Kiểm tra cảm biến vị trí cánh bướm ga

Một phần của tài liệu Khai Thác Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử (Trang 71)

6. Các bài giảng thực hành

6.6.Kiểm tra cảm biến vị trí cánh bướm ga

Trường Đại Học GTVT TP HCM Tên modul Thực hành động cơ xăng Số tiết Phiếu thực hành

Kiểm tra cảm biến vị trí cánh bướm ga a). Chuẩn bị

 Đồng hô đo: Dùng đồng hồ VOM.

 Các dụng cụ tháo lắp cần thiết: chìa khóa, vòng miệng, tuavít, kềm…

b). An toàn

 Khi có hiện tượng bất thường xảy ra ta phải ngắt điện kịp thời.

 Cẩn thận trong việc kiểm tra, vì cần có độ chính xác cao khi điều chỉnh tiếp điểm của cảm biến.

 Sử dụng đồng hồ VOM đúng ở vị trí thang cần đo.

c). Mục đích

 Luyện tập phương pháp kiểm tra cảm biến vị trí cánh bướm ga.

 Kiểm tra xem cảm biến và mạch tín hiệu cảm biến có còn hoạt động tốt hay không, từ đó có cơ sở để tiến hành khắc phục sửa chửa.

d). Sơ đồ mạch điện

Hình 4.12. Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bướm ga

e). Các bước thực hiện

 Tháo giắc nối cảm biến vị trí bướm ga.

 Xác định vị trí các chân bằng đồng hồ VOM :

 Tiến hành đo điện trở của từng chân với các chân còn lại trong khi xoay bướm ga, khi đó sẽ có một cặp chân không thay đổi giá trị điện trở khi xoay bướm ga là cặp Vc-E2.

 Ta đã xác định được chân còn lại là VTA, tiếp tục lấy chân này để đo điện trở với hai chân còn lại, vừa đo vừa xoay cho bướm ga mở rộng hơn, khi đó điện trở cặp VTA-E2 sẽ tăng, điện trở cặp VTA- Vc sẽ giảm, từ đó ta xác định được cả ba chân.

Sau khi xác định được vị trí các chân, ta tiến hành đo điện áp giữa chân VTA và E2 rồi đem so sánh với bảng sau:

Vị trí cánh bướm

ga Đóng hoàn toàn Mở hoàn toàn

VTA 0,3÷0,8V 3,2÷4,9 V

f ). Kết luận.

... ...

Một phần của tài liệu Khai Thác Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử (Trang 71)