Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua cách kể

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe (Trang 33)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua cách kể

Đối với các tác phẩm tự sự thì ngôn ngữ người kể chuyện đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, đặc biệt, ngôn ngữ người kể chuyện càng có ý nghĩa sâu sắc hơn đối với tác phẩm được kể theo ngôi thứ ba như Túp lều bác Tom. Trong tác phẩm, người kể chuyện (nhà văn, tác giả) đóng vai trò là người biết tất cả mọi chuyện, và kể lại toàn bộ câu chuyện mà mình biết theo một trật tự thời gian, không gian nhất định. Tác phẩm Túp lều bác Tom được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, sự việc nào xảy ra trước, kể trước, sự việc nào xảy ra sau, kể sau. Theo trật tự tuyến tính ấy mà người đọc có thể theo dõi mọi diễn biến câu chuyện về cuộc đời của nhân vật chính - một người nô lệ da đen - bác Tom từ khi bị bán khỏi nhà ông chủ đến những hành trình chìm nổi mà bác đã phải trải qua. Đan xen trong câu chuyện chính về cuộc đời bác Tom là câu chuyện về cuộc chạy trốn của vợ chồng George và Eliza để đi tìm cuộc sống tự do cho mình.

Thông thường thái độ của người kể chuyện thường nghiêng về ủng hộ một hoặc một số nhân vật nào đó và điều này ảnh hưởng đến toàn bộ tác phẩm. Qua ngôn ngữ của người kể chuyện ta có thể nhận thấy thái độ yêu ghét, đồng tình hay phản đối của nhà văn đối với nhân vật và hiện thực được phản ánh. Trong Túp lều bác Tom ngôn ngữ người kể chuyện hầu hết là lời trần thuật. Nó đóng vai trò thuần túy là kể lại, kể lại ngoại hình, hành động của các nhân vật mà không kèm theo bình luận, đánh giá. Qua những lời trần thuật của nhà văn, tất cả các nhân vật đều hiện lên hết sức cụ thể, chân thực và sinh động. Qua lời kể vô cùng tự nhiên và giản dị, nhà văn đưa ta vào thế giới của các nhân vật. Bác Tom và cuộc đời phiêu bạt của bác như hiện ra

29

trước mắt chúng ta. Từng con người, từng nhân vật, từng tính cách như được nhà văn vẽ ra trong tâm trí bạn đọc.

Bên cạnh những lời trật thuật trực tiếp, trong Túp lều bác Tom vẫn xuất hiện lời trần thuật nửa trực tiếp, tức là kèm theo trần thuật là lời nhận xét, đánh giá, biểu thị thái độ của nhà văn. Đó là lúc Cassy và Emmeline trốn khỏi đồn điền của Legree, bác Tom biết kế hoạch và nơi ẩn náu của hai người nhưng cương quyết không nói ra, Legree đánh bác Tom cho đến khi bác gục xuống, nhà văn đã thốt lên: “cảnh tượng tàn bạo nhuốm màu máu khiến chúng tôi không khỏi đau lòng. Ôi, đất nước của tôi ơi, những hành động độc ác như vậy vẫn diễn ra dưới sự anh minh của Chúa ư, hỡi đức chúa Jesus, người có nhìn thấy không? Sao tất cả như im lặng thế!” [16,522]. Và cảm phục trước hành động cao cả và phẩm chất tốt đẹp của bác Tom, nhà văn cũng đã nói lên tình cảm của mình “Nhưng dẫu vậy, vẫn có một con người mà sự chịu đựng tuyệt vời của ông đã làm biến đổi những tra tấn, sự nhục mạ và sự xấu hổ thành biểu tượng của sự cao quý, tinh thần bất diệt và nơi mà lòng can đảm của ông vẫn không hề giảm sút có thể khiến những nỗ lực cuối cùng của Chúa trở nên tầm thường” [16,522]. Hay khi đứng trước hoàn cảnh trớ trêu của ngài Thượng nghị sĩ, khi vừa mới đây thôi, ông bỏ phiếu tán thành đạo luật cấm giúp đỡ những người nô lệ bỏ trốn từ Kentucky, vậy mà chính ông đích thân đánh xe ngựa đưa mẹ con Eliza đến nơi an toàn, nhà văn đã viết “ông thượng nghị sĩ của chúng ta không phải là sắt đá, ông là một con người, một con người có trái tim nhân hậu , và ông, cũng như mọi người, lòng yêu nước đang bị tổn thương” [16,128].

Trong khi trần thuật, giọng điệu của nhà văn biến đổi linh hoạt. Ta dễ dàng nhận thấy thái độ yêu ghét rõ ràng của nhà văn được bộc lộ qua cách kể chuyện. Mang lí tưởng thẩm mĩ có nhiều nét gần với văn chương cổ điển, nhà văn dành tình cảm yêu mến, trân trọng cho những người nô lệ thấp cổ bé

30

họng, những người tốt đẹp có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương che chở cho những con người đáng thương và thái độ căm phẫn với những tên buôn người hám tiền của, những người chủ độc ác và tàn nhẫn.

Ngoài ra giọng điệu trần thuật cũng biến đổi linh hoạt, nhịp điệu câu văn và những sự kiện cũng thay đổi nhanh chậm phù hợp. Cùng những diễn biến về cuộc đời chìm nổi, phiêu bạt của bác Tom, để cho nhịp điệu câu chuyện chậm lại, nhà văn đan xen trong đó câu chuyện về cuộc chạy trốn của vợ chồng Eliza. Nhờ có sự đan xen này, câu chuyện giãn ra, chậm hơn. Nhưng cũng có những lúc nhà văn để cho câu chuyện diễn ra nhanh chóng, dồn dập, nhiều sự kiện. Tiêu biểu là trong cuộc trốn chạy của vợ chồng Eliza, từ lúc họ đoàn tụ, chạy trốn, bị truy đuổi, chiến đấu chống lại đoàn người đuổi bắt rồi cuối cùng lên kế hoạch cuối cùng cải trang và trốn thoát… các sự kiện diễn ra hết sức nhanh chóng, dồn dập, hết sự kiện này đến sự kiện khác, rất giống và phù hợp với một cuộc tẩu thoát. Có khi lại để các sự kiện diễn ra rất chậm, không có gì biến đổi to lớn đối với nhân vật. Đó là lúc bác Tom sống ở nhà ông chủ Augustine, những lúc bác chơi đùa cùng Eva, những lúc Eva ngồi trong lòng bác, đọc kinh thánh cho bác nghe… nhịp điệu lúc này chậm rãi rất phù hợp với một cuộc sống yên ả, thanh bình đang diễn ra quanh bác.

Có khi nhà văn lại sử dụng vai trò trần thuật của mình để tạo dựng tình huống và sắp xếp các tình tiết, sự kiện. Nhà văn đặt nhân vật vào những tình huống đặc biệt để thử thách và qua đó để họ tự bộc lộ. Để khắc họa bác Tom - một người trung thực, thẳng thắn, luôn luôn suy nghĩ cho người khác, nhà văn đặt bác vào tình huống để bác biết trước mình sẽ bị bán nhưng bác lại không bỏ trốn; hay để người mẹ dũng cảm như Eliza bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của mình với đứa con, nhà văn đặt nhân vật vào tình huống nghe được cuộc trò chuyện của ông bà chủ sẽ bán đứa con và ngay đêm ấy cô đã đưa con đi trốn… Trong truyện, nhà văn sắp xếp các tình tiết, sự kiện theo

31

trình tự tuyến tính. Với việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho người đọc khi theo dõi và nắm bắt câu chuyện,

Với ngôn ngữ trần thuật của mình, dù là trật thuật trực tiếp hay nửa trực tiếp, nhà văn cũng đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ ấy vào xây dựng các nhân vật trong tác phẩm. Trong Túp lều bác Tom, nhà văn gần như không sử dụng độc thoại nội tâm, mà chủ yếu là để nhân vật tự mình bộc lộ thông qua việc nhà văn miêu tả ngoại hình, hành động và đối thoại, vậy nên ngôn ngữ kể (trần thuật) của nhà văn đóng vai trò hết sức quan trọng. Với giọng điệu trần thuật thay đổi, biến hóa linh hoạt và nhịp điệu thay đổi nhanh chậm khác nhau giúp cho nhà văn có thể xoáy sâu vào những chi tiết quan trọng, tạo sự biến đổi và thu hút sự chú ý của người đọc, làm cho câu chuyện không nhàm chán mà trở nên vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn. Harriet Beechers Stowe đã thực sự chứng tỏ được tài năng nghệ thuật của mình trong ngôn ngữ người kể chuyện.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)