4. KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT VAÌ BỘ PHẬN CHÍNH CỦA DẪN ĐỘNG PHANH THỦY LỰC :
4.6. BỘ TÍCH NĂNG THỦY LỰC:
Để đảm bảo áp suất làm việc cần thiết của hệ thống trong trường hợp lưu lượng tăng nhanh ở chế độ phanh ngặt, bên cạnh bơm thủy lực cần phải có các bộ tích năng có nhiệm vụ : tích trữ năng lượng khi hệ thống không làm việc và giải phóng nó_ cung cấp chất lỏng cao áp cho hệ thống khi cần thiết .
Các bộ tích năng thường có dạng bình kín hình trụ, được chia làm hai khoang bởi piston trượt hay màng. Một khoang ( A ) chứa đầy khí trơ như Nitơ, Agông. Một khoang ( B ) được nối với buồng đẩy của bơm. Các khoang cần phải được ngăn
cách, bởi vì chất lỏng ( dầu ) có khả năng hấp thụ khí. Hơn nữa kết cấu như vậy cho phép đặt các bộ tích năng ở vị trí bất kỳ. Hình 4.21: Bộ tích năng thủy lực 1. Mặt bích 2. Vòng cắt 6. Piston 3. Nắp 7. Vòng nỉ 4. Đệm bảo vệ 8. Xylanh 5. Vòng làm kín 9. Cơ cấu nạp. 4.7. VAN :
4.7.1. Van chênh lệch áp suất :
Van chênh lệch áp suất dùng để mở đèn báo tín hiệu đèn có hư hỏng ở hệ thống phanh dẫn động thủy lực trên bảng điều khiển nếu có bộ phận nào đó của hệ thống thủy lực mất áp suất. Một phía của piston mất áp suất sẽ làm cho piston chuyển động về phía có áp suất thấp. Sự chuyển động của piston sẽ đóng công tắc trong mạch đèn báo hư hỏng trên.
4.7.2. Van định lượng :
Các xe ô tô dùng phanh đĩa trước và phanh trống _guốc phía sau có một van định lượng trên đường ống dẫn dầu phanh đến phanh trước.
Do đặt điểm cấu tạo nên phanh đĩa tác động nhanh hơn phanh trống _guốc vì thế van định lượng được dùng để nhằm ngăn cản việc phanh trước tác động sớm hơn phanh sau, trọng lương xe sẽ dồn về phía trước làm cho xe chúc xuống và các bánh
xe sau có thể bị trượt ngang. Nếu có tình trạng như vậy xảy ra thì van định lượng đã bị hư hỏng.
Xe có các cơ cấu phanh đều giống nhau có thể không cần van định lượng vì khi dùng loại phanh cùng loại phanh thì thời gian tác động sẽ như nhau.
4.7.3. Van cân bằng :
Trên xe có phanh đĩa trước và phanh trống _guốc phía sau, van cân bằng được đặt trên đường dẫn ống dầu phanh đến phanh sau. Khi phanh gấp, phần nhiều trọng lượng của xe dồn về các bánh trước. Khi đó các bánh sau cần ít áp suất phanh hơn. Nếu áp suất phanh bằng nhau có thể làm cho các bánh sau bị siết chặt và vỏ xe sau sẽ trượt ngang.
Van cân bằng không gây ảnh hưởng đến áp suất thủy lực khi phanh bình thường. Tuy nhiên, khi phanh gấp có thể làm cho áp suất dung dịch vượt quá giá trị chỉ định trước. Khi đó van cân bằng sẽ làm giảm lượng áp suất gia tăng đến thành trống _ guốc phía sau theo một tỷ lệ xác định.
Các xe có hệ thống thủy lực phân chia kiểu dòng chéo góc có hai van cân bằng, mỗi đường ống thủy lực đến các phanh sau có một van. Các van cân bằng có thể bố trí ở ngõ ra của xylanh chính hoặt phối hợp thành một van cân bằng kép, đặt riêng ở ngoài xylanh chính.
Các xe tải nhẹ có một van cân bằng cảm biến theo độ cao hoặc theo tải đặt ở phía sau xe. Nó điều tiết áp suất đến phanh sau dựa vào sự thay đổi của tải hoặc chiều cao phía sau thân xe. Khi xe mang tải nhẹ, van cân bằng đóng được một phần làm giảm áp suất thủy lực.
Những xe có trang bị hệ thống chống hãm cứng bánh xe ( ABS ) thường không dùng van cân bằng vì hệ thống ABS đã ngăn cản việc bánh xe bị khóa chặt. 4.7.4 Van phối hợp :
Các xe có phanh đĩa phía trước và phanh trống _guốc phía sau dùng một van phối hợp. Nó phối hợp các van chênh lệch áp suất, van định lượng và van cân bằng thành một cụm.