quả chắc trên cây. - Số quả 1 hạt. - Số quả 2 hạt. - Số quả 3hạt. - Số hạt chắc/quả.

- Khối lượng 1000 hạt (gr) - Năng suất lý thuyết (tạ/ha) - Năng suất thực thu (tạ/ha)

Phương pháp: Lấy ngẫu nhiên 10 cây (3 lần nhắc lại), đếm và chia trung bình. - Số quả chắc trên cây, số quả 1 hạt, quả 2 hạt, quả 3 hạt trên cây.

- Số hạt chắc trên quả = Tổng số hạt chắc/ Tổng số quả chắc (10 cây/ô) - Khối lượng 1000 hạt: dàn đều hạt, chia theo đường chéo thành 4 phần, loại bớt hạt ở 2 phần đối đỉnh, 2 phần còn lại đếm 500 hạt ở mỗi phần và cân trọng lượng được M1 và M2. Khối lượng 1000 hạt = M1+ M2 khi: (M1 - M2) (M1 + M2) x 100 ≤ 5% 2

- Năng suất lí thuyết: Được tính theo các yếu tố cấu thành năng suất Số quả chắc/cây x hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ cây/m2

NSLT ( tạ/ha) = 10.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng suất thực thu: là năng suất thu trên ô thí nghiệm ở lần nhắc lại rồi tính trung bình, suy ra năng suất thực thu trên đơn vị diện tích (tạ/ha).

2.3.4. Phương pháp x lí s liu

- Số liệu được xử lí bằng các thuật toán thống thống kê theo phương pháp thí nghiệm (Phạm Chí Thành, 1976) [31].

- Các số liệu thu thập được xử lí trên máy tính theo chương trình IRRISTART.

2.4. Xây dựng mô hình

- Địa điểm: xã Thượng Hà - huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng. - Diện tích: 1,8 ha (0,6 ha/dòng, không kể diện tích đối chứng).

- Phân bón (tính cho 1 ha): Phân chuồng hoai: 5 tấn.

Phân vô cơ: 20 kg N + 60 P205 + 30 kg K20.

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng: áp dụng theo quy trình kỹ thuật chung

đối với cây đậu tương.

2.5. Tổ chức đánh giá lựa chọn dòng

Bằng phương pháp cho điểm, tổ chức đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí riêng biệt tổng hợp số điểm, xác định dòng có tổng số điểm cao nhất giới thiệu cho sản xuất.

Chương 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2006 và 2007 của huyện Bảo Lạc

Bảo lạc là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 10 dương lịch, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 19,8 - 21,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 - 18,30C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 35 - 360C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở vùng núi đá là - 3,40C.

- Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng 1.300 - 1.400 giờ phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè có số giờ nắng nhiều, mùa

đông có số giờ nắng thấp, một số nơi có sương muối, nhất là các thung lũng. - Lượng bốc hơi hàng năm biến động từ 850 - 1.000 mm. Thường từ

tháng 11 - 3 năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, nên gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

- Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1000 - 1.300 mm phân bố

không đều giữa các tháng và các khu vực. Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm tới 70 - 80 % lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30 % thời kỳ khô hạn nhất là vào các tháng 12,1,2 và tháng 3.

- Độ ẩm không khí trung bình 84 - 85%, tháng 7 có độ ẩm cao nhất là 88 - 89% và tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 70 - 72%.

- Gió: Có 2 hướng gió chính là gió đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 11, đôi khi xuất hiện gió lốc cục bộ từng khu vực hẹp nên ít ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Tuy nhiên trên địa bàn huyện nhiều lúc cũng xuất hiện sương mù, dông tố, mưa đá, lũ quét và sương muối. Sương muối được hình thành ở hầu hết mọi nơi trong huyện, nhất là các khu vực có độ cao từ 300 - 600m, mỗi đợt thường xảy ra từ 1- 2 ngày, thời gian xuất hiện chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Với đặc điểm khí hậu của huyện như trên, cho phép trên địa bàn huyện có thể phát triển một nền nông nghiệp tương đối đa dạng với các cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên do lượng mưa trung bình của huyện thấp, tập trung trong thời gian ngắn nên khi bố trí cây trồng cần tính đến việc hạn chế rửa trôi, giữ ẩm cho đất, bố trí các cây trồng có tính chịu hạn cao. Khi nghiên cứu khả

năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương chúng tôi đã tiến hành điều tra đặc điểm thời tiết khí hậu của huyện Bảo lạc trong thời gian tiến hành đề tài.

Bảng 3.1. Tình hình thời tiết khí hậu huyện Bảo lạc vụ xuân năm 2006 và 2007 Nhiệt độ Năm Tháng Tối cao (C0) Tối thấp (C0) Trung bình (C0) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Giờ nắng (giờ) 2 32,5 11,7 17,8 83 11,5 42,5 3 34,3 8,1 20,7 79 29,5 10,7 4 39,2 16,5 25,6 78 53,5 139,0 5 38,9 13,6 25,9 81 208,8 163,0 2006 6 36,4 22,3 28,0 85 191,2 150,2 2 32,8 6,3 20,3 82 91,7 139,7 3 33,8 12,3 21,4 83 21,1 101,4 4 38,2 13,9 22,8 79 130,8 111,3 5 39,3 16,1 25,8 80 125,9 174,7 2007 6 37,0 22,6 28,9 81 137,6 208,1

( Nguồn: Số liệu của Trạm khí tượng tỉnh Cao Bằng ) [29]

Qua bảng 3.1 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời kỳ gieo hạt (Tháng 2) nhiệt độ thấp (17,80C), ít mưa (tổng lượng mưa 11,5 mm) không thuận lợi cho cây đậu tương nảy mầm.

Thời kỳ ra hoa (cuối tháng 3) thời tiết không thuận lợi, ít mưa (tổng lượng mưa 29,5 mm), nhiệt độ thấp (20,7C0), gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây con.

Thời kỳ thu hoạch (cuối tháng 5 đầu tháng 6), mưa nhiều (208,8mm),

ẩm độ cao ảnh hưởng đến việc thu hoạch và bảo quản.

Nhìn chung thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2006 của huyện Bảo lạc không thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây đậu tương.

* Vụ xuân năm 2007:

Thời kỳ gieo hạt (tháng 2) thời tiết ấm áp với điều kiện nhiệt độ 20,3C0, mưa vừa thuận lợi cho cây đậu tương nảy mầm.

Thời kỳ ra hoa (tháng 4) nhiệt độ 22,8 0C, tổng lượng mưa 130,8 mm tương đối thích hợp cho đậu tương ra hoa, đậu quả.

Thời kỳ thu hoạch (tháng 6) có nền nhiệt độ 28,9 0C, ít mưa thuận lợi cho quả chín và thu hoạch.

Thời tiết vụ xuân năm 2007 tương đối thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển.

3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng đậu tương thí nghiệm

Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc, kết quả là sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào các cơ quan trong cây, phát triển là sự

biến đổi về chất các tế bào, các cơ quan dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc, chức năng của chúng.

Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình không tách rời nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và quá trình phát triển lại tạo điều kiện cho sinh trưởng.

Đối với cây đậu tương thì sinh trưởng và phát triển là quá trình biến đổi từ hạt, là sự tăng lên không ngừng về chiều cao cây, số lá, quá trình lớn lên của quả và hạt cho đến khi đạt kích thước tối đa và chín.

3.2.1. Các giai đon sinh trưởng và phát trin ca các dòng đậu tương

Nghiên cứu về giai đoạn sinh trưởng của các giống là việc làm cần thiết giúp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí, là tiền đề chọn tạo ra các giống

đậu tương phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện ngoại cảnh của từng vùng và từng vụ gieo trồng khác nhau.

Tổng thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt

đến khi hạt chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng luôn biến động theo giống,

điều kiện sinh thái, biện pháp kỹ thuật và đặc biệt theo mùa vụ gieo trồng. Theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương là căn cứ để phân loại loại giống cũng như làm cơ sở cho bố trí thời vụ gieo trồng và xây dựng công thức luân canh phù hợp cho các vùng sinh thái cụ thể.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2006 - 2007 tại huyện Bảo Lạc

Đơn vị: ngày

Thời gian từ gieo đến…… STT Dòng Ra hoa Chắc xanh chín 1 TL2102 59 116 138 2 TL2103 51 99 119 3 TL2104 46 98 118 4 TL2105 56 111 132 5 TL2106 51 102 122 6 TL2301 56 103 123 7 TL2302 55 110 131 8 TL2401 46 78 95 9 TL2402 47 83 101 10 TL2501 47 76 93 11 TL2502 51 79 97 12 TL2503 47 76 93 13 TL2504 47 81 100 14 vàngcaobằng(Đ/c) 52 93 113 (Số liệu trung bình của 2 vụ xuân 2006, 2007)

* Giai đoạn từ gieo đến ra hoa

Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quan trọng của cây đậu tương, vào cuối thời kỳ này cây đậu tương xẩy ra quá trình phân hoá mầm hoa là giai

đoạn quyết định đến tổng số đốt, số cành, số lá và tổng số hoa trên cây. Vì vậy, trong thời gian này cần phải tạo điều kiện cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt tích luỹ vật chất cho quá trình ra hoa, tạo quả. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh cũng như kỹ thuật canh tác.

Giai đoạn ra hoa được bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên nở cho đến hoa cuối cùng. Hoa của đậu tương thường bắt đầu được hình thành từ đốt thân chính thứ 4 đến đốt thứ 8 trở lên. Thời gian này rễ, thân, cành, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Thời gian ra hoa dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính của từng dòng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 39)