Chương 6 THỈÊT KÊ cổ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn khuấy trộn chất lỏng (Trang 101)

MỞ ĐÁU

Không thể đánh giá hoàn toàn thiết kế cơ của máy trộn nếu không hiểu được độ lớn và bản chất của các lực tác dụng lên no'. Những lực đó là kết quả của động lực chất lỏng do tương tác của bộ cánh với những cái chứa trong bình và quá trinh có liên quan gây ra, rồi động lực đo' lại tạo ra các ứng suất cả không đổi lẫn biến thiên ở tổ hợp máy khuấy. Trưốc khi co' thể tìm hiểu đầy đủ về quan hệ qua lại của thiết kế cơ và những lực đó ta phải xem xét những vấn đễ sau đây :

1) Độ lớn và bản chất của các lực phải được xác định. 2) Thiết kế quan niệm vễ máy khuấy phải tính tới những

lực đo'.

3) Các tiêu chuẩn kỹ thuật và dung sai sản xuất phải phù hợp với thiết kế thiết bị.

Có thể chia các lực chất lỏng tác dụng lên máy khuấy thành hai nho'm. Nho'm thứ nhất liên quan tới động lực chất lỏng do máy khuấy và tương tác với những cái chứa trong thùng gây ra. Những lực đo' thường gắn liển với các tấm chắn, vị trí bộ cánh và mật độ năng lượng vào máy trộn. Nhóm thứ hai bao gồm các lực do quá trình tác động, v í dụ, no' thường có thể bao gồm các chất, lỏng từ các phản ứng hóa học mạnh, sự phân tán khí và các phản ứng chứa phần trăm hạt rắn

cao. Khả nãng tiên đoán những lực đó thường phụ thuộc vào tài liệu đã công bố, sự hiểu biết về quá trình có liên quan và sự thử nghiệm những máy khuấy khác nhau trong phòng thi nghiệm.

Bản chất của các lực tác dụng lên các hệ thống trộn trường phác hoạ ra thiết kế quan niệm cần thiết để chịu được chúng. Ví dụ, có thể tiến hành khuấy nhẹ tvốn tạo ra các lực chất lỏng xác định được) bằng cách nối trực tiếp trục máy trộn với bộ giảm tốc vốn được thiết kế đặc biệt dê’ chịu được những tải trọng đó. Nếu các tải có độ lớn ngoại lệ và hoặc khó dự đoán thì có thể cần thiết kế vốn có thể dập tát mạnh các tải phá hủy và cách ly chúng với bộ giảm tốc. Điều này đặc biệt quan trọng vì bộ giảm tốc thường chiếm một phần chi phí lớn của hệ thống.

Cuối cùng, phải xem xét các tiêu chuẩn kỹ th u ật và dung sai chế tạo do nhà sản xuất sử dụng. Những công việc đó phải phù hợp với thực tiễn kỹ thuật hợp lý và những giả thiết sử dụng khi thiết kế thiết bị.

Những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế toan bộ

máy trộn sẽ được giới thiệu ở những phẩn sau đây. Chúng bao gồm thiết kế trục, thiết kế bộ dẫn động máy trộn, thiết kế bít kín cơ và thiết kế ghép nối.

THIẾT KẾ TRỤC

Phần này nghiên cứu các yếu tố liên quan tới việc lựa chọn và hoạt động của trục máy trộn. No' bao gổm các dữ liệu và phương pháp để xác định các độ dài trục được phép.

Để thiết kế đúng, trục máy trộn phải thỏa mãn những hạn chế đặt ra sau đây :

Một phần của tài liệu Hướng dẫn khuấy trộn chất lỏng (Trang 101)