Vai trò của Tòa án trong giải quyết phá sản theo quy định pháp luật một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 33)

luật một số nước trên thế giới

Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, nhu cầu xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế nói chung và pháp luật phá sản nói riêng luôn được các quốc gia quan tâm, chú ý. Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến việc xây dựng, sửa đổi pháp luật, theo đó pháp luật phá sản cũng không là ngoại lệ. Do vậy, việc nghiên cứu, tham khảo pháp luật về phá sản nói chung và việc tìm hiểu vai trò của Tòa án trong giải quyết phá sản nói riêng của các nước trên thế giới và trong khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện pháp luật phá sản trong nước.

Từ khi con người biết kinh doanh thì cũng phát sinh nhu cầu vay mượn vốn và phát sinh quan hệ nợ nần. Tuy nhiên đến thời trung cổ, xã hội loài người vẫn chưa có luật về phá sản cho phép các thủ tục đòi nợ tập thể để quản lý và phân chia tài sản của con nợ theo một thứ tự nhất định. Luật Phá sản Anh ban hành năm 1542 bởi vua Henry VIII đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc giải quyết quan hệ nợ nần bằng việc quy định cho các chủ nợ được tiến hành đòi nợ tập thể. Đạo luật này quy định những vấn đề pháp lý cho phép việc phân chia tài sản còn lại của con nợ cho các chủ nợ theo nguyên tắc công bằng nhưng nó lại chưa đưa ra quy định về cải tạo, phục hồi con nợ và trách nhiệm của con nợ bị phá sản đối với các khoản nợ chưa được thanh toán đầy đủ [39, tr. 8]. Có thể nói, từ khi xuất hiện Luật phá sản, về hình thức, tên gọi, phạm vi áp dụng, thủ tục giải quyết ở các quốc gia trên thế giới rất đa dạng và phong phú.

Từ thực tiễn đã hình thành những thủ tục giải quyết tình trạng làm ăn thua lỗ đa dạng và hiệu quả, thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của thị trường và khi cần thiết thì có sự điều chỉnh, can thiệp của nhà nước. Trên thế giới, người ta phân biệt hai thủ tục giải quyết phá sản, bao gồm thủ tục chính thức và thủ tục không chính thức.

Thứ nhất, Thủ tục không chính thức

Thủ tục phá sản không chính thức là thủ tục giải quyết tình trạng phá sản không có sự can thiệp của Toà án mà dựa trên sự thoả thuận tự nguyện giữa người mắc nợ và chủ nợ. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động cũng thường áp dụng các thủ tục này. Thủ tục này đơn giản, mềm dẻo và thường đạt hiệu quả cao. Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn tố tụng dân sự ở nước ta quá trình này thường được gọi là thủ tục tiền tố tụng [9].

Thứ 2, Thủ tục chính thức

Thủ tục chính thức là những thủ tục giải quyết tình trạng phá sản được điều chỉnh bằng pháp luật và thông qua Toà án. Các thủ tục này có những tên gọi khác nhau, nhưng bản chất đó là hai loại thủ tục chính: Thủ tục thanh toán (phá sản, thanh toán, thanh lý tài sản và các khoản nợ); Thủ tục phục hồi (cam kết, thoả thuận, tổ chức lại) [8, tr. 8-9].

Như trên đã giới thiệu, pháp luật phá sản của các nước trên thế giới thường phân biệt thủ tục giải quyết phá sản bao gồm thủ tục chính thức và thủ tục không chính thức. Tuy nhiên, với tư cách là một thủ tục chính thức và có sự can thiệp của Toà án, chúng ta sẽ đi vào tìm hiển thủ tục chính thức ở một số nước trên thế giới để thấy được vai trò của Tòa án trong giải quyết phá sản.

● Những thủ tục phá sản ở Nhật Bản

Năm 1890, pháp luật phá sản của Nhật Bản có mục tiêu là “hướng vào chủ nợ”, nhưng đến năm 1922 đã chuyển sang mục tiêu “hướng vào con nợ”. Do hoàn cảnh lịch sử hệ thống pháp luật Nhật Bản bao gồm nhiều hệ thống nhỏ khác nhau, quy định trong nhiều luật khác nhau. Nhìn chung, pháp luật phá sản của Nhật Bản quy định hai thủ tục sau: thủ tục thanh lý tài sản và thủ tục tổ chức lại công ty.

Thủ tục thanh lý tài sản bao gồm: Phá sản, Thanh lý đặc biệt và Thoả hiệp. Theo thủ tục này thì toàn bộ tài sản của công ty được chuyển thành tiền

mặt và thanh toán cho các chủ nợ, chấm dứt sự hoạt động cũng như chấm dứt sự tồn tại của công ty.

Quy trình chung của thủ tục này là:

- Đơn yêu cầu phá sản: khi các bên xác nhận (nhận thấy theo quy định của Luật phá sản năm 2004) những nguyên nhân gây tình trạng phá sản đang tồn tại thì có thể gửi đơn yêu cầu phá sản đối với con nợ;

- Quyết định phá sản của Toà án: nếu Toà án nhận được đơn yêu cầu phá sản xác nhận nguyên nhân gây phá sản là có thực (doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản năm 2004 của Việt Nam) thì Toà án sẽ ra quyết định phá sản (quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản - Luật phá sản năm 2004). Cùng với việc ra quyết định phá sản Toà án chỉ định nhân viên quản lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản. Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản không còn tài sản thì Toà án sẽ tuyên bố chấm dứt thủ tục phá sản ngay.

- Quản lý và bán tài sản của doanh nghiệp. Nhiệm vụ này do nhân viên quản lý tài sản thực hiện và mục tiêu là chuyển toàn bộ tài sản cua doanh nghiệp bị phá sản thành tiền để thanh toán cho giai đoạn tiếp theo.

- Xác định tổng số nợ và tổng số chủ nợ thông qua đơn yêu cầu phá sản và yêu cầu thanh toán.

- Thanh toán khoản nợ và chấm dứt thủ tục phá sản. Nhân viên quản lý tài sản sẽ thực hiện công việc này.

Thủ tục tổ chức lại công ty bao gồm: Sắp xếp công ty và Tổ chức lại công ty. Theo thủ tục này, hoạt động của công ty được quản lý và giám sát, các quyền của chủ nợ và con nợ được cân nhắc, điều chỉnh. Thủ tục này thường gồm các bước: (i) Yêu cầu tổ chức lại bộ máy, duy trì tài sản công ty; (ii) Đưa ra kế hoạch dự kiến tổ chức lại bộ máy, chủ nợ thông qua kế hoạch tổ chức lại bộ máy; (iii) Thực hiện kế hoạch tổ chức lại bộ máy.

Thủ tục này có thể hạn chế được quyền của chủ nợ có bảo đảm, giảm thiểu sự ưu tiên đối với các khoản nợ thuế, Tòa án kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch tổ chức lại công ty…[9, tr. 24].

● Những thủ tục phá sản ở Hàn Quốc

Luật phá sản năm 1962 của Hàn quốc quy định thủ tục thanh toán hoặc phá sản một công ty tương tự như thủ tục này tại Nhật bản.

Luật cam kết năm 1962 và Luật tổ chức lại công ty năm 1962 quy định một thủ tục nhằm phục hồi một công ty. Theo luật này, chỉ công ty con nợ mới có quyền nộp đơn cam kết và khi áp dụng thủ tục này, con nợ được tạm thời giải phóng khỏi các khoản nợ. Khi nhận được đơn yêu cầu, Toà án sẽ xem xét khả năng áp dụng thủ tục này. Khi áp dụng thủ tục này, một nhân viên quản lý tài sản được chỉ định để thực hiện việc xem xét đề nghị của công ty và tổ chức Hội nghị chủ nợ để thông qua nghị quyết áp dụng thủ tục này [7].

● Pháp luật về phá sản ở Mỹ

Pháp luật phá sản Mỹ ưu tiên áp dụng thủ tục phục hồi, việc áp dụng thủ tục này nhằm cứu vãn doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động và duy trì được sự sản xuất của doanh nghiệp tạo được nhiều sản phẩm cho xã hội. Theo quy định của Luật phá sản năm 1978 và Luật phá sản sửa đổi năm 1994 cho phép người quản lý doanh nghiệp lựa chọn phương án xử lý tình trạng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Toà án sẽ can thiệp giúp doanh nghiệp thực hiện phương án phục hồi bằng cách yêu cầu hoãn nợ, tạm thời chưa giải quyết những tài sản phải thanh toán. Đại diện doanh nghiệp sẽ có thời hạn 4 tháng để xây dựng phương án phục hồi, có thể được gia hạn thêm thời hạn 2 tháng. Nếu không phục hồi thành công thì sẽ áp dụng thủ tục thanh toán [7].

Pháp luật phá sản Anh buộc nhà quản lý doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản phải làm đơn xin phá sản. Quyền làm đơn đến Toà án xin phá sản cũng dành cho chủ nợ. Chủ nợ có thể yêu cầu Toà án chỉ định người quản lý tài sản của doanh nghiệp và người này là người xem xét quyết định xem doanh nghiệp có nên phục hồi hay thanh lý. Toà án cũng sẽ chỉ định người xây dựng phương án tổ chức lại doanh nghiệp [7].

● Pháp luật về phá sản ở Pháp

Luật phá sản năm 1985 quy định, theo những chứng cứ do người nộp đơn đưa ra, Toà án sẽ quyết định áp dụng thủ tục nào, nếu áp dụng thủ tục phục hồi thì Toà án sẽ chỉ định người giám sát doanh nghiệp. Người giám sát doanh nghiệp sẽ đánh giá khả năng của doanh nghiệp, nếu có khả năng phục hồi, người này sẽ đề nghị Toà án cho áp dụng thủ tục phục hồi. Người đề nghị sẽ xây dựng kế hoạch phục hồi. Trong trường hợp ngược lại doanh nghiệp sẽ bị làm thủ tục phá sản. Người giám sát doanh nghiệp sẽ xây dựng và chuẩn bị kế hoạch bán doanh nghiệp...[7].

Qua việc tìm hiểu pháp luật phá sản của một số nước trên thế giới, có thể thấy một số vấn đề cần nghiên cứu thêm trong các quy định của Luật Phá sản năm 2004 của Việt Nam về vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp:

Thứ nhất, pháp luật phá sản hiện hành chủ yếu quy định về tố tụng (tức

là thủ tục, trình tự thụ lý giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản) trong khi phần pháp luật nội dung còn ít. Chưa có những quy định cụ thể giải quyết tình trạng khó khăn về tài chính của doanh nghiệp; các hình thức giúp doanh nghiệp mắc nợ thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán như pháp luật về xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán của nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Thứ hai, thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp

năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 thời gian qua cho thấy, dù là Thẩm phán Toà án hay Chấp hành viên thuộc Cơ quan thi hành án dân sự, thì bên cạnh rất ít những điều hợp lý, đa phần là sự bất hợp lý. Việc trao quyền quản lý, thanh

lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cho Thẩm phán hay Chấp hành viên (là những luật gia) là vượt quá khả năng của họ. Bởi họ ít am hiểu các hoạt động kinh tế nên không thể đảm đương tốt nhiệm vụ, không thể giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp.

Khi nghiên cứu sửa đổi Luật Phá sản năm 2004, chúng ta cần nhận thức lại vấn đề này và có sự nghiên cứu thích hợp pháp luật phá sản nước ngoài (như pháp luật phá sản của Pháp, Nhật Bản…), không giao nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cho Thẩm phán hay Chấp hành viên mà quy định một thành phần đặc biệt là Quản tài viên (Người quản lý tài sản). Người này được Toà án bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của doanh nghiệp hay chủ nợ. Bên cạnh đó, cần có những quy định cụ thể tiêu chuẩn của những người này. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu cơ chế Toà án chỉ định một người đủ tiêu chuẩn thay mặt Toà án đứng ra làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đồng thời quy định rõ những nội dung giám sát, kiểm tra của người này.

Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế đất nước trong thời gian tới, pháp luật phá sản nói chung và pháp luật quy định về vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp nói riêng cần được hoàn thiện hơn nữa. Pháp luật phá sản phải khắc phục được những khiếm khuyết, bất cập trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng và tham khảo những kinh nghiệm hay của pháp luật phá sản các nước trong khu vực cũng như pháp luật phá sản thế giới.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)