Tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao hiểu biết cũng nhƣ ý thức pháp luật cho đội ngũ doanh nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 79 - 84)

pháp luật cho đội ngũ doanh nhân

Một trong những tư tưởng tiến bộ của Luật Phá sản 2004 là việc giúp doanh nghiệp có thời gian, cơ hội phục hồi lại sau thời gian mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng khơng được sự ủng hộ nhiệt tình của

doanh nghiệp, của các chủ nợ. Có một thực tế là trong quá trình giải quyết u cầu phá sản, gần như khơng có nhiều doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi theo tố tụng phá sản mà chủ yếu là bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản hoặc bị tuyên bố phá sản ln vì khơng cịn tài sản. Nguyên nhân này hồn tồn khơng phải là do các quy định của Luật Phá sản tạo ra mà xuất phát từ tâm lý của doanh nghiệp và của chủ nợ. Đối với doanh nghiệp, thì gần như họ khơng chủ động trong việc sử dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo tố tụng phá sản khi có dấu hiệu mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp này yếu tố tâm lý về việc bị mất uy tín đã hạn chế tối đa doanh nghiệp trong việc sử dụng tố tụng phá sản như biện pháp cứu cánh cho hoạt động kinh doanh của họ. Đối với doanh nghiệp nhà nước, thì việc này lại càng khó khăn hơn, khi chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đạt được bước đột phá và việc cơ quan chủ quản của doanh nghiệp vì những lý do khác nhau đã khơng ủng hộ áp dụng thủ tục phá sản với doanh nghiệp. Đối với chủ nợ thì việc khởi kiện dân sự để đòi lại các khoản nợ từ doanh nghiệp vẫn là lựa chọn đáng quan tâm hơn vì quyền lợi của chủ nợ được bảo đảm tốt hơn là đòi nợ theo tố tụng phá sản. Đồng thời, chủ nợ cịn cho rằng nếu để doanh nghiệp “sống” thì họ cịn cơ hội để địi lại khoản nợ hơn là buộc doanh nghiệp phải chấm dứt sự tồn tại bằng thủ tục phá sản. Khi pháp luật về kinh doanh, về hoạt động doanh nghiệp không tạo ra nhiều thiết chế cho doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết tình trạng mất cân đối trong thanh tốn của doanh nghiệp thì biện pháp phá sản doanh nghiệp chỉ là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng được doanh nghiệp sử dụng. Khác với Việt Nam, luật pháp về xử lý tình trạng mất khả năng thanh tốn của doanh nghiệp của một số nước đã đưa ra nhiều giải pháp lựa chọn thay thế việc thanh lý tài sản bằng con đường Tịa án. Ví dụ theo pháp luật về thanh tốn doanh nghiệp của Anh quốc, doanh nghiệp có dấu hiệu mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn có thể lựa chọn phương án thanh toán và giải thể doanh nghiệp với sự tự

nguyện thống nhất của các chủ nợ mà không cần phải nộp đơn đến Tòa án. Theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp cũng được cho phép giải thể nhưng phải thanh toán hết nợ. Nghĩa là phương án giải thể doanh nghiệp không được áp dụng khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất cân đối trong thanh tốn các khoản nợ đến hạn.

Đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bài tốn khó là làm sao để doanh nghiệp nhận thức được cơ hội có được từ thủ tục phục hồi hoạt động doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên, hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi nỗi sợ hãi của hai từ “phá sản”. Bởi phá sản, nếu không phải là một điểm kết thúc của một doanh nghiệp, thì tâm lý chung vẫn cho phá sản là một vết đen trong lý lịch của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, khi bị “mang tiếng” phá sản thì sẽ rất khó để vươn lên trở lại trong hoạt động kinh doanh. Thực ra nỗi sợ hãi này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết khi chưa bao giờ phải trải qua thời kỳ phá sản của doanh nghiệp. Từ góc độ tiếp cận luật pháp, điều cần làm là giúp cho các doanh nghiệp này hiểu ý nghĩa và mục đích thật sự của thủ tục phá sản để giúp cho các doanh nghiệp này khơng cịn ngại ngần khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, từ đó mới tiến tới thủ tục phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra tự bản thân các doanh nghiệp này cũng phải chủ động và nỗ lực trong việc đề xuất phương án phục hồi doanh nghiệp nếu họ thật sự muốn được tái tạo lại. Bản thân họ phải nắm vững yêu cầu khi đưa ra các biện pháp được luật cho phép để phục hồi hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn xa lạ với 7 biện pháp phục hồi doanh nghiệp được quy định tại Điều 69 Luật phá sản 2004. Chính vì vậy, sự chủ động của chính các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp.

Để pháp luật phá sản và những quy định về quản lý và xử lý tài sản phá sản được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật

của xã hội cũng như giới kinh doanh là hết sức quan trọng. Những nhận đúng sẽ có những hành vi, ứng xử đúng, nguyên nhân cơ bản khiến việc thực thi Luật phá sản gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể có liên quan đến phá sản doanh nghiệp chưa nhận thức đúng và đầy đủ về phá sản và trình tự phá sản, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản còn chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, cần tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Phá sản năm 2004 đến những người làm công tác nghiên cứu, lý luận, những người làm công tác áp dụng pháp luật và đặc biệt là các doanh nghiệp để cho những đối tượng này nắm vững những quy định của pháp luật phá sản, hiểu đúng và rõ ràng hơn về pháp luật phá sản để từ đó tuân thủ pháp luật phá sản nghiêm túc hơn. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua các kênh: đài báo, phát thanh, truyền hình, qua các tổ chức hội nghề nghiệp hay qua các kênh chuyên biệt như mở các lớp bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn...

KẾT LUẬN

Luật Phá sản năm 2004 đã triển khai thực hiện trong 8 năm qua, đánh dấu bước tiến khá dài so với Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Luật Phá sản năm 2004 đã khắc phục được nhưng quy định bất cập, không rõ ràng, không phù hợp với thực tiễn khách quan của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 về vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, cũng như tiếp cận dần với xu hướng chung của pháp luật phá sản các nước trên thế giới.

Có thể nói thủ tục giải quyết phá sản là một thủ tục tố tụng tư pháp đặc biệt, bao gồm nhiều thủ tục cấu thành. Việc xác định vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp là vấn đề khó. Vì vai trị của Tịa án trong q trình này được quy định và thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các vấn đề có liên quan đến pháp luật phá sản theo quy định hiện hành.

Với mong muốn tìm hiểu về vai trị của Tịa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, luận văn đã nghiên cứu tương đối toàn diện những vấn đề pháp lý liên quan đến vai trị của Tịa án. Trong q trình nghiên cứu, tơi đã nêu ra những nhận xét, đánh giá và mạnh dạn đưa ra những điểm còn hạn chế, bất cập; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện những quy định pháp luật liên quan. Hi vọng các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp ngày càng phát huy tích cực trong cuộc sống, giúp cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp thực hiện một cách hiệu quả nhất./.

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)