SỬA CHỮA TRỢ LỰC VAÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG THỦY LỰC: 1 Chẩn đóan hư hỏng của bộ phận trợ lực :

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC CHUNG NHẤT TRANG BỊ TRÊN Ô TÔ (Trang 70)

7. NHỮNG HƯ HỎNG VAÌ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA DẪN DỘNG PHANH THỦY LỰC :

7.3. SỬA CHỮA TRỢ LỰC VAÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG THỦY LỰC: 1 Chẩn đóan hư hỏng của bộ phận trợ lực :

7.3.1. Chẩn đóan hư hỏng của bộ phận trợ lực :

Đa số những hư hỏng của bộ phận trợ lực trùng hợp với những hư hỏng của hệ thống phanh thủy lực, ngoại trừ những trường hợp sau :

Bảng 7.3 Bảng chẩn đoán hư hỏng bộ phận trợ lực.

Hư hỏng Nguyên nhân Kiểm tra, sửa chữa

Cần thiết phải tác động lực lên bàn đạp phanh lớn. _ Van một chiều bị hỏng. _ Các ống dẫn bị kẹp tóp lại.

_ Đầu nối ống chân không bị bít kín. _ Lỗ khí bị nghẹt. _ Đệm piston bị kẹt. Thay thế. Làm thông; Thay thế. Làm tự do. Thay thế. Thay thế. Bàn đạp phanh xuống sát tới sàn xe.

_ Đệm kín của piston thủy lực bị rò. _ Van cân bằng bị kẹt.

Thay thế. Thay thế van. Phanh nhả

không tốt

_ Van điều khiển một chiều bị hỏng. _ Cửa các bộ phận cân bằng bít kín. _ Đệm của piston thủy lực bị kẹt. _ Lò xo hồi vị bị gẫy.

Thay thế. Làm thông. Thay đệm. Thay thế.

Hư hỏng Nguyên nhân Kiểm tra, sửa chữa Các phanh đều

bị dính, tự siết

_ Van chân không bị kẹt. Làm tự do hoặc thay thế.

Mất dầu phanh.

_ Các đệm kín trong hệ thống thủy lực bị mòn hoặc hỏng.

_ Các mối nối của đường ống dầu phanh bị hỏng.

Thay thế, tách khí khỏi hệ thống, châm thêm dầu phanh.

Siết chặt, thay đệm.

7.3.2 Làm sạch hệ thống truyền dẫn thủy lực :

Phải làm sạch hệ thống thủy lực khi nó bị nhiễm bẩn. Nên làm sạch hệ thống mỗi khi thay thế một bộ phận mới. Dấu hiệu của sự nhiễm bẩn bao gồm : các chi tiết kim loại bị rỉ và các chi tiết cao su bị nhão mũn hoặc phồng ra; có tạp chất lẫn lộn trong dầu phanh; phải thay loại dầu phanh khác ký hiệu với loại dầu phanh đang dùng. Nếu sự nhiễm bẩn xảy ra, hãy thay tất cả các chi tiết bằng cao su trước khi làm sạch hệ thống.

Để làm sạch hệ thống thủy lực, lắp thiết bị thổi áp suất vào xylanh chính. Nếu hệ thống có van định lượng thì giữ nó ở vị trí mở. Trình tự tiêu biểu làm sạch các phanh là : phanh sau phải, phanh sau trái, phanh trước phải và phanh trước trái.

Mở van xả khoảng một vòng và để cho dầu phanh chảy vào trong bình chứa. Khi đã sạch dầu phanh cũ trong hệ thống, châm lại đầy bình dầu xylanh chính với chất lỏng đặc biệt dành cho việc súc rửa phanh, nếu không có loại dầu súc đặc biệt này thì có thể dùng cồn 90o. Tiếp tục xả đến khi thấy dầu phanh chảy vào trong bình chứa bắt đầu sạch và trong thì thổi khô sạch rồi khóa van. Lặp lại trình tự này ở các bánh xe khác, khi việc làm sạch hoàn tất, châm đầy dầu phanh mới vào bình chứa xylanh chính và tiến hành tách khí khỏi hệ thống.

7.3.3. Tách khí trong hệ thống thủy lực :

Khi bàn đạp phanh nhẹ quá, báo hiệu có không khí trong hệ thống thủy lực. Cần phải tách không khí ra khỏi hệ thống.

van xả thì trước tiên tách khí ở xylanh chính. Tiếp tục tách khí ở mỗi van xả cho đến khi dầu phanh thoát ra ngoài không còn lọt khí. Trong khi tách khí hệ thống hãy giữ dầu phanh đầy trong bình chứa của xylanh chính.

Trên nhiều xe có trang bị hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS thì hai phần của hệ thống thủy lực được tách khí theo cách khác nhau. Hệ thống của phanh không có ABS thì được tách khí theo phương cách mô tả trên.

Một số xe dùng ABS có cụm thủy lực lưu giữ áp suất sau khi dừng động cơ như bình tích năng. Điều này cho phép tách khí của phần thủy lực của các phanh có trang bị ABS mà không cần thiết bị thổi áp suất.

Sau khi nối một ống xả với van xả ở một phanh và đặt cuối ống vào một bình chứa một phần dầu phanh sạch. Mở công tắc máy và nhấn nhẹ bàn đạp phanh. Khi thấy dầu phanh chảy ra ngoài sạch và không có bọt khí thì đóng van xả. Rồi tiếp tục tách khí ở bánh xe khác.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC CHUNG NHẤT TRANG BỊ TRÊN Ô TÔ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w