Chủ trưởng của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác cán bộ, xác định cơng tác này có ý nghĩa quan trọng. u cầu đối với cán bộ tư pháp nói chung và ngành Tịa án nói riêng đã được khẳng định trong báo cáo chính trì của Ban chấp hành TW Đảng khóa VII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Cũng cố kiện toàn các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ Thẩm phán và thư ký tồn án có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí cơng vơ tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh là yêu cầu bức thiết trong việc đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp và kiện toàn đội ngũ cán bộ ngành” [2, tr.3].
Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành Tòa án nhân dân cần đổi mới và tăng cường cơng tác rà sốt, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ Thẩm phán ngành Tồn án nhân dân về tiêu chuẩn chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất
đạo đức, lối sống, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh giá chính xác chất lượng cán bộ, Thẩm phán để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như nâng cao phẩm chất chính trị nhằm củng cố đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương.
Thẩm phán là danh hiệu cao quý nhưng cũng là một nghề vừa vinh dự vừa vất vã, một nghề được giao đại diện cho cơng lý và cơng bằng xã hội. Do tính chất đặc thù của nghề nghiệp cũng như để đảm bảo những điều kiện cho hoạt động xét xử địi hỏi người Thẩm phán phải có trình độ chun mơn cao, có kỹ năng hành nghề thanh thực, có tinh thần trách nhiệm khi xét xử. Thẩm phán được trao quyền lực nhân danh Nhà nước xem xét các tình tiết và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật. Để ra được một quyết định đúng pháp luật là một công việc khơng đơn giản, đó là cả một q trình địi hỏi sự huy động nhiều tố chất của người Thẩm phán: sự tinh tường về pháp luật, sự am hiểu thực tế, sự ám hiểu các kiến thức xã hội, tâm sinh lý và bản lĩnh của người làm công tác xét xử.
Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, do đó, chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết phá sản doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ chun mơn của Thẩm phán. Trong quá trình giải quyết phá sản, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, người Thẩm phán cịn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - kế tốn. Trong thời gian vừa qua mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng để kiện toàn đội ngũ Thẩm phán nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan như: cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán còn rườm rà, thiếu nguồn cán bộ có đủ điều kiện để tuyển chọn và bổ nhiệm, trong công tác quản lý Thẩm phán việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với đội ngũ Thẩm phán chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tăng cường đội ngũ Thẩm phán cho Tòa án nhân dân các cấp để hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ, nâng cao ý thức chính trị và tinh thần trách nhiệm của mỗi Thẩm phán, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các Thẩm phán có hành vi vi phạm để xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân thực sự vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu xét xử. Cho đến nay, trong đội ngũ thẩm phán vẫn chưa có thẩm phán chuyên trách về phá sản mà thường là kiêm nhiệm. Do vậy, trước mắt, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết phá sản, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra. Thực tế giải quyết phá sản doanh nghiệp cho thấy cịn có tình trạng thẩm phán hiểu không đúng, chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật phá sản và các văn bản pháp luật có liên quan dẫn đến việc giải quyết khơng đúng.
- Trong thời gian tới cần tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán là những người giữ vai trị quan trọng trong q trình giải quyết phá sản.
- Tồ án nhân dân tối cao cần thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, kịp thời tổng kết, hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết những vướng mắc nảy sinh. Điều này đặc biệt quan trọng, vì Luật Phá sản năm 2004 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết phá sản cho Tòa án cấp huyện. Trong tương lai, cần hướng tới đào tạo các thẩm phán chuyên trách về phá sản.
- Toà án nhân dân tối cao cũng phải thường xuyên theo dõi quá trình thực thi pháp luật phá sản, đồng thời tổng kết kinh nghiệm và kịp thời hướng dẫn giải quyết những vướng mắc nẩy sinh trong quá trình giải quyết phá sản cũng như trong việc quản lý và xử lý tài sản phá sản cho các Toà án nhân dân địa phương.
Nhìn chung, các cơ quan tư pháp hiện nay thiếu đội ngũ chun gia có trình độ sâu về lĩnh vực phá sản, chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng. Phá sản là
một lĩnh vực rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý, tài chính, đất đai, tín dụng, lao động, hợp đồng... địi hỏi phải có sự am hiểu chuyên sâu rất cao. Đối với Tồ án, như đã nói ở trên để việc thực thi pháp luật phá sản có hiệu quả thì điều quan trọng khơng chỉ là các Thẩm phán phải có chun mơn cần thiết và được đào tạo phù hợp mà cịn cần có sự dự trù ngân sách thoả đáng dành cho thực thi. Ví dụ, Trung Quốc khi tiến hành sửa đổi Luật Phá sản năm 1986 đã dự trù kế hoạch một cơ sở đào tạo 5000 người chuẩn bị cho thực thi pháp luật phá sản...
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán, thì việc cần có quy chế cụ thể trong công tác tuyển chọn các Chấp hành viên có đạo đức nghề nghiệp và đủ năng lực tham gia giải quyết các quyết định phá sản với tư cách là Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Cần quy định về ủy thác của cơ quan thi hành vụ phá sản cho các cơ quan khác nếu tài sản của doanh nghiệp phá sản nằm rải rác ở nhiều địa phương khác nhau. Cơ quan được ủy thác phải có trách nhiệm thực hiện nội dụng được ủy thác và báo cáo lại cho cơ quan thi hành án đã ủy thác về kết quả thực hiện, tránh tình trạng phối hợp khơng đồng bộ, khiến vụ án phải kéo dài.
Tóm lại, thực tế thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp những năm qua cũng chứng minh, để pháp luật phá sản đi vào cuộc sống thì khơng chỉ đơn thuần hồn thiện các quy định pháp luật mà còn cần phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ ngành Tịa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán làm công tác giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nói riêng.