Việt Nam nên có những chính sách như thế nào quản lý như thế nào để phát

Một phần của tài liệu Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 69)

phát triển và khai thác tài sản trí tuệ một cách hiệu quả? (Câu hỏi 3)

Việt Nam hiện đang ở nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, do đó các kết quả liên quan của Việt Nam cũng có thể được giải thích theo hướng này.Từ kết quả ở cột 3 của bảng 4.18, có thể rút ra một số hoạt động cần thiết sau đối với Việt Nam:

- Chỉ số mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ IPR đang đồng biến có ý nghĩa tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhà quản lý vĩ mô có thể tiếp tục tăng cường chỉ số này. Như vậy việc đàm phán liên quan đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong các hiệp định như TPP vẫn còn có thể cho phép xem xét chấp nhận việc tăng cường pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đối với luật pháp trong nước, nhà quản lý có thể bổ sung thêm các yêu cầu pháp luật thích hợp.

- Số lượng tài sản trí tuệ IPT mặc dầu chưa tác động tới tăng tốc độ tăng trưởng một cách rõ rệt nhưng vẫn luôn đồng biến với tốc độ tăng trưởng. Căn cứ từ tình hình cần gia tăng bảo hộ sở hữu trí tuệ đã nêu ở ý trên, nhà quản lý nên có cách thức tuyên truyền động viên công dân và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật sở hữu trí tuệ, đồng thời cũng tạo ra các phong trào, các chương trình liên kết, … để thúc đẩy các thành phần trong xã hội tham gia vào việc xác định, tạo lập và bảo hộ sở hữu trí tuệ của cá nhân, đơn vị mình.

- Từ hai hoạt động đó, nhà quản lý cũng khuyến khích tạo lập các thị trường lành mạnh về tài sản trí tuệ để có thể bảo hộ và khai thác được tài sản trí tuệ một cách tốt nhất.

Kết luận Chương 4

- Tác giả thực hiện các bước nghiên cứu theo quy trình đã đề ra trên bộ dữ liệu. - Tác giả xem xét các kết quả thu được sau khi thực hiện các bước hồi quy và

kiểm định. Các kết quả này được so sánh với kỳ vọng ban đầu và với các kết quả nghiên cứu trước đây.

- Đồng thời, việc xem xét kết quả nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở so sánh với các câu hỏi về được đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu.

Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận chung về tài sản trí tuệ

- Nghiên cứu này kiểm chứng lại tác động của tài sản trí tuệ và mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ lên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tác giả phân tích dữ liệu nghiên cứu theo 4 nhóm nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau: nhóm thu nhập thấp, trung bình thấp, trung bình cao và thu nhập cao.

- Kết quả hồi quy cho thấy, mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ của nhóm nước có thu nhập cao và nhóm nước thu nhập thấp gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế là phù hợp với nhận định của Maskus về mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ quá mức hoặc quá yếu.

- Số lượng tài sản trí tuệ ở nhóm nước thu nhập cao tác động không đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngược lại ở nhóm nước thu nhập thấp lại đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, phù hợp với nhận định của Maskus về mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ quá mức có thể hạn chế lợi ích xã hội về sáng chế vì làm giảm ưu đãi phổ biến sản phẩm của nó.

- Kết quả tương tác khác nhau đáng kể giữa nhóm nước thu nhập trung bình cao và nhóm thu nhập trung bình thấp tương đồng với quan điểm Maskus (2000) về “Sự gia tăng việc bảo hộ sở hữu trí tuệ từ các nước nghèo sang các nước thu nhập trung bình là ít hơn đáng kể so với các nước thu nhập trung bình với các nước giàu”. Cụ thể là trong khi mức bảo hộ sở hữu trí tuệ tác động tích cực có ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế của các nước thu nhập trung bình thấp thì ở các nước thu nhập trung bình cao lại không có ý nghĩa. Ngược lại, số lượng tài sản trí tuệ chỉ tác động đáng kể lên nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao và không phát huy hiệu quả rõ ràng lên tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập trung bình thấp. Có thể giải thích sự khác nhau này được hình thành do tình hình kinh tế của các nước thu nhập trung bình cao gần giống với các nước thu nhập cao và khác xa đáng kể với nền kinh tế của các nước có thu nhập trung bình thấp.

- Mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nhóm nước thu nhập trung bình thấp tác động có ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế, ngược lại tổng lượng tài sản trí tuệ không có tác động lên tăng trưởng kinh tế. Điều này phù hợp với kết quả thực nghiệm của (Kim và cộng sự, 2012) về ảnh hưởng của mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ có ý nghĩa tích cực về đổi mới của các quốc gia có thu nhập cao, không có ý nghĩa đối với các nước thu nhập trung bình đến thấp.

- Như vậy, trong các giai đoạn phát triển kinh tế, việc nâng cao mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ, cơ chế thực thi quyền bảo hộ hiệu quả và khả năng R&D mang lại những kết quả tác động khác nhau lên tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam, có thể đang trong giai đoạn mở rộng hội nhập với nền kinh tế quốc tế, do đó họ bắt buộc phải tuân thủ các quy định quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ, từ đó thu hút đầu tư làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền bảo hộ của họ không theo kịp, cùng với khả năng R&D không cao dẫn đến tổng lượng tài sản trí tuệ đóng góp cho cộng đồng bị hạn chế.

5.2. Đóng góp của kết quả nghiên cứu

- Trong giới hạn của mô hình được xây dựng để nghiên cứu, chỉ có yếu tố bảo hộ sở hữu trí tuệ và đầu tư là có tác động có ý nghĩa, còn tác động của lượng tài sản trí tuệ không có ý nghĩa. Do đó, có thể đề xuất ý kiến với Việt Nam hiện nay nên duy trì mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ trong giới hạn phù hợp với TRIPS, tăng hiệu quả thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ bên cạnh những chính sách linh động chống độc quyền, phản cạnh tranh để thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, có thể xem xét thêm việc chấp nhận các điều khoản tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ của các hiệp định như TPP.

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất

- Nghiên cứu thực hiện trên số liệu của 100 trong số 214 quốc gia trên thế giới (Worldbank, 2014), do đó chưa phản ánh chính xác tình hình của tổng thể. - Không phải tất cả các ý tưởng, giải pháp kỹ thuật đều có thể trở thành tài sản trí

tuệ, không phải tất cả các tài sản trí tuệ đều được ứng dụng trong kinh doanh và không phải tất cả các tài sản trí tuệ khi kinh doanh đều mang lại giá trị như nhau. Do đó, kết quả từ nghiên này sẽ không thể phản ánh hết tác động của tài sản trí tuệ trong nền kinh tế do tác giả chỉ căn cứ vào lượng tài sản trí tuệ chính thức được thể hiện thông qua các cơ quan đăng ký.

- Riêng về kinh tế Việt Nam, do số liệu chưa thật sự đầy đủ nên chưa thể có kết luận chính xác. Nếu có khả năng thu thập được số liệu của Việt Nam, nghiên cứu sau nên kiểm chứng lại tác động của tài sản trí tuệ và mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam lên tăng trưởng kinh tế để có thể đề xuất những giải pháp chính xác hơn.

- Các tài sản trí tuệ được xem xét trong nghiên cứu này đang được để ở dạng đơn đăng ký chung. Cần những nghiên cứu cụ thể hơn vào từng nhóm tài sản trí tuệ để xem xét vai trò thực sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là loại tài sản nào, lĩnh vực công nghiệp nào.

- Trong giới hạn về thời gian, tác giả vẫn chưa tìm được nhiều lý thuyết liên quan đến tài sản trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Cần có thêm các lý thuyết khác bổ sung cho các tác động của tài sản trí tuệ tương tác với bảo hộ sở hữu trí tuệ lên tăng trưởng kinh tế.

Trần Hồng Minh và Ngô Văn Giang, 2008. Một số bất cập trong việc ban hành và thực hiện các quy định về quyền SHTT so sánh với Hiệp định TRIPS. Tạp chí Quản

lý Kinh tế, số 23, tháng 10 và 11, trang 29-35.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Abramovitz, M. (1993). The Search for the Sources of Growth: Areas of Ignorance, Old and New. The Journal of Economic History, 53(2), 217-243.

Cohen, J., Cohen, P., West, S. G., & Aiken, L. S. (2003). Applied Multiple Regression/Correlation Analysis for the Behavioral Sciences. New Jersey:

Lawrence Erlbaum Associates.

Baier, S. l., Dwyer, G. P., & Tamura, R. (2006). How Important Are Capital and Total Factor Productivity for Economic Growth? Economic Inquiry (ISSN 0095- 2583), 44(1), 23–49.

Barro, R. J. (1988). Government Spending In A Simple Model Of Endogenous Growth. NBER Working Papers, 2588.

Barro, R. J., & Lee, J.-W. (2000). International Data on Educational Attainment: Updates and Implications. CID Working Paper, 42.

Bergstrom, P. (2004). Ethics in Asia-Pacific. Bangkok: UNESCO Asia and Pacific Regional Bureau for Education.

Chin, J. C., & Grossman, G. M. (1988). Intellectual Property Rights and North- South Trade. NBER Working Paper, 2769.

Domar, E. D. (1946). Capital, Expansion, Rate of Growth, and Employment.

Eaton, J., & Kortum, S. (1995). Trade in ideas: Patenting and Productivity in the OECD. NBER working paper series, 5049.

Falvey, R., Foster, N., & Greenaway, D. (2006). Intellectual Property Rights and Economic Growth. Review of Development Economics, X(4), 700–719.

Furukawa, Y. (2007). The protection of intellectual property rights and endogenous growth: Is stronger always better? Journal of Economic Dynamics & Control,

3644–3670.

Furukawa, Y. (2010). Intellectual property protection and innovation: an inverted-U relationship. Economics Letters, 99-101.

Futagami, K., & Iwaisako, T. (2007). Dynamic Analysis of Patent Policy in an Endogenous Growth Model. Journal of Economic Theory, 306-334.

Gould, D. M., & Gruben, W. C. (1996). The role of intellectual property rights in economic growth. Journal of Development Economics, 48(2), 323–350.

Griliches, H. Z. (1998). Patent Statistics as Economic Indicators: A Survey. In R&D

and Productivity: The Econometric Evidence (pp. 287 - 343). Chicago: University

of Chicago Press.

Hall, B. H., Griliches, H. Z., & Hausman, J. A. (1986). Patents and R&D: Is There A Lag? International Economic Review, 265-283.

Harrod, R. F. (1939). An Essay in Dynamic Theory. The Economic Journal, 49(193), 14-33.

Horii, R., & Iwaisako, T. (2007). Economic Growth with Imperfect Protection of Intellectual Property Rights. Journal of Economics, 45-85.

Hudson, J., & Minea, A. (2013). Innovation, Intellectual Property Rights, and Economic Development : A Unifiled Empirical Investigation. World Development,

46, 66-78.

Hymer, S. H. (1976). The international operations of national firms: A study of direct foreign investment. The MIT Press, 14, 139-155.

Kim, Y. K., Lee, K., Park, W. G., & Choo, K. (2012). Appropriate intellectual property protection and econometric growth in countries at different levels of development. Research Policy, 41, 358-375.

Leamer, E. E. (1988). Measures of Openness. In R. E. Baldwin (Ed.), Trade Policy

Issues and Empirical Analysis (pp. 145 - 204). Chicago: University of Chicago

Press.

Lucas, R. E. (1988). On The Mechanics Of Economic Development. Journal of Monetary Economics, 22, 3-42.

Maskus, K. E. (1998). The Role of Intellectual Property Rights in Encouraging Foreign Direct Investment and Technology Transfer. Duke Journal Of Comparative

& International Law, 9(109), 109-161.

O'Donoghue , T., & Zweimüller, J. (2004). Patents in a Model of Endogenous Growth. Journal of Economic Growth, 81-123.

Park, W. G. (2008). International patent protection: 1960–2005. Research Policy, 37, 761–766.

Park, W. G., & Ginarte, J. C. (1997). Determinants of patent rights: A cross-national study. Research Policy, 283-301.

Rao, P. K. (2003). Development Finance. New York: Springer Science & Business Media.

Schneider, P. H. (2005). International trade, economic growth and intellectual property rights: A panel data study of developed and developing countries. Journal

of Development Economics(78), 529 – 547.

Scotchmer, S., & Green, J. (1990). Novelty and Disclosure in Patent Law. The RAND Journal of Economics, 131-146.

Smookler, J. (1951). Invention and Economic Development. United States:

ProQuest, UMI Dissertations Publishing.

Solow, R. M. (1956). A Contribution to the Theory of Economic Growth. The Quarterly Journal of Economics, 70(1), 65-94.

Stiglitz, J. E. (2008). Economic foundations of intellectual property rights. Duke Law Journal, 1693-1724.

The World Bank, 2014. World Development Indicators. [online] Available at: http://databank.worldbank.org/data/views/variableselection/selectvariables.aspx?sou rce=world-development-indicators#[Accessed 16 June, 2014].

The World Bank, 2014. World Development Indicators. [online] Available at: http://data.worldbank.org/about/country-classifications [Accessed 16 June, 2014]. The World Intellectual Property Organization, 2014. WIPO statistics database. [online] Available at:http://ipstats.wipo.int/ipstatv2/[Accessed 16 June, 2014]. Thompson, M. A., & Rushing, F. W. (1999, Jun). An Empirical Analysis of the Impact of Patent Protection on Economic Growth: An Extension. Journal Of Economic Development, 24(1).

Todaro, M. P., & Smith, S. C. (2012). Classic Theories of Economic Growth and Development. In S. Yagan, D. Battista, D. Alexander, L. Sloan, & M. Cadigan (Eds.), Economic Development (pp. 140-150). Boston: Addison-Wesley.

Gould và Gruben (1996)

Hồi quy Log – Linear

Dữ liệu 96 nước trong 29 năm (1960 - 1989)

gGDP = f(Y60, I/Y, SEC, LIT, IPROP, GovCon, ASSN, REV, AFRICA, LATAM)

- gGDP : Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân - Y : GDP thực bình quân năm 1960

- I Y⁄ : Tỉ lệ đầu tư trong GDP, 1960-1989 - SEC : Tỉ lệ tham gia học trung học, 1960-1989 - LIT : Tỉ lệ biết chữ năm 1960

- IPROP : Mức bảo hộ TSTT, (Rapp và Rozek, 1990) - GovCon : Tỉ lệ chi tiêu của chính phủ trong GDP - ASSN : Số vụ ám sát hàng năm

- REV : Số cuộc cách mạng hàng năm

- AFRICA : Biến Dummy cho các nước cận Sahara - LATAM : Biến Dummy cho các nước Mỹ La-tinh

Bảo hộ sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh, bảo hộ sở hữu trí tuệ đồng biến có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế.

Thomson và

Rushing

OLS 2 và 3 giai đoạn

GR7590 = f (GDP75, SEC75, POP75, TFP, GPOP, INV) TFP = g (PAT, FREE, SEC75, GDP75, INV, PINSTAB )

Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ bảo hộ sở hữu

(1975 - 1990)

- GR7590 : Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người 1975- 1990

- GDP75 : Thu nhập bình quân đầu người năm 1975 - SEC75 : Tỷ lệ trường trung học trong dân số - POP75 : Dân số năm 1975

- TFP : Tỷ lệ của tổng năng suất nhân tố 1975-1990, (Coe và Helpman, 1994; Coe, Helpman và Hoffmeister, 1997)

- GPOP : Phần trăm thay đổi trong dân số 1975-1990 - PAT : Mức bảo hộ TSTT, (Rapp và Rozek, 1990) - FREE : Độ mở của thương mại

- INV : Tỉ lệ tăng tổng đầu tư trong nước 1980-1990 - PINSTAB : Thước đo của sự bất ổn chính trị

Các nước thu nhập thấp, không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thì mức bảo hộsở hữu trí tuệ thấp Các nước có thu nhập bình quân đầu người cao sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh hơn.

Schneider (2005)

FEM và OLS với 2 hàm số Cải tiến và Tăng trưởng.

I = f (HK, HDC, R&D, GDP, IPR, FDI, INF) Y=f (K, IPR, HDC, FDI)

- I : Tỷ lệ đổi mới

bảo hộ sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giải

năm (1970-1990). - R&D : Chi phí R&D của quốc gia

- GDP : Tổng sản phẩm quốc nội thực tế theo tỷ lệ dân số - IPR : Mức bảo hộ TSTT, Ginarte và Park (1997) - FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

- INF : Thước đo cơ sở hạ tầng của quốc gia - Y : Tăng trưởng của GDP bình quân đầu người - K : Vốn

Nhưng việc bảo hộsở hữu trí tuệ ảnh hưởng có ý nghĩa đến tốc độ đổi mới của các nước phát triển và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự đổi mới ở các nước đang phát triển. Falvey và

Greenawa y (2006)

PT ước lượng tăng trưởng phi tuyến, tập trung vào các ngưỡng đặc biệt (thresholds in particular). Dữ liệu79 nước

GROW = f (INITGDP, GDI, POPGROW, SYR, EXPGDP, INFLATION, IPR)

- GROW : Tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP đầu

Một phần của tài liệu Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia Luận văn thạc sĩ 2014 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)