Công ty không ngừng phát triển và nâng cao nguồn nhân lực của công ty, cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho người lao động.
Lương của người lao động trong công ty hiện mỗi năm tăng một lần. Và tổng giám đốc là người toàn quyền quyết định việc tăng lương. Công ty dựa vào kết quả kinh doanh hàng năm và đề ra mức tăng lương chung, như năm nay là 7% chẳng hạn.
Riêng đối với các cán bộ lãnh đạo, họ cũng mô tả công việc và đưa ra mức đề nghị tăng lương. Tôi phải làm việc với từng người để thoả thuận mức tăng lương phù hợp.
Hơn nữa, Tribeco là một công ty cổ phần thật sự, lợi ích của người lao động ở đây hoàn toàn tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty, đó là động lực tốt để thuyết phục mọi người làm việc hết mình.
Về tổ chức nguồn nhân lực:
+ Xây dựng và đào tạo nâng cao đội ngũ cho bộ phận kinh doanh có trình độ và năng lực tương xứng với quy mô phát triển sản xuất.
+ Xây dựng chiến lược nhân sự cho công ty từ 5 đến 10 năm nhằm chuẩn bị cho đội ngũ lãnh đạo kế thừa ở các cấp. Đồng thời thực hiện kế hoạch: tìm kiếm, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. + Đổi mới phương thức quản trị và điều hành của công ty theo hướng phù hợp hơn ở các cấp nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo.
3-Phát triển công nghệ.
Công ty hiện đang ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Đặc biệt gần đây sự hợp tác giữa công ty với Kinh đo và Uni-President đã giúp Tribeco có điều kiện phát triển hơn công nghệ sản xuất của mình.
Trước đây, số liệu về các hoạt động kinh doanh được quản lý độc lập theo từng phòng, ban; phải mất 2-3 ngày mới có con số tổng hợp báo cáo cho cấp lãnh đạo. Cách đây ba năm, Tribeco đã thành lập tổ CNTT, đầu tư phần cứng, PM với 70 máy tính nối mạng LAN cho các bộ phận. Cứ 15 phút một lần, số liệu, thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh được liên lạc bằng mail qua hệ thống mạng LAN. Cuối giờ chiều, tất cả số liệu trong ngày (doanh thu, công nợ, thống kê theo tuyến, khu vực, đại lý, tỉ lệ trả vỏ, đặt hàng...) được tổ CNTT cập nhật và sáng hôm sau các giám đốc điều hành các bộ phận có thể dựa vào số liệu liên quan để xử lý và điều hành công việc. Tổng số nhân lực của Tribeco hiện nay là gần 1.100 người nhưng tổ CNTT chỉ có 3 người (1 chuyên viên và hai NV) hỗ trợ quản trị hệ thống mạng LAN, lập trình, bảo trì, sửa chữa thiết bị, hệ thống mạng...
Nhu cầu nhân sự CNTT tại Tribeco không cao vì hệ thống mạng đang chạy tốt, khi cần nâng cấp hay sửa chữa công ty thuê dịch vụ bên ngoài phối hợp với tổ CNTT thực hiện. Việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho các chương trình quản trị, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo... đã được NV các bộ phận khác thực hiện. Công ty thường cử NV tham gia các chương trình đào tạo, khóa huấn luyện kỹ năng và PM ứng dụng từ các trung tâm đào tạo CNTT. Trong vài năm tới, khi mở rộng hoạt động kinh doanh nhu cầu về quản lý, cập nhật trao đổi thông tin, số liệu của các phòng ban tăng lên, Tribeco mới có kế hoạch bổ sung người cho bộ phận CNTT.
Việc nghiên cứu marketing cũng có vai trò hết sức quan trọng với sự thành công hiện nay của tribeco. Nhờ làm marketing tốt mà công ty đã đưa ra được những chiến lược phát triển cho mình trong điều kiện cạnh tranh như chiến lược sau:
- Thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới.Tribeco là một doanh nghiệp mạnh về hoạt động sản xuất kinh doanh nước giải khát ở thị trường trong nước tuy nhiên từ khi Coca cola và Pepsi cola nhảy vào thị trường Việt Nam thì thị phần củ Tribeco giảm sút nghiêm trọng và dần mất hẳn đi vị thế ban đầu. Trên thực tế đó Tribeco đã chuyển hướng chiến lược thâm nhập vào những phân đoạn thị trường mới tránh đụng độ với hai đại gia là Coca cola và Pepsi cola để bảo tồn thương hiệu của mình khỏi nguy biến mất hoàn toàn trên thị trường.Tribeco tiến hành thâm nhập và phát triển sản phẩm của mình hướng vào phân đoạn thị trường nước giải không có ga và nước giải khát có lợi cho sức khoẻ thay vì đầu tư vào thị trường nước giải khát có ga đang có sự cạnh tranh khốc liệt của hai tập đoàn lớn. Ở phân đoạn thị trường mới này Tribeco đầu tư vào các sản phẩm mới như:
- Nước giải khát không có ga :Nước khoáng thiên nhiên, nước khoáng mặn ….
- Nước giải khát có lợi cho sức khoẻ: trà thanh nhiệt, trà giảm béo, các loai nước giải khát không đường với nhiêu vị hoa quả tuỳ chọn như vị dâu, táo, chanh…
Nhờ vào chiến lược đúng đắn này mà Tribeco đã lấy lại được chỗ đứng trên thị trường nước giải khát và ngày càng mở rộng thương hiệu của mình hơn với đa dạng các chủng loại sản phẩm nước giải khát.
4- Thu mua
Chỉ riêng mùi cola thôi, nhưng Coca-Cola, Pepsi, Chương Dương, Tribeco đều có mùi khác nhau... Và một khi đơn vị nào đã chọn mùi nào thì “trung thành” với mùi đó, không thay đổi được. Theo lý giải, một khi khách hàng đã quen hương vị, nếu thay đổi là họ tẩy chay ngay. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều năm nay Tribeco chỉ “trung thành” với nguồn nguyên liệu nhập từ Đức mặc dù giá mua khá cao so với nhiều nước khác.
Do ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty, hiện nay thị trường trong nước chưa có đủ nguyên liệu cung cấp cho Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho nên cần phải nhập khoảng 10% nguyên vật liệu trên tổng số nguyên phụ liệu mua vào đối với năm 2000. Với chính sách ngoại hối của nhà nước hiện nay khuyến khích xuất khẩu cho nên cũng ảnh hưởng một phần đến hiệu quả hoạt động của công ty, nhưng sự ảnh hưởng này không đáng kể vì tỷ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu của Công ty ngày một giảm. Cụ thể năm 2000 nguyên vật liệu nhập khẩu của công ty tương ứng với số tiền khoảng 386.582 USD và 246.274 DEM so với nguyên vật liệu mua trong nước khoảng 68.114.430.714 đồng Việt Nam, Sáu tháng đầu năm 2001 nhập khẩu tương ứng với số tiền khoảng 93.521 USD và 232.738 DEM so với nguyên vật liệu mua vào trong nước khoảng 38.111.116.879 đồng Việt Nam.
Hiện nay Tribeo đã sử dụng đến 94% nguyên liệu trong nước với chất lượng ổn định, mẫu mã, bao bì hiện đại và giá cả phù hợp hiện nay, Tribeco không còn ngại khi cạnh tranh đối đầu với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài”.
Xác định năng lực cạnh tranh của DN
- TRIBECO là thương hiệu công ty nước giải khát nội địa hàng đầu tại Việt Nam. Liên tục trong 8 năm liền được bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.
- Hoạt động lâu năm nên công ty nói chung cũng như CBCNV nói riêng có nhiều kinh nghiệm trên thương trường (là một trong những công ty niêm yết trên TTGDCK TpHCM rất sớm, TRI là công ty đầu tiên có 100% vốn tư nhân niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với qui mô doanh số tương đối lớn, đạt mức tăng trưởng bình quân 20%/năm).
- Có phương châm " Cạnh tranh tránh đối đầu" hợp lý ngay từ lúc đầu nên Tribeco đã thành công khi không " đọ sức" với Coca Cola hay Pepsi Cola về mặt hàng nước ngọt có gas mà hướng vào sản xuất nước ép trái cây và sữa đậu nành. Hiện nay, công ty đang tiếp tục mở rộng sản xuất sang nhóm hàng sữa nguyên kem, các loại nước mát, nước tăng lực.
- Có 2 Cổ đông chiến lược lớn là tập đoàn Kinh Đô và tập đoàn Uni – President nên Tribeco có đầy đủ sức mạnh trong lĩnh vực nước uống và các lĩnh vực hoạt động khác tại Việt Nam và khu vực.
- Công tác quản trị khoa học quản lý hiệu quả.có biện pháp thu hút nguồn nhân lực thông qua chính sách tiền lương thưởng vào cuối mỗi năm kịp thời khi có thành viên vượt trội
Vị thế cạnh tranh cuả DN
1-Đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ.
Vị thế cạnh tranh của một công ty so với các đối thủ được thể hiện qua thị phần và năng lực phân biệt riêng có của công ty.Thị phần càng lớn công ty càng mạnh – xét ở vị thế cạnh tranh. Mặt khác, vị thế cạnh tranh càng vững chắc hơn nếu công ty có năng lực đặc biệt về
nghiên cứu và phát triển, Marketing, hiểu biết thị trường, tạo được uy tín nhãn hiệu- những thế mạnh vượt trội mà các đối thủ không có được. Nói chung, công ty có thị phần lớn nhất với năng lực cạnh tranh mạnh nhất, độc đáo nhất sẽ có vị thế cạnh tranh tốt nhất. Năng lực riêng biệt, hay còn được biết như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh
Mạnh
Sự kết hợp đầu tư giữa Kinh Đô và Tribeco đã tạo bước phát triển mang tính đột phá như Nhà máy Tribeco Bình Dương được xây dựng trên diện tích 42.665m² tại KCN VSIP, tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng, dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 8-2007, dây chuyền sản xuất chế biến hầu hết được nhập từ châu Âu, tổng năng lực sản xuất 30 triệu két (thùng)/năm; Nhà máy Tribeco miền Bắc được xây dựng trên diện tích 30.000m² tại Hưng Yên với tổng chi phí đầu tư ban đầu 80 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2007, với tổng năng lực sản xuất 9 triệu két (thùng)/năm; hệ thống sản xuất của Tribeco mở rộng khắp cả nước gồm 3 công ty Tribeco Sài Gòn, Tribeco Bình Dương và Tribeco Hưng Yên có sản lượng đủ cung cấp thị trường trong nước và thị trường các nước khu vực Đông Nam Á
- Thị phần của công ty ngày càng được củng cố và phát triển. Xét về thị phần nước ngọt có ga thì công ty chiếm khoảng 15 đến 20%, còn đối với nước không có ga như : sữa đậu nành, trà… thì hiện nay chiếm khoảng 25%
- Sản phẩm sữa đậu nành của Tribeco đang chiếm lĩnh thị trường, có mặt khắp các điểm bán trên cả nước, các siêu thị, các điểm vui chơi giải trí lớn ( Đầm Sen, Suối Tiên, Sài Gòn Water
Part……), với một dây chuyền sản xuất hiện đại đầu tiên trong nước có công suất 18.000 chai/giờ (chiếm 50 sản lượng công ty), sản phẩm sữa đậu nành chai của Tribeco vẫn không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào giai đoạn nước giải khát có ga mang nhãn hiệu Pepsi và Coca cola lấn chiếm thị trường. Hiện nay Tribeco đang cho ra đời các sản phẩm mới là nước tăng lực X2 và sắp tới là nước tinh khiết.
Mô thức IFAS :
Các nhân tố chiến lược Độ quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Chú giải Điểm mạnh
1.tổ chức cơ sở sản xuất 0.2 4 0.8 Với quy mô rộng,tổ chức sản xuất có kế hoạch tốt,đáp ứng nhu cầu sản phẩm ở trong và ngoài nước.
2.văn hóa công ty có chất lượng.
0.1 3 0.3 Đội ngũ nhân viên có trình độ,kinh nghiệm,là chìa khóa quan trong cho thành công
3.hệ thống phân phối 0.05 4 0.2 Hệ thống phân phối rộng khắp
4.thị phần 0.1 3 0.3 Đặc biệt là thị phần nước ngọt không ga, sữa đậu nành.
5.công nghệ 0.05 4 0.2 Áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay
Điểm yếu
1.sản phẩm lỗi 0.2 3 0.6 Một số sản phẩm bị hư hỏng,làm người tiêu dùng e ngại
2.Năng lực tài chính 0.15 3 0.45 Còn hạn chế,không đủ khả năng thực hiện những chương trình quảng cáo rầm
rộ như cocacola và pepsi 3.thương hiệu 0.1 3 0.3 Nổi tiếng nên dễ bị làm giả
4.cổ phiếu niêm yết 0.05 2 0.1 Gần đây có sự sụt giảm mạnh,gây hoang mang cho nhà đầu tư
Tổng 1.00 3.15
Thiết Lập mô thức TOWS :
Strengths (Điểm mạnh) - tổ chức cơ sở sản xuất
- văn hóa công ty có chất lượng. - hệ thống phân phối
- thị phần - công nghệ
Weaknesses (Điểm yếu) - sản phẩm lỗi
- Năng lực lực tài chính - thương hiệu
- cổ phiếu niêm yết
Opportunities (Cơ hội) - VN gia nhập WTO - Tăng trưởng kinh tế VN
- Công nghệ ngày càng phát triển - Chính sách phát triển của chính phủ.
- Hợp tác với tập đoàn Uni- President
Phối hợp S + O : Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ. Công ty cần phải phát huy thế mạnh về kinh nghiệm và khả năng sản xuất để đẩy mạnh sản xuất tận dụng cơ hội nhu cầu đang gia tăng mạnh của thị trường và sự ủng hộ hợp tác của các đơn vị trong ngành để tranh thủ chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Phối hợp W + O : Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.
Tận dụng cơ hội về nhu cầu tăng cao của thị trường để đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận, khắc phục các điểm yếu: thiếu vốn kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở , mở rộng sản xuất..
Threats (Thách thức)
- Các công ty giải khát nước ngoài - Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
- Ô nhiễm nguồn nước
- Cường độ cạnh tranh mạnh trong ngành
Phối hợp S + T : Phát huy điểm mạnh để né tránh nguy cơ. Công ty cần phải phát huy thế mạnh về kinh nghiệm sản xuất, công nghệ sản xuất hiện đại để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.. nâng cao tính cạnh tranh nhằm né tránh các nguy cơ về cạnh tranh đang gay gắt trên thị trường.
- Phối hợp W + T : Khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ Khắc phục các điểm yếu về vốn lưu động, cải thiện đồng bộ sản xuất,.. để hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài như: cạnh tranh gay gắt, cải thiện sự nhìn nhận của khách hàng đối với sản phẩm..