Kết quả Phân lập và định Typ virus viêm gan vịt c−ờng độc

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm gan vịt do Virus ở một số tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, phân lập Virus gây bệnh. Nghiên cứu đặc tính sinh học của chủng Virus nhược độc viêm gan vịt DHEG2000 và quy trình sản xuất Vacxin (Trang 44)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. kết quả Phân lập và định Typ virus viêm gan vịt c−ờng độc

Trên các đàn vịt nuôi tại khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, H−ng Yên, Hà Tây việc đánh giá sự có mặt của virus viêm gan vịt dựa vào triệu chứng bệnh tích đặc tr−ng của bệnh. Để xác định chắc chắn một lần nữa chúng tôi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm từ các đàn vịt bị bệnh viêm gan vịt, phân lập virus trên phôi vịt, trên vịt con và định typ virus gây bệnh. Kết quả thu đ−ợc trình bày ở các bảng 4.3, 4.4, 4.5.

Kết quả gây nhiễm virus trên phôi vịt 12 ngày tuổi cho thấy (bảng 4.3): ở lần thí nghiệm thứ nhất với 30 phôi đ−ợc tiêm huyễn dịch bệnh phẩm có tới 27 phôi chết chiếm tỷ lệ 90%. Lần thí nghiệm thứ 2 có 26 phôi chết chiếm tỷ lệ 86,7%. Theo dõi thời gian phôi chết cho thấy các phôi chết tập trung trong khoảng thời gian 24- 72 giờ sau khi tiêm. Những phôi chết có bệnh tích đại thể: Phôi còi cọc, phù phôi nhất là ở vùng bụng, xuất huyết trên da, gan phôi xuất huyết. Có thể thấy rõ các bệnh tích trên phôi ở các ảnh 4.3, 4.4.

Những phôi còn sống (3 phôi ở lần thí nghiệm thứ nhất, 4 phôi ở lần thí nghiệm thứ 2) cũng có bệnh tích: xuất huyết trên da, gan phôi xuất huyết.

Trong khi đó lô đối chứng ở cả hai đợt thí nghiệm, các phôi vẫn sống, phát triển bình th−ờng, không có bệnh tích trên phôi.

Nh− vậy trong bệnh phẩm nuôi cấy trên phôi vịt đã có mặt virus viêm gan vịt, chúng đã nhân lên, gây chết phôi và gây các bệnh tích đặc hiệu trên phôi.

Theo OIE (2000)[55]: virus viêm gan vịt typ I khi nuôi cấy trên phôi vịt 10- 14 ngày tuổi, gây chết phôi trong khoảng 24- 72h, phôi có bệnh tích: còi cọc, xuất huyết trên da, phù phôi, gan phôi s−ng.

Trần Minh Châu, Lê Thu Hồng (1985)[5] cho biết: chủng virus viêm gan vịt TT phân lập ở Phú Xuyên - Hà Sơn Bình khi nuôi cấy trên vịt 12 ngày tuổi, virus gây chết 100% phôi. Phôi chết trong khoảng thời gian từ 48- 96h sau khi tiêm và có bệnh tích xuất huyết.

Theo Bùi Thị Cúc (2002)[10]: virus phân lập từ các ổ dịch viêm gan vịt ở Hà Nam, Tuyên Quang, Hà Tây khi nuôi cấy trên phôi vịt 10 ngày tuổi, virus gây chết phôi sau 24 giờ, 2/3 số phôi chết tập trung trong khoảng 48- 72 giờ. Phôi chết có bệnh tích còi cọc, xuất huyết toàn thân, phù d−ới da, gan phôi xuất huyết, hoại tử.

Đồng thời với nuôi cấy trên phôi vịt, chúng tôi còn nuôi cấy virus trên vịt con 7 ngày tuổi (bảng 4.4)

Kết quả nuôi cấy cho thấy: ở lần thí nghiệm thứ nhất với 25 vịt con đ−ợc tiêm huyễn dịch bệnh phẩm, sau khi tiêm 100% vịt con có biểu hiện ốm. Vịt mệt mỏi đi lại loạng choạng có con nằm một chỗ mắt nhắm, sau một thời gian ngắn nhiều con ngã ngửa ra đằng sau, chân đạp nh− bơi chèo, co giật toàn thân rồi chết. Hầu hết vịt chết nằm ở t− thế rất đặc tr−ng của bệnh viêm gan vịt: đầu ngoẹo ra đằng sau, chân duỗi thẳng có thể thấy rõ đặc điểm này ở ảnh 4.1. Vịt chết trong khoảng thời gian từ 18- 72 giờ. Trong 25 vịt thí nghiệm có tới 22 vịt chết chiếm tỷ lệ 88%. Lần thí nghiệm thứ 2 có 21 vịt chết chiếm tỷ lệ 84%.

ở những vịt chết có bệnh tích đặc tr−ng của bệnh viêm gan vịt: gan s−ng, xuất huyết lốm đốm trên gan, xuất huyết thành đám thành vệt, lách s−ng, thận s−ng, có thể thấy rõ bệnh tích trên gan của vịt gây nhiễm virus viêm gan vịt ở ảnh 4.2.

Trong khi đó vịt ở lô đối chứng vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình th−ờng.

Nh− vậy khi gây nhiễm cho vịt con 7 ngày tuổi, đã xác định đ−ợc trong bệnh phẩm có mặt virus viêm gan vịt. Virus nhân lên trên vịt, gây chết vịt với triệu chứng bệnh tích đặc tr−ng của bệnh, tỷ lệ gây chết vịt từ 84- 88%, phù hợp với đặc tính của virus viêm gan vịt typ I.

Theo OIE (2000)[55]: Virus viêm gan vịt typ I khi nuôi cấy trên vịt con 1- 7 ngày tuổi, virus gây chết vịt trong khoảng 18- 48h sau khi tiêm, tỷ lệ vịt chết 80- 100%, vịt có bệnh tích gan s−ng và xuất huyết trên da.

Trần Minh Châu, Lê Thu Hồng (1985)[5] cho biết: Chủng virus viêm gan vịt phân lập ở Hà Sơn Bình khi nuôi cấy trên vịt con 2- 3 ngày tuổi, virus gây chết vịt trong 2- 3 ngày.

Theo Nguyễn Văn Cảm và cộng sự (2001)[4], huyễn dịch bệnh phẩm gan của vịt mắc bệnh trong tự nhiên khi tiêm cho vịt con 3 ngày tuổi, 17 giờ sau khi tiêm vịt bắt đầu chết, tỷ lệ chết 80%. Khi chết vịt nằm ở t− thế đầu ngả ra đằng sau, chân duỗi thẳng.

Bùi Thị Cúc (2002)[10] cho biết: vịt con 7 ngày tuổi đ−ợc tiêm huyễn dịch bệnh phẩm gan của vịt mắc bệnh trong tự nhiên, 17- 18 giờ sau vịt có biểu hiện bệnh, vịt chết trong khoảng 18- 76 giờ, cao nhất là sau khi tiêm 24 giờ. Vịt chết nằm ở t− thế đặc tr−ng của bệnh: cổ rụt lại, đầu ngửa ra đằng sau, chân duỗi thẳng, vịt chết có bệnh tích đặc tr−ng của bệnh.

Sau khi nuôi cấy trên phôi vịt và vịt con chúng tôi thấy virus phân lập đ−ợc có đặc tính gây chết phôi, chết vịt của virus viêm gan vịt typ I. Để khẳng định điều này chúng tôi dùng phản ứng trung hòa trên vịt, xác định typ virus, kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.5:

- ở lô vịt thí nghiệm lần thứ nhất 15 vịt 7 ngày tuổi đ−ợc tiêm kháng huyết thanh viêm gan vịt typ I, sau 24 giờ tiêm virus viêm gan vịt của chủng phân lập đ−ợc với liều 103 LD50/con. Hầu hết số vịt (14/15 con) khỏe mạnh hoạt động bình th−ờng, chỉ có 1 con có biểu hiện ăn ít, ít hoạt động, nằm một chỗ. Sau thời gian theo dõi 10 ngày cả 15 vịt thí nghiệm đều sống với tỷ lệ bảo hộ 100%.

- ở lô vịt đối chứng d−ơng, vịt đ−ợc tiêm kháng huyết thanh viêm gan vịt typ I, theo dõi vịt qua 2 lần thí nghiệm: ở lần thí nghiệm thứ nhất 15 con, lần thí nghiệm thứ hai 15 con, 100% vịt vẫn sống, hoạt động bình th−ờng.

Trong khi đó ở lô đối chứng âm, vịt đ−ợc tiêm virus viêm gan vịt của chủng phân lập với liều 103LD50 cho một con. Quan sát lô vịt cho thấy:

Một số hình ảnh về vịt, phôi vịt bị nhiễm virus c−ờng độc viêm gan vịt

ảnh 4.1: T− thế nằm chết của vịt ảnh 4.2: Gan vịt xuất huyết

ảnh 4.3: Phôi vịt bình th−ờng và phôi vịt bị nhiễm virus

ảnh 4.4: Phôi vịt xuất huyết và phù phôi

- ở lần thí nghiệm thứ nhất, sau khi tiêm 16 giờ, 100% số vịt có biểu hiện ốm, 2- 3 giờ sau xuất hiện vịt chết. Vịt chết trong khoảng thời gian 18- 72 giờ sau khi tiêm, với triệu chứng bệnh tích đặc tr−ng của bệnh viêm gan vịt. Theo dõi 15 con có 13 con chết, chiếm tỷ lệ 86,7%, có 2 con sống chiếm tỷ lệ 13,3%.

- ở lần thí nghiệm thứ 2 theo dõi 15 con có 14 con chết với tỷ lệ 93,3%, có một con sống với tỷ lệ 6,7%.

Kết quả này cho thấy virus viêm gan vịt phân lập đ−ợc là virus viêm gan vịt typ I. Để phòng bệnh cho đàn vịt, sử dụng vacxin viêm gan vịt typ I là phù hợp.

Theo OIE (2000)[55] khi thực hiện phản ứng trung hòa trên vịt con 1- 7 ngày tuổi, nếu ở lô thí nghiệm, vịt có tỷ lệ bảo hộ 80- 100% và lô đối chứng có tỷ lệ vịt chết 80- 100% thì virus đó là virus viêm gan vịt typ I.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm gan vịt do Virus ở một số tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, phân lập Virus gây bệnh. Nghiên cứu đặc tính sinh học của chủng Virus nhược độc viêm gan vịt DHEG2000 và quy trình sản xuất Vacxin (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)