Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua đối thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe (Trang 45)

6. Cấu trúc khóa luận

2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua đối thoại

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong các tác phẩm văn học, bởi văn chương là nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ vừa là công cụ, vừa là phương tiện để nhà văn khái quát và phản ánh cuộc sống, không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học. Nhà văn Macxim Goorki trong Bàn về văn học

tập 2 (NXB văn học) đã khẳng định: “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện, các hình tượng của cuộc sống - là chất liệu văn học”. Khi đi vào tác phẩm văn học, ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện. Bên cạnh lời kể, để cho nhân vật tự bộc lộ hết bản thân mình, nhà văn còn để cho nhân vật tự cất lên tiếng nói của chính mình. Ngôn ngữ của nhân vật chính là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm tự sự hoặc kịch (ở đây là tự sự). Ngôn ngữ của nhân vật thường được chia làm hai loại là đối thoại và độc thoại. Trong Túp lều bác Tom, nhà văn chủ yếu để các nhân vật đối thoại với nhau. Đó là nhà văn để nhân vật của mình tự trao đổi, trò chuyện, thậm chí tranh luận với nhau về một vấn đề nào đó, phẩm chất của nhân vật thường được bộc lộ nhiều qua ngôn ngữ, đặc biệt là đối thoại.

Trong truyện, hầu hết ngôn ngữ nhân vật đều là ngôn ngữ đối thoại. Nhà văn không đi xây dựng những nhân vật quá phức tạp, có tâm lí sâu sắc và có sự phân thân nhưng chỉ với ngôn ngữ đối thoại thôi cũng đủ để nhà văn tạo nên những hiệu quả nghệ thuật rất đặc sắc và thú vị. Ngôn ngữ đối thoại được nhà văn sử dụng rất thành thục trong việc khai thác tình huống truyện và xung đột.

Trong Túp lều bác Tom nhà văn tạo dựng khá nhiều tình huống, xung đột, đặt nhân vật vào tình huống khó khăn để cho bản thân nhân vật bộc lộ. Mâu thuẫn muôn đời trong xã hội là mâu thuẫn giữa kẻ giàu và người nghèo, giữa kẻ thống trị và người bị trị. Trong Túp lều bác Tom mâu thuẫn này cũng

41

không ngoại lệ và được nhà văn khắc họa bằng đối thoại. Đó là những cuộc đối thoại của Legrre với bác Tom, qua đó thể hiện xung đột gay gắt không chỉ giữa hai nhân vật này mà còn là xung đột giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa thiện và ác. Khi đối thoại với bác Tom, ngôn ngữ của Legree rất thô lỗ: “Thế nào, thằng chó chết kia? Mày bảo điều tao sai mày là bất công à? Đồ súc sinh, chúng mày dám mở mồm nói là gì là công bằng với bất công à?” [16,456], “Úi chà, con chó ngoan đạo này lại lạc vào những kẻ tội lỗi chúng ta! … Này, quân hèn mạt, tưởng mình là ngoan đạo lắm…” [16,456]. Rồi cuối cùng nhận ra mắng chửi và đòn roi không thể khuất phục được con người thẳng thắn, trung thực như bác Tom, Legree lại kiếm lời ngọt ngào để phỉnh phờ nhằm khuất phục bác. Hắn nói: “Mày dại lắm. Tao đã từng nghĩ mua mày về sẽ rất có ích. Mày khá hơn nhiều so với thằng Sambo hay thằng Quimbo và lẽ ra đã được sống an nhàn. Thay vì bị chửi mắng và đánh đập, mày lẽ ra sẽ được tự do, làm ông chủ và đánh đập những đứa nô lệ khác, thỉnh thoảng mày được nhấp một ngụm rượu cho ấm bụng nữa chứ. Mày thấy thế có được không? Nào, liệng cái thứ rác rưởi ấy vào lò sưởi và gia nhập tôn giáo của tao đi”. [16,493]. Bản chất xấu xa của nhân vật đã được bộc bộ một cách chân thực, rõ ràng và sống động. Những lời Legree nói vói bác Tom là những lời lẽ hết sức thô bỉ và có thái độ khinh thường, hắn gọi bác Tom là “thằng chó chết kia”, “đồ súc sinh”, “con chó ngoan đạo”, cách xưng hô mày - tao hết sức thô bỉ. Trong thâm tâm, hắn chưa bao giờ xem bác Tom là con người. Với hắn, bác Tom cũng như những người nô lệ da đen của hắn chẳng khác nào con vật. Hắn muốn có bác bởi hắn đã nhận ra phẩm chất của bác, biết bác có thể trở thành một người quản lí tốt, hắn sẽ rèn luyện cho bác trở nên độc ác, nhẫn tâm, để bác thay hắn quản lí đồn điền. Nhưng hắn mãi mãi không bao giờ có được bác Tom, bởi thứ hắn có được chỉ là thể xác của bác, người như hắn không bao giờ có được tâm hồn của bác. Người như Legree dù có là ông chủ

42

của bác Tom thì cũng vẫn luôn luôn thất bại, mãi mãi không bao giờ một con người độc ác, một tâm hồn hèn kém như hắn có thể khuất phục được một con người, một tâm hồn như bác Tom.

Đối thoại cũng được nhà văn sử dụng để góp phần bộc lộ tâm lí. Với một đứa trẻ có số phận bất hạnh, không cha mẹ, không người thân thích như Topsy, nhà văn đã để nhân vật đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ tâm lí của mình. Tâm hồn non nớt, sớm phải gánh chịu những điều tàn nhẫn và độc ác đã làm cho cô bé cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời và số phận của mình: “Thưa ông chủ, vâng… Bà chủ trước cũng bảo thế… Bà ấy còn đánh cháu, véo tai cháu, túm tóc cháu nhưng cũng chẳng làm cháu tốt lên. Cháu nghĩ là dù họ có nhổ hết tóc của cháu, cháu cũng không thể tốt lên được. Vì cháu chỉ là một con hầu thôi mà.” [16,369]. Trong đầu luôn luôn ý thức mình là một kẻ hầu, Topsy không sợ bị đánh, vì đó là điều hiển nhiên với một kẻ sinh ra đã phải chịu thân phận thấp hèn. Khi Eva khuyên cô bé nên ngoan, cô bé nói, nhấn mạnh vào màu da của mình: “Tôi chỉ là một con bé da đen, chỉ khi nào người ta lột da tôi ra, để tôi trở thành người da trắng, lúc ấy tôi mới thử ngoan” [16,370]. Với Topsy, đã là người da đen thì không thể nào ngoan được, đã là người da đen thì luôn luôn bẩn thủi, xấu xa. Mặc dù chỉ là một đứa trẻ nhưng Topsy hoàn toàn có thể nhìn ra được tình cảm và thái độ của người khác đối với mình: “Không, bà ấy không chịu được tôi vì tôi là một con da đen! Bà ấy thà đụng một con cóc còn hơn động đến tôi. Có ai yêu người da đen đâu…” [16,371]. Thật cay đắng cho những số phận sinh ra là người da đen. Nhất là với một đứa trẻ như Topsy thì càng dễ bị tổn thương hơn, tâm lí tự ti, tự coi mình là kẻ thấp hèn đã biến tâm hồn con trẻ non nớt ngây thơ kia thành một đứa trẻ hay trộm cắp và dối trá.

Cũng qua đối thoại, nhà văn để cho nhân vật Augustine bôc lộ tâm lí của mình mà đó chủ yếu là những tư tưởng, tình cảm bị dồn nén, đặc biệt là

43

khi đối thoại với bà Ophelia. Augustine nhìn ra được bản chất của chế độ, thấy được những bất công mà chế độ này mang đến cho những người nô lệ: “Cái chế độ nô lệ này mà cả Chúa và loài người đều nguyền rủa, nó là gì thế?... Tất cả những gì em thấy quá nặng nhọc, quá bẩn thỉu, quá khó chịu, em bắt người da đen làm. Bởi vì em không chịu được cái nắng nóng, nên người da đen phải phơi thân ra nắng. Người da đen phải kiếm ra tiền bạc còn em được tiêu xài. Người da đen phải ngủ trong bùn lầy còn em ngủ nơi khô ráo” [16,295]. Qua những lời lẽ nhận thức hết sức chân thực, rõ ràng, Augustine khiến cho người đọc không khỏi bất ngờ. Đằng sau cái vẻ lười nhác, bất cần, giễu nhại đó là một tâm hồn luôn luôn day dứt, nhức nhối với một thể chế quá bất công, và tàn ác. Vì hiểu được điều đó mà tâm hồn anh mới đau khổ, không cách gì có thể thay đổi chính thực trạng xấu xa đương thời. Thậm chí chính bản thân anh vẫn đang phải sống chung với những thứ mà anh căm ghét. Đó là một tâm trạng ngột ngạt và đẩy đau khổ.

Bên cạnh đó nhà văn cũng sử dụng đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật. Với bác Tom, sự ngoan đạo và sùng kính của bác đối với Chúa là hết sức mãnh liệt. Điều này nhà văn để nhân vật tự bộc lộ rất nhiều thông qua đối thoại. Khi biết mình bị ông chủ - người bác hết lòng yêu thương chăm sóc tận tụy, và trung thành đem bán, bác không những không trách cứ gì ông chủ, với bác, việc mình bị bán đi cũng không phải là điều gì bất hạnh, và thật ghê gớm, bác thấy vẫn còn may mắn: “Tôi phải cảm ơn Chúa vì người đã để ông chủ bán tôi, còn hơn là bán bà và bọn trẻ. Ở đây mấy mẹ con sẽ được yên ổn. Điều gì xấu xa, đau khổ tôi hứng chịu một mình; và Chúa, Người sẽ giúp tôi - tôi biết là như thế” [16,134]. Luôn hết lòng vì người khác, đứng trước hoàn cảnh khó khăn hiểm nghèo của mình nhưng bác Tom không hề suy nghĩ cho bản thân. Việc đầu tiên là bác nghĩ cho những người khác, bác nghĩ cho ông chủ, nghĩ cho vợ con, còn với bản thân mình, bác chỉ muốn một mình mình

44

hứng chịu hết mọi khổ đau, với một niềm tin mãnh liệt Chúa sẽ luôn luôn ở bên và giúp đỡ cho bác. Chính niềm tin này đã giúp bác vượt qua được những đau khổ của thể xác, giữ trọn đức tin và nhân phẩm của mình. Dù Legree có độc ác và đối xử với bác và mọi người có tàn nhẫn thế nào, bác vẫn mong muốn điều tốt đến với hắn. Với con người lương thiện như bác Tom thì “chẳng có gì tốt đẹp lại bắt nguồn từ cái ác cả” [16,501], cho nên bác không thể nào làm theo lời Cassy, giết Legree và giải phóng cho nô lệ trong đồn điền. Hay như trong những cuộc đối thoại với Legree, mặc cho hắn có xúc phạm, làm tổn thương bác đến đâu, bác vẫn giữ thái độ kính trọng của một người nô lệ với ông chủ. Nhưng lời nói của bác, còn chứa đựng cả sự cương quyết, cứng rắn và không bao giờ chịu khuất phục: “Không ! Không! Thưa ông chủ, linh hồn tôi không thuộc về ông! Ông không thể mua được linh hồn tôi, không thể mua được” [16,456]. Qua những lời chân thành nhưng cương quyết của mình, bác Tom đã cho ta thấy được phẩm chất tốt đẹp của một con người chân chính.. Khi bác nói chuyện với cô chủ Eva thì hết sức dịu dàng và chan chứa yêu thương; khi nói với ông chủ Shelby và Augustine của mình thì lại thành kính và đầy biết ơn. Con người bác Tom tuy hết sức đời thường và giản dị nhưng lại khiến cho mọi người đặc biệt tin tưởng, yêu mến và tôn trọng.

Tính cách ích kỉ, luôn luôn nghĩ cho bản thân mình của Marie, sự lương thiện, đầy dịu dàng và nhân hậu của Eva cũng được nhà văn khắc họa nhiều khi đối thoại. Eva nói với mẹ: “Mẹ ơi, con có thể chăm sóc mẹ một tối được không? - chỉ một tối thôi. Con biết, con sẽ không làm mẹ lo lắng đâu, và con sẽ không ngủ…” [16,229]. Khi mọi người đều chê trách Topsy hư hỏng thì Eva lại thật sự buồn rầu khi thấy Topsy như thế, cô bé nói: “Topsy, tội nghiệp, sao lại phải ăn cắp? Bạn sẽ được chăm sóc cẩn thận từ bây giờ. Mình sẵn sàng cho bạn tất cả các thứ của mình còn hơn để bạn phải đi ăn cắp”

45

[16,325]. Eva là một cô bé có suy nghĩ trưởng thành, khi nhìn những người nô lệ phải chịu cuộc sống tủi cực, cô bé rất buồn và đau khổ. Khi bố hỏi Eva: “điều gì làm con buồn và khổ đau?”, Eva đã nói: “Đó là những thứ xảy ra, xảy ra hàng ngày. Con cảm thấy buồn thương những con người khốn khổ… Con ước sao tất cả họ được tự do”, “Con phải biết những điều như thế, những điều như thế luôn chìm sâu vào trái tim con… bố ơi, chẳng lẽ không có cách nào giải phóng tất cả nô lệ sao?” [16,364]. Đó là tấm lòng của cô bé có trái tim thánh thiện, luôn luôn biết yêu thương và quan tâm tất cả mọi người. Đó không phải là sự quan tâm hời hợt, đó là sự quan tâm của một trái tim thực sự đau nỗi đau của người khác. Đó là tiếng nấc thổn thức của một con người mà tâm hồn luôn biết yêu thương và che chở cho những người nô lệ bất hạnh…

Các nhà văn khi miêu tả nhân vật thường ít người chỉ miêu tả nhân vật thông qua đối thoại, hoặc độc thoại mà thường là cho nhân vật tự bộc lộ mình qua cả đối thoại và độc thoại. Nhà văn Nam cao là một tài năng trong việc miêu tả tâm lí nhân vật thông qua độc thoại nội tâm. Ông là một bậc thầy trong việc đi sâu vào tâm lí nhân vật và miêu tả những mâu thuẫn, giằng xé trong chính bản thân nhân vật, để nhân vật tự đối thoại với chính bản thân mình, qua đó bộc lộ tính cách, của nhân vật. Nhưng khi miêu tả Chí Phèo, bên cạnh những trang độc thoại nội tâm đầy mâu thuẫn, giằng xé, nhà văn cũng để cho nhân vật đối thoại với những nhân vật khác. Hay khi miêu tả nhân vật Giăng Van - giăng, ngoài những lời đối thoại của nhân vật với nhân vật khác, V. Huygo cũng để cho nhân vật độc thoại nội tâm rất nhiều. Nhưng Harriet Beecher Stowe thì lại khác. Chỉ với việc để cho nhân vật đối thoại với các nhân vật khác, nhà văn đã khéo léo khắc họa nên tính cách của nhân vật, đi sâu vào thế giới nhân vật, đặt mình trong nhân vật để hiểu được tâm trạng, tình cảm của nhân vật, qua đó xây dựng lên ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hết sức chân thực, giản dị, tự nhiên nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Không đi

46

sâu vào thế giới nội tâm với những mâu thuẫn, giằng xé mà chỉ dừng lại ở ngôn ngữ đối thoại nhưng hiệu quả nghệ thuật thì lại rất to lớn. Bởi, chỉ qua đối thoại, nhưng tính cách, phẩm chất của nhân vật được nhà văn lột tả rất chân thật. Bản chất của từng nhân vật, từ người tốt cho đến kẻ xấu đều hiện ra một cách trung thực và sống động qua từng trang văn. Với khả năng trần thuật bậc thầy và sự tài tình trong miêu tả ngôn ngữ đối thoại, nhà văn đã giúp cho người đọc có một cái nhìn toàn diện về thế giới nhân vật cũng như cách tiếp cận với thế giới nhân vật ấy.

47

KẾT LUẬN

Ngay từ khi mới ra đời, Túp lều bác Tom đã được xem là tiếng nói tố cáo, chống chế độ nô lệ hà khắc, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nhưng không dừng lại ở đó, Túp lều bác Tom còn là một kiệt tác nghệ thuật của nhân loại và toàn thế giới. Trong Túp lều bác Tom, nhà văn đã kết tinh được rất nhiều tài năng nghệ thuật của mình.

Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu khai thác từ khía cạnh nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Dễ dàng nhận thấy hệ thống nhân vật trong tác phẩm được nhà văn chia thành hai cực đối lập nhau gay gắt, đó là sự đối lập giữa tốt và xấu, giữa chính diện và phản diện. Xây dựng một thế giới nhân vật mà ở đó có sự đối cực rõ ràng giữa tốt và xấu, nhà văn muốn khái quát một hiện trạng xã hội rộng lớn, mang ý nghĩa phổ quát nhưng lại vô cùng cụ thể, chân thực. Thế giới nhân vật ấy còn mang trong mình lí tưởng thẩm mĩ và ước mơ của nhà văn về một thế giới công bằng hơn, đầm ấm tình người và tình đời hơn.

Khi xây dựng hệ thống nhân vật trong tác phẩm, nhà văn chú trọng vào thủ pháp tương phản và đây cũng là thủ pháp đặc trưng nhất. Trong Túp lều bác Tom, thủ pháp tương phản được nhà văn sử dụng rất nhiều và rất thành

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)