Kiểm tra tìm pan thông qua đèn check

Một phần của tài liệu Khai Thác Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử (Trang 81)

6. Các bài giảng thực hành

6.11. Kiểm tra tìm pan thông qua đèn check

Trường Đại Học GTVT TP HCM Tên modul Thực hành động cơ xăng Số tiết Phiếu thực hành

Kiểm tra tìm pan thông qua đèn check

a). CHUẨN BỊ DỤNG CỤ.

Accu, đồng hồ VOM, dây kiểm tra. b). AN TOÀN.

 Khi có hiện tượng bất thường xảy ra ta phải ngắt nguồn accu kịp thời.

 Thực hiện quá trình kiểm tra phải đúng theo hướng dẫn. c). MỤC ĐÍCH.

 Luyện tập phương pháp chuẩn đoán hư hỏng qua hệ thống tự chuẩn đoán.

 Tìm được các hư hỏng thông qua mã chuẩn đoán. d). CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.

Quá trình tìm pan được thực hiện thông qua đèn báo kiểm tra động cơ (check engine lamp).

Kiểm tra bằng đèn check :

 Đèn báo kiểm tra động cơ sẽ phát sáng lên khi bật công tắc sang vị trí ON và không khởi động động cơ.

 Khi động cơ đã khởi động thì đèn báo kiểm tra động cơ phải tắt. Nếu đèn vẫn sáng thì có nghĩa là hệ thống tự chuẩn đoán đã tìm thấy hư hỏng hay sự bất bình thường trong hệ thống.

Các điều kiện chuẩn bị cho việc tìm mã lỗi bằng tay:

 Hiệu điện thế ắc quy bằng hoặc lớn hơn 11V

 Cánh bướm ga đóng hoàn toàn

 Tay số ở vị trí N

 Ngắt tất cả các công tắc tải điện khác

 Bật công tắc về vị trí ON (không nổ máy) Các bước thực hiện:

 Nối cực TE1 và E1 trên giắc chẩn đoán với nhau (cấp mass cho TE1)

 Đọc mã chuẩn đoán hư hỏng do đèn check báo. Cách đọc mã chuẩn đoán hư hỏng:

 Mã bình thường đèn sáng và tắt liên tục 2 lần trong 1 giây.

 Mã hư hỏng: Đèn sẽ nháy số lần bằng với từng số đơn vị trong mã lỗi, Thời gian đèn chớp giữa chữ số đầu tiên và chữ số thứ hai trong cùng một mã lỗi cách nhau 1,5 giây.Thời gian đèn chớp giữa mã thứ nhất và mã tiếp theo cách nhau 2,5 giây.

Ví dụ: mã 24 thì đèn sẽ nháy 2 lần kề nhau, chờ 1,5s nữa sẽ nháy tiếp 4 lần kề nhau.

 Khi có nhiều mã lỗi, đèn sẽ báo từ mã lỗi có kí hiệu số nhỏ hơn.

 Sau khi phát hiện mã lỗi, ta tiến hành khác phuc, sau khi khắc phục thì ta có thể xóa mã lỗi bằng cách rút cầu chì EFI hoặc tháo cọc âm ắc quy.

 Việc chẩn đoán bằng tay cũng có thể thực hiện ở một chế độ khác là Test mode, nó cũng cần các điều kiện ban đầu như trên, ngoại trừ việc ta phải nối cực TE2 với E1 rồi mới bật công tức máy ON.

Chương V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1. Kết luận

Qua việc thực hiện luận văn, chúng em đã nắm bắt được một khối lượng khá lớn các kiến thức chuyên ngành. Sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thiết kế lắp đặt mô hình càng giúp chúng em hiểu sâu hơn về các kiến thức lý thuyết mà chúng em đã được nghiên cứu qua sách vở.

Thông qua mô hình, các kiến thức lý thuyết về hệ thống được khẳng định và thể hiện một cách trực quan. Do đó mô hình của chúng em có thể sử dụng cho việc giảng dạy và học tập rất tốt. Tạo điều kiện cho các sinh viên khóa sau có thể tiếp cận thực tế ngay trên mô hình.

Ngoài ra, việc thực hiện luận văn còn giúp em nâng cao các kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, đặc biệt là các website của nước ngoài, khả năng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh cũng được cải thiện rất nhiều.

Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp em nhận ra rằng vốn kiến thức của mình còn rất hạn chế, chưa đủ kiến thức lập trình để có thể tự thiết kế các mạch điều khiển, luận văn cũng có thể còn những sai sót nhất định, kính mong các Thầy và các bạn cho ý kiến đóng góp để luận văn của em được hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Khai Thác Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w