Biện pháp 2: Quản lý tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VẬT TƯ LAI CHÂU (Trang 56)

Tài sản ngắn hạn bao gồm toàn bộ giá trị tài sản lưu động, đó là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong một chu kỳ kinh doanh của Công ty, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Do đó, nếu quản lý không tốt thì lượng tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho ngày càng lớn nhanh làm giảm khả năng sinh lời. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, điều này cho thấy nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh ở Công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Do đó, cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn quyết định đến vốn luân chuyển của Công ty, nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro của Công ty.

Ta thấy khả năng thanh toán của Công ty trong ba năm qua chưa cao, Công ty chịu nhiều áp lực trong thanh toán, Vì vậy, Công ty cần phải có những biện pháp khắc phục để nâng cao khả năng thanh toán của mình. Chẳng hạn, Công ty cần thiết phải thanh toán như: Nợ trả ngay, nợ chưa cần trả phải trả, thời gian cần phải trả, trên cơ sở đó thanh toán hợp lý và đúng hạn.

* Về chính sách tài trợ:

Dựa trên các dự báo về tốc độ tăng trưởng nhu cầu thị trường mà Công ty có thể dự kiến tốc độ tăng doanh số, khi doanh số tăng sẽ phát sinh những nhu cầu đầu tư tài sản. Chẳng hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên, khoản phải trả và nợ tích luỹ cũng tăng lên thậm chí còn có nhu cầu phát sinh đầu tư tài sản cố định. Kết quả của dự đoán sẽ cho phép Công ty có thể dự kiến được các sự kiện có thể xảy ra mà cụ thể là xác định nhu cầu về vốn tăng thêm bên ngoài khi mà nguồn tài trợ bên trong không thể trang trải cho nhu cầu đầu tư tài sản. Như vậy, Công ty cần sử dụng phương pháp tính số phần trăm trên doanh số để xác định nhu cầu về vốn tăng lên. Đây là một phương pháp dự báo nhu cầu tài chính trong ngắn hạn, phương pháp này cũng khá đơn giản và được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Tính số bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của kỳ thực hiện.

Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ % các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ.

Bước 3: Dùng tỷ lệ % các khoản mục được tính đó, ước tính nhu cầu về vốn kinh doanh cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến đó.

Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu vốn kinh doanh trên cơ sở doanh thu kỳ kế hoạch.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VẬT TƯ LAI CHÂU (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w