I. ĐỌC TÌM HIỂU CHUNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KiÕn thøc:
Giúp học sinh:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.
2. KÜ n¨ng:
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị đèn chiếu (bảng phụ) 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần I, II trong SGK C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra:
Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ? Cho ví dụ? 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Ở lớp 6 các em đã biết thế nào là từ láy. Bài học hôm nau chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ láy.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các loại từ láy I. CÁC LOẠI TỪ LÁY
* Đèn chiếu hoặc bảng phụ 2 VD
1. Những từ in đậm thuộc loại từ gì?
2. Chúng có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?
3. Theo em có mấy loại từ láy? - HS đọc to 2 VD - HS xác định: từ láy - Nêu đặc điểm - HS xác định 1. Ví dụ:
- Đăm đăm: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
- Mếu máo, liêu xiêu: giữa các tiếng có sự giống nhau về âm phụ đầu hoặc về phần vần.
4. Vì sao các từ láy "bần bật", "thăm thẳm" không nói được là "bật bật", "thẳm thẳm"
- Lý giải - Bật bật, thăm thẳm là những từ lát toàn bộ nhưng các từ này có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối do sự hoà phối âm thanh
5. Hãy tìm một số ví dụ thuộc hiện tượng này?
- Tìm ví dụ tương tự: đo đỏ, xôm xốp…
6. Thế nào là láy toàn bộ, láy bộ phận
GV chốt lại
- HS đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ:
SGK/42
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy II. NGHĨA LÀ TỪ LÁY 1. Ví dụ
7. Nghĩa của các từ láy "ha hả", "oa oa", "tích tắc", "gâu gâu" được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
- HS phát hiện - Nghĩa của các từ láy này được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh
8. Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
- HS nhận xét - Các từ láy: lí nhí, li ti, ti hí mang khuôn vần i gợi bé tí.
- Các từ láy: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: bộ phận tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp theo công thức "x+âp xy" (x: phụ âm đầu, âp: phần vần, y: phần vần). Nghĩa biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm…
9. So sánh nghĩa của các từ láy "m,ềm mại", "đo đỏ" với nghĩa của các tiếng góc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ - HS so sánh và nhận xét Bàn tay mềm mại: mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến Nét chữ mềm mại: có dáng, nét lượn cong tự nhiên, đẹp mắt
- Mềm mại so với mềm: sắc thái biểu cảm hơn.
- Đo đỏ so với đỏ: sắc thái giảm nhẹ hơn
10. Em có nhận xét gì về nghĩa của từ láy?
- Dựa vào ghi nhớ để
trả lời 2. Ghi nhớ 2: SGK/42
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
11. Đọc đoạn văn, tìm các từ láy và xếp theo bảng phân loại
- HS đọc đoạn văn, tìm từ láy xếp theo bảng phân loại
- Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm - Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, ríu ran, nặng nề.
Bài tập 2:
12. Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau tiếng gốc để tạo từ láy
- Lấp ló, nho nhỏ, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Bài tập 3:
13. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu
- HS suy nghĩ, chọn từ để điền + nhẹ nhàng, nhẹ nhõm + xấu xí, xấu xa + tan tành, tan tác a. Bà mẹ nhẹ nhàng… b. …., nó thở phào nhẹ nhõm… a… hành động xấu xa…
b…. nguệch ngoạc, xấu xí a…, vỡ tan tành
14. Đọc yêu cầu BT và làm bài
Bài tập 4:
Các từ được nêu đều là từ ghép
4. Hướng dẫn học tập
- GV hướng dẫn bài 4, 6 - HS về nhà làm - Học thuộc ghi nhớ
- Đọc phần đọc thêm
- Chuẩn bị bài: Quá trình tạo lập văn bản
________________________________________________________
TIẾT 12 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KiÕn thøc:
Giúp học sinh:
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
2. KÜ n¨ng:
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, về bố cục và mạch lạc trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần I - SGK C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra
Văn bản có tính mạch lạc là văn bản phải đảm bảo yêu cầu gì? 3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
Các em đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vậy nắm kiến thức, kỹ năng ấy để làm gì? Bài học hôm nay….
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thức các bước tạo lập văn bản I. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Em đã viết thư bao giờ chưa? Điều gì thôi thúc khiến em phải viết thư?
GV: Khi viết ra bức thư nghĩa là em đã tạo lập một văn bản
- Khi trong em có nhu cầu thông báo cho người khác về tình cảm, cuộc sống hàng ngày… em viết thư
2. Theo em để tạo lập văn bản viết thư trước tiên em phải xác định được điều gì?
- HS trả lời: - Viết cho ai? - Viết để làm gì?
1. Định hướng chính xác:
- Văn bản viết (nói) về cái gì, cho ai, để làm gì và như thế nào.
- Viết về cái gì? - Viết như thế nào? 3. Sau khi đã xác định được 4
vấn đề đó cần phải làm được những việc gì đẻ viết được văn bản?
2. Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên.
4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được một văn bản chưa? - HS: Nếu chỉ có bố cục thì chưa thành văn bản. Muốn có văn bản thì phải diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn
3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
5. Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây? (Gọi 1 em đánh dấu vào bảng ph, các em khác dùng bút chì đánh dấu vào SGK)
- HS dùng bút chì đánh dấu
6. Thông thường sau khi viết bài tập làm văn xong (tạo VB) em thường đọc, kiểm tra để làm gì?
- HS thảo luận 4. Kiểm tra lại văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
7. Em có thực sự coi trọng việc kiểm tra văn bản vừa tạo lập không? Việc đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng bài văn viết?
* Cho học sinh đọc: "Đọc thêm"
- HS đọc
Hoạt động 2: Luyện tập II. LUYỆN TẬP
8. Trả lời các câu hỏi trong BT1
9. HS đọc và làm BT 2
b. Các phần, các mục lớn nhỏ trong bài phải được thể hiện trong 1 hệ thống ký hiệu được quy định chặt chẽ. Việc trình bày các mục, các phần cần phải rõ ràng. Sau mỗi phần, mục, mỗi ý lớn nhỏ đều phải xuống dòng, các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau, ý càng nhỏ càng phải viết lùi vào phía bên phải trang giấy.
4. Hướng dẫn học tập
- Làm BT 4
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản đã học.
- Lần lượt làm các bước cho đề văn sau: Tả lại cây phượng trên đường em đến trường vào một ngày hè. - Ra đề về nhà: --- TUẦN 4 BÀI 4 * KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 1. KiÕn thøc:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.
- Nắm được khái niệm đại từ, ý nghĩa của đại từ, có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
2. KÜ n¨ng:
- Nâng cao thêm một bước khả năng tạo lập văn bản thông thường và đơn giản.
TIẾT 13 VĂN BẢN
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân
- Thuộc những bài ca dao trong văn bản B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị tuyển tập ca dao - dân ca Việt Nam 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi ở phần đọc - hiểu văn bản trong SGK, sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề