4 Vai trò của Tòa án trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 50)

Tuyên bố phá sản là thủ tục thuộc giai đoạn cuối cùng của thủ tục phá sản doanh nghiệp. Đây là thủ tục khép lai toàn bộ quá trình tiến hành thủ tục phá sản, chính thức đưa doanh nghiệp rút khỏi thương trường. Theo luật phá sản (2004), tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản chỉ là vấn đề mang tính thủ tục để kết thúc sự tồn tại của doanh nghiệp, bởi lẽ việc thanh lý tài sản, các khoản nợ đã được thực hiện trước thời điểm tuyên bố phá sản. Ở giai đoạn này Tòa án đóng vai trò chủ chốt là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Theo quy định tại các điều 86, 87 của Luật phá sản (2004), Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài

Thứ hai, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền tạm ứng

phí phá sản do Toà án ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Thứ ba, sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục thanh lý tài sản và nhận

các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quạn gửi đến, Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.

Toà án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp thứ nhất được xem là thủ tục phá sản thông thường. Việc Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp thứ hai và trường hợp thứ ba được xem là thủ tục phá sản đặc biệt. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã hoàn toàn không còn tài sản hoặc còn tài sản nhưng không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản hay không đủ để thanh toán phí phá sản. Bởi vậy, Tòa án không thể tiến hành thủ tục phá sản theo các bước thông thường mà phá luật cần phải cho phép Tòa án tiến hành thủ tục phá sản đặc biệt (thủ tục rút gọn). Trong những trường hợp này, Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp về phương diện pháp lý cũng như kết thúc giải quyết nợ trong vụ việc phá sản.

Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản phải bao gồm các nội dung chính như quy định tại Điều 88 Luật phá sản.

Theo Luật phá sản (2004), quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định này của Luật phá sản (2004) nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân cũng như trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp cũng như của công ty chưa được thanh toán. Nội dung pháp lý này cũng là phù hợp với tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh được quy định tại Luật doanh nghiệp 1999. Về vấn đề này, pháp luật phá sản của một số nước (chẳng hạn như Nhật Bản) chỉ cho phép miễn trừ nghĩa vụ về tài sản đối với cá nhân kinh doanh bị phá sản khi họ có lệnh giải phóng nghĩa vụ thanh toán nợ của Tòa án. Muốn vậy, họ phải nộp đơn yêu cầu Tòa án miễn trừ nghĩa vụ thanh toán nợ. Tòa án xem xét nếu có đủ điều kiện sẽ ra lệnh giải phóng nợ cho họ.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, Toà án phải gửi quyết định này cho doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và phải thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ doanh nghiệp bị phá sản, đồng thời phải đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản có hiệu lực pháp luật, Toà án phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật phá sản thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

Quyết định tuyên bố phá sản cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong các trường hợp luật định. Theo Điều 91 và Điều 29 của Luật phá sản

(2004), thì doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, các chủ nợ, những người mắc nợ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là 20 ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho Tòa án cấp trên trực tiếp.

Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản không bị khiếu nại, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Khi xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định: (i) Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản của Toà án cấp dưới; (ii) Huỷ quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)