ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Lý luận chung về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại Việt Nam (Trang 76)

- Nguyên nhân chủ quan

3.1.1ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hướng phát triển mới cho loài người, trong đó sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Trong Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được khẳng định: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”.

Đào tạo Cao đẳng là một bậc học trong hệ thống giáo dục Đại học, đây là bậc học không thể thiếu trong giáo dục Quốc dân, có vị trí tiếp thu các thành quả của giáo dục phố thông và tạo nguồn cho đào tạo đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.

Hơn nữa, chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.

Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, hướng tới nền kinh tế tri thức cần phải và có thể rút ngắn thời gian trên cơ sở vừa có bước đi tuần tự vừa có bước đi nhảy vọt, đi tắt, đón đầu. Chúng ta

đang đồng thời chuyển từ nên kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tết công nghiệp và từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Để hướng tới sự phát triển nền kinh tế tri thức, từng bước chuyển dần một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng những công nghệ cao, mà việc làm chủ những công nghệ này phải cần đến những nhân tài, với tư cách là những lao động có những tri thức chuyên môn sâu và có năng lực sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Nhân tài được hiểu là bộ phận lao động trí tuệ trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, quy hoạch bồi dưỡng nhân tài trở thành một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược giáo dục. Nhân tài là yếu tố hàng đầu của năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược nhân tài của đất nước. Trong quá trình xây dựng xã hội học tập, phải có những thiết chế giáo dục phụ trách công việc đào tạo, bồi dưỡng những tài năng, mà trước hết, một số trường đại học phải được đầu tư tập trung để tạo ra được những tài năng thực thụ.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Lý luận chung về cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập tại Việt Nam (Trang 76)