Những nghiên cứu về bệnh viêm gan vịt và vacxin phòng bệnh ở việt nam

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm gan vịt do Virus ở một số tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, phân lập Virus gây bệnh. Nghiên cứu đặc tính sinh học của chủng Virus nhược độc viêm gan vịt DHEG2000 và quy trình sản xuất Vacxin (Trang 25)

phòng bệnh ở việt nam

ở Việt Nam từ năm 1978, Trần Minh châu và cộng sự đã nghi có bệnh viêm gan do virus của vịt, nh−ng vào thời điểm đó ch−a phân lập đ−ợc mầm bệnh (Trần Minh Châu, Lê Thu Hồng, 1985)[5].

Năm 1979-1983, bệnh xảy ra ở nhiều địa ph−ơng làm chết rất nhiều vịt con. Theo các tác giả Lê Thanh Hoà, Nguyễn Nh− Thanh, Nguyễn Bá Hiên, 1984[14], ở Gia Lâm - Hà Nội bệnh viêm gan vịt do virus đã xảy ra làm chết hàng ngàn vịt con.

Năm 1983, Trần Minh Châu và cộng sự đã phân lập đ−ợc một chủng virus c−ờng độc (chủng TT) tại một trại nuôi vịt ở Phú Xuyên - Hà Sơn Bình (cũ). Tác giả cho biết khi nuôi cấy trên phôi vịt 12 ngày tuổi, virus gây chết phôi 100%, thời gian chết phôi từ 48-96 giờ, phôi có bệnh tích xuất huyết (Trần Minh Châu, Lê thu Hồng, 1985)[5].

Nguyễn Văn Cảm, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Khánh Ly, 2001[4] cho biết từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2001 khi điều tra 20 ổ dịch tại các địa ph−ơng H−ng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Hà Nội, Tuyên Quang đã cho kết luận đó chính là bệnh viêm gan vịt do virus với tỷ lệ nhiễm trong đàn lên tới

100%, lứa tuổi mắc bệnh từ 1-21 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 48,57 - 90%.

Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức L−u và cộng sự, 2001[23], gần đây nhiều giống vịt, ngan cao sản nhập vào n−ớc ta ch−a thích nghi với điều kiện môi tr−ờng nên bệnh viêm gan vịt càng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt ở các địa ph−ơng: Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gây tổn thất rất lớn. Các tác giả cũng cho biết: bệnh xảy ra ở tất cả các giống vịt, ngan. Giống ngan Pháp bị nhiều nhất 31/104 đàn, sau đó là giống vịt siêu trứng Trung Quốc 18/104 đàn theo dõi.

Theo thông báo của Cục Thú y (2002)[9] tại Nam Định xảy ra một ổ dịch viêm gan vịt do virus làm 10000 con bị bệnh trong đó chết và xử lý 7000 con.

Nguyễn Đức L−u, Vũ Nh− Quán, 2002[46] cho biết ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, bệnh viêm gan vịt do virus xảy ra ở nhiều nơi, gây thiệt hại nặng nề nh−ng đến nay vẫn ch−a có thông báo chính thức.

Những năm gần đây đã có những nghiên cứu sâu về bệnh viêm gan vịt do virus. Nhóm tác giả Nguyễn Văn Cảm và cộng sự (2001)[4] đã nghiên cứu biến đổi bệnh lý bệnh viêm gan vịt do virus nhằm đ−a ra một ph−ơng pháp chẩn đoán nhanh và chính xác. Các tác giả cho biết bệnh tích điển hình về đại thể: chủ yếu là gan viêm, xuất huyết, hoại tử chiếm tỷ lệ 79,66- 100%, bệnh tích vi thể điển hình ở gan có tế bào viêm dạng đơn nhân, xuất huyết, hoại tử, tăng sinh ống mật với tỷ lệ 100%.

Bùi thị Cúc, 2002[10] nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể và siêu vi thể bệnh viêm gan vịt do virus cho biết: bệnh tích siêu vi thể điển hình là màng nhân của tế bào gan bị thoái hoá và hoại tử; các glycogen trong tế bào gan bị phá huỷ, đồng thời xuất hiện các tiểu thể hình cầu có bán kính 100-300nm.

Theo dõi đàn vị nuôi ở tỉnh Bắc Giang, Đào Văn D−ỡng, 2003[12] cho biết: bệnh viêm gan vịt th−ờng xảy ra trên các đàn vịt nuôi ở huyện Việt

Yên, Yên Dũng, Tân Yên (86/534 đàn), lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 1-7 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ 61,63%; tỷ lệ vịt chết cao 53,9-72%.

Bệnh viêm gan vịt do virus gây tổn thất lớn cho ng−ời chăn nuôi vịt, Nh−ng việc nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh còn ít (Nguyễn Đức L−u và cộng sự (2001)[15].

Năm 1983, Trần Minh Châu và cộng sự đã phân lập đ−ợc chủng virus viêm gan vịt c−ờng độc ở trại vịt Phú Xuyên - Hà Sơn Bình (chủng TT). Các tác giả làm giảm độc virus bằng cách cấy truyền 39 đời trên phôi gà và tạo đ−ợc chủng virus nh−ợc độc (chủng VN) có lgELD50/0,2ml là 4-5 (Trần Minh Châu, Lê Thu Hồng, 1985)[5].

Năm 1985, các tác giả Trần Minh Châu, Lê Thị Nồng, Nguyễn Đức Tạo đã xây dựng quy trình sản xuất vacxin từ 3 chủng virus vacxin viêm gan vịt nh−ợc độc: TN (Hungari), E52 (Pháp) và VN (Việt Nam). Các tác giả cho biết cả 3 chủng virus vacxin đều an toàn và có hiệu lực khi sử dụng. Khi miễn dịch cho vịt con rồi thử thách với c−ờng độc thì bảo hộ đ−ợc 70- 100% vịt con (Trần Minh Châu và cộng sự, 1985)[6].

Năm 1984 Lê Thanh Hoà, Nguyễn Nh− Thanh, Nguyễn Bá Hiên[14] nghiên cứu đặc tính sinh học của virus vacxin viêm gan vịt nh−ợc độc chủng TN của Asplin và ứng dụng quy trình sản xuất vacxin của Hungari vào điều kiện Việt Nam, các tác giả cho biết vacxin đạt chỉ tiêu an toàn và hiệu lực khi sử dụng.

Tháng 8 năm 2001, công ty HANVET đã chế tạo chế phẩm kháng thể viêm gan vịt (Nguyễn Đức L−u, Vũ Nh− Quán)[16].

Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức l−u, Trần Thu Hiền, Nguyễn Khánh Ly (2001)[23] đã sử dụng kháng thể viêm gan vịt phòng trị bệnh cho vịt, ngan. Các tác giả cho biết chế phẩm kháng thể viêm gan vịt khi sử dụng an toàn và cho hiệu quả cao khi phòng, trị bệnh.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm gan vịt do Virus ở một số tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, phân lập Virus gây bệnh. Nghiên cứu đặc tính sinh học của chủng Virus nhược độc viêm gan vịt DHEG2000 và quy trình sản xuất Vacxin (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)