Qua các mô hình đã xem xét trong phần sơ lược lý thuyết và các nghiên cứu định lượng về tài sản trí tuệ, tác giả sử dụng mô hình với các biến như sau :
- Biến phụ thuộc : rGDP (tốc độ tăng GDP bình quân đầu người) - Biến giải thích : gồm 2 nhóm
o Biến quan tâm : các biến liên quan đến sở hữu trí tuệ (IPR và IPT)
o Biến kiểm soát : các biến thể hiện tình trạng nền kinh tế và có liên quan đến tăng trưởng kinh tế quốc gia (GDP, INV, EDU, OPE, LAB, GOC, INF)
2.3.3.1. rGDP - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
- Tình hình sử dụng: tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm của các quốc gia trong mô hình là biến phụ thuộc, nó phản ánh khả năng tăng trưởng của nền kinh tế một quốc gia là nhanh hay chậm và được Gould và Gruben (1996); Thompson và Rushing (1999) và Falvey và Greenaway (2006) sử dụng trong mô hình nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của mình.
- Tên chỉ số chính thức: GDP per capita growth (annual %) - Đơn vị tính : %
- Cách tính: Xác định GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội GDP chia cho dân số giữa năm. Sau đó, tính tốc độ gia tăng hàng năm của GDP bình quân đầu người.
2.3.3.2. GDP - GDP bình quân đầu người
- Tình hình sử dụng: (Gould và Gruben, 1996; Thompson và Rushing, 1999; Schneider, 2005; Falvey và Greenaway, 2006; Kim và cộng sự, 2012; Hudson và Minea, 2013) đều dùng GDP bình quân đầu người để đo mức độ phát triển kinh tế như một biến giải thích trong mô hình.
- Tên chỉ số chính thức: GDP per capita, PPP (constant 2011 international $) - Đơn vị tính: %
- Cách tính: GDP bình quân đầu người dựa trên sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP). GDP PPP là tổng sản phẩm trong nước quy đổi ra USD quốc tế sử dụng sức mua ngang giá. Dữ liệu cố định theo đô la quốc tế 2011
2.3.3.3. IP - Tài sản trí tuệ a. IPT - Số lượng tài sản trí tuệ
- Tình hình sử dụng: (Schneider, 2005; Kim và cộng sự, 2012; Hudson và Minea, 2013) xem xét năng lực sáng chế trên cơ sở đo bằng tỷ số bằng sáng chế của Mỹ cấp cho người ở độ tuổi lao động. Các tác giả này cho rằng các bằng sáng chế được bảo hộ tại Mỹ có thể là những sáng chế giá trị cao, việc yêu cầu cấp bằng sáng chế tại Mỹ là khá tốn kém nên các công ty lớn chỉ yêu cầu bảo hộ nếu họ kỳ vọng thu được lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra.
- Theo tác giả chỉ số này khá thiên lệch vì thị trường Mỹ có thể là thị trường lớn nhưng không phải là duy nhất để các tài sản trí tuệ phát huy tác dụng sinh lợi. Số lượng bằng sáng chế này sẽ bị thiếu những quốc gia khác như Châu Âu, Trung Quốc cũng là những thị trường sử dụng bằng độc quyền lớn của thế giới. Ngoài ra, nếu bỏ qua các bằng độc quyền được cấp tại các quốc gia cho công dân nước ngoài (bao gồm công dân Mỹ) sẽ dẫn đến không tính được độ lớn của thị trường mục tiêu của các sáng chế, bỏ qua yếu tố thị trường của sự tăng trưởng kinh tế.
- Tổng số tài sản trí tuệ (IPT) được xem như là đầu vào cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, do đó, tác giả đưa biến số lượng này vào mô hình. Biến được tính theo số tài sản trí tuệ trong 100 000 dân nhằm đảm bảo số liệu quan sát dễ tính toán hơn.
- Tên chỉ số chính thức: Số lượng tài sản trí tuệ - Đơn vị tính : số đơn đăng ký/100 ngàn dân
- Cách tính : Tác giả tự tính bằng cách lấy tổng số các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế kiểu dáng công nghiệp và thương hiệu chia cho lực lượng lao động tương ứng trong năm.
b. IPR - Mức bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Tình hình sử dụng: (Schneider, 2005; Kim và cộng sự, 2012) sử dụng số liệu về mức độ bảo hộ bằng sáng chế đến từ Park (2008)
- Mức độ bảo hộ sở hữu cũng được tế sử dụng để đưa vào các mô hình thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế. Có nhiều thang đo mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được dùng từ trước đến nay:
o Rapp and Rozek (1990): tạo ra chỉ số Rapp and Rozek Index (RRI), thang điểm từ 0 đến 5 căn cứ vào tính đầy đủ của luật pháp về tài sản trí tuệ như yêu cầu công việc, hướng dẫn thủ tục kiểm tra thông tin sáng chế, cưỡng chế li-xăng, sáng chế dược phẩm, yêu cầu bảo hộ và khuyến khích thực thi pháp luật tối thiểu theo đề xuất của Phòng Thương mại Hoa Kỳ (U.S Chamber Commerce)
o Property Rights Alliance: Chỉ số mức độ bảo hộ tài sản của PRA dao động từ 0 đến 10. Chỉ số này thể hiện giá trị từ thấp nhất đến cao nhất về hệ thống quyền sở hữu của một quốc gia được công bố từ năm 2007. Chỉ số mức độ bảo hộ tài sản của PRA được xây dựng từ các dữ liệu thu thập từ các nguồn bên thứ ba (ví dụ: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới) và cấu thành từ 3 thành phần: Pháp lý và môi trường chính trị (LP), Quyền tài sản vật lý (PPR) và Quyền sở hữu trí tuệ (IPR)
o Ginarte và Park (1997), Park cập nhật (2008): tạo ra chỉ số Ginarte-Park (GP). Mức độ của quyền sáng chế là một chỉ số tổng hợp đo lường thời hạn bảo hộ, vấn đề có thể bảo hộ như sáng chế, thành viên trong các điều ước quốc tế, cơ chế thực thi và hạn chế về sở hữu sáng chế (như cấp phép bắt buộc). Chỉ số dao động từ 0 (không có hệ thống bằng sáng chế) đến 5 (mức cao nhất của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ). Hiện tại mức độ bảo
hộ sáng chế được cập nhật cho mỗi 5 năm trong giai đoạn 1960-2010 cho 120 quốc gia.
- Trong mô hình nghiên cứu này, thang GP được dùng như một yếu tố cân bằng số tài sản trí tuệ với tình hình luật pháp về sơ hữu trí tuệ của chính quốc gia đó. Ngoài ra, để đảm bảo số liệu đủ cho mô hình, tác giả xem các năm giữa các mốc tái đánh giá sẽ có chỉ số GP tương tự với chỉ số đầu kỳ.
- Tên chỉ số chính thức: Patent Rights Index
2.3.3.4. INV – Tỉ lệ đầu tư
- Tình hình sử dụng:
o Với quan điểm đầu tư tác động lên tăng tưởng kinh tế, Gould và Gruben (1996) dùng tỉ lệ đầu tư trong GDP để giải thích cho mô hình. Trong khi đó, Kim và cộng sự (2012) lại dùng biến giải thích là tổng đầu tư quốc nội để giải thích.
o Tác giả dùng chỉ số tỉ lệ đầu tư với quan điểm đầu tư sẽ tác động lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu và phát triển và từ đó sẽ tác động cả trực tiếp và gián tiếp lên tốc độ tăng trưởng.
- Tên chỉ số chính thức: Gross capital formation (% of GDP) - Đơn vị tính : % so với GDP
- Cách tính: Trước đây, chỉ số này được Ngân hàng thế giới công bố với tên gọi là GDI (Gross Domestic Investment). Chỉ số này bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng (nhà máy, thiết bị, đường sá, trường học, …) cộng với mức thay đổi ròng của hàng tồn kho.
2.3.3.5. EDU - Giáo dục
- Tình hình sử dụng:
o (Thompson và Rushing, 1999; Gould và Gruben (1996); Kim và cộng sự, (2012) sử dụng tỷ lệ tăng tỷ lệ nhập học trường trung học để phản ánh chất lượng về tri thức của nhân lực. Trong khi (Hudson và Minea, 2013)
sử dụng tỷ lệ phần trăm của tổng số tuyển sinh trong dân số ở độ tuổi trên 15 ở bậc đại học (sử dụng bộ dữ liệu Barro và Lee (2000).
o Nguồn nhân lực phải có tri thức tối thiểu để có thể tác động tốt hơn đến tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu do đó, tác giả dùng phần chi phí cho giáo dục trung học
- Tên chỉ số chính thức: Education expenditure (% of GNI) - Đơn vị tính : %
- Cách tính: Chi tiêu giáo dục bao gồm các chi phí điều hành hiện tại trong giáo dục, kể cả tiền lương và không bao gồm vốn đầu tư trong các tòa nhà và trang thiết bị.
2.3.3.6. OPE - Độ mở của nền kinh tế
- Tình hình sử dụng:
o Để đo độ mở của nền kinh tế, Kim và cộng sự (2012) sử dụng chỉ số tự do thương mại quốc tế của Viện Fraser. Khi nền kinh tế “mở” hơn sẽ thì thị trường ít có sự bảo hộ và phải cạnh tranh nhiều hơn. Vì vậy, (Chen và Puttitanun, 2005; Aghion và cộng sự, 2001) cho rằng các quốc gia này phải đầu tư nhiều trong nghiên cứu và phát triển.
o Leamer (1988), Hudson và Minea (2013) xem xét độ mở của nền kinh tế thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hoặc tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP của một quốc gia.
- Tên chỉ số chính thức: Trade (% of GDP) - Đơn vị tính : %
- Cách tính: Tỉ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong GDP
2.3.3.7. POP - Dân số
- Tình hình sử dụng:
o Trong khi Falvey và cộng sự (2006) dùng biến tốc độ tăng dân số như một biến giải thích trong mô hình thì Todaro và Smith (2012); Kim và
cộng sự (2012) đo vốn con người về số lượng thông qua dân số ở độ tuổi làm việc để kiểm soát cho nguồn lao động.
o Tuy nhiên, tác giả cho rằng không phải toàn bộ dân số trong nước đều có thể tham gia sản xuất, do đó tác giả đã thay biến tốc độ tăng dân số POP trong mô hình tổng quát bằng biến tốc độ gia tăng lực lượng lao động LAB (labor force) trong mô hình hồi quy.
- Tên chỉ số chính thức: Labor force participation rate (% of total population ages 15+)
- Đơn vị tính: %
- Cách tính: Tỉ lệ lực lượng lao động là tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia vào các hoạt động kinh tế.
2.3.3.8. GOC - Chi tiêu của Chính phủ
- Tình hình sử dụng: Các khoản chi của Chính phủ được Gould và Gruben (1996) xem như tác động không đáng kể lên trong việc thay đổi năng suất sản xuất do nó chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong sản lượng. Tuy nhiên tác giả vẫn đưa vào để đảm bảo tính đầy đủ của mô hình. Chi tiêu công được xem như có khả năng tác động tích cực đến nền kinh tế.
- Tên chỉ số chính thức: General government final consumption expenditure (% of GDP)
- Đơn vị tính: %
- Cách tính: Khoản chi này bao gồm chi tiêu cho việc mua hàng hóa và dịch vụ, kể cả chi cho quốc phòng (nhưng không phải cho quân sự).
2.3.3.9. INF - Lạm phát
- Tình hình sử dụng: Falvey và Greenaway (2006) sử dụng tỉ lệ lạm phát để kiểm soát mức ổn định của nền kinh tế. Nền kinh tế ổn định có thể tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Lạm phát nhẹ được xem như là yếu tố để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nhưng khi nó ở mức cao lại có tác động ngược lại, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
- Tên chỉ số chính thức: Inflation, GDP deflator (annual %) - Đơn vị tính : %
- Cách tính: Lạm phát được đo bằng tốc độ tăng hàng năm của hệ số giảm phát GDP cho thấy tốc độ thay đổi giá cả trong nền kinh tế như một tổng thể.
Kết luận Chương 2
- Trong chương này, tác giả đã điểm qua các lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tác động của tài sản trí tuệ lên lên tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Nhiều nghiên cứu định lượng liên quan đến kinh tế với nhiều mô hình khác nhau cũng đã được đưa ra phân tích tác động của tài sản trí tuệ (đặc biệt là mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ) đến tăng tưởng kinh tế.
- Căn cứ vào các mô hình đã xem xét, tác giả xây dựng chọn lọc các biến dự kiến sử dụng trong mô hình nghiên cứu của mình.
Chương 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả bộ dữ liệu
Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp được công bố từ năm 1998 đến năm 2012 (15 năm) từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO).
Số liệu là các quan sát hàng năm của 100 quốc gia thuộc 4 nhóm nước khác nhau được Ngân hàng thế giới công bố phân nhóm vào năm 2012 theo thu nhập GNI bình quân đầu người :
- Thu nhập thấp: 1.035 USD hoặc ít hơn
- Thu nhập trung bình thấp: từ 1.036 USD đến 4.085 USD - Thu nhập trung bình cao: từ 4.086 USD đến 12.615 USD - Thu nhập cao: từ 12.616 USD hoặc cao hơn
Để có số liệu tổng quát về tài sản trí tuệ, tác giả cộng gộp tất cả 4 loại đơn xin cấp bằng độc quyền đã được WIPO công bố tại website http://www.wipo.int/portal/en/ để tạo thành một chỉ số chung là Tổng số tài sản trí tuệ (IPT):
- Sáng chế (Patent)
- Giải pháp hữu ích (Utility model) - Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Design) - Thương hiệu (Trade mark)
3.2. Vận dụng mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp các mô hình của Gould và Gruben (1996) và của Falvey và Greenaway (2006) đã điều chỉnh giảm các biến giải thích để mô hình đơn giản và phù hợp hơn tình trạng số liệu thu thập được. Ngoài ra, nghiên cứu này tiến xa hơn trong việc:
- Xem xét tất cả các loại tài sản trí tuệ có thể thống kê được theo thống kê của WIPO
- Xác định tác động của tài sản trí tuệ trong mối tương quan với biến kiểm soát là mức bảo hộ sáng chế ứng với từng quốc gia
- Xét tác động của bảo hộ sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ theo các nhóm quốc gia khác nhau theo phân loại của WB về GNI bình quân.
Mô hình nghiên cứu tổng quát
= + + + + + +
+ + +
Qua các lý giải về việc sử dụng các biến ở phần 2.3.3, tác giả đã chi tiết hóa mô hình nghiên cứu tổng quát bên trên thành mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu bảng như sau:
= + + + + + +
+ + + +
3.2.1 Biến và nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3.1 Mô tả biến dùng trong nghiên cứu
Stt Biến Giải thích biến Kỳ vọng dấu Giải thích Nguồn dữ liệu
1. rGDP Tốc độ tăng GDP bình quân
đầu người Biến phụ thuộc
(Gould và Gruben, 1996; Thompson và Rushing, 1999; Falvey và Greenaway, 2006) sử dụng trong mô hình nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của mình. Chỉ số này thể hiện khả năng tăng trưởng của GDP bình quân nhanh hay chậm
World Bank GDP per capita growth (annual %) 2. GDP GDP bình quân đầu người theo sức mua ngang giá (theo giá cố định) (+) (Gould và Gruben, 1996; Thompson và Rushing, 1999; Schneider, 2005; Falvey và cộng sự, 2006; Kim và cộng sự, 2012; Hudson và Minea, 2013) đều dùng GDP bình quân đầu người để đo mức độ phát triển kinh tế như một biến giải thích trong mô hình.
World Bank GDP per capita, PPP (constant 2011 international $) 3. IPT Số tài sản trí tuệ trên 100,000 dân (+) (Schneider, 2005; Kim và cộng sự, 2012; Hudson và Minea, 2013) xem xét năng lực sáng chế đo bằng tỷ số bằng sáng chế và cho thấy số bằng sáng chế có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
Số liệu tự tính toán từ số liệu của WIPO
4. IPR Chỉ số (+) (Thomson và Rushing, 1999; Schneider, 2005; Kim và cộng
Stt Biến Giải thích biến Kỳ vọng dấu Giải thích Nguồn dữ liệu quyền sáng chế (Patent Rights Index) sự, 2012; Hudson và Minea, 2013) đều sử dụng số liệu về mức độ bảo hộ sáng chế của Park (2008). Các kỳ vọng của các tác giả này đều là quyền sở hữu trí tuệ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế hoặc đổi mới với các mức độ khác nhau.
(2008)
5. INV Tỉ lệ đầu tư
(+)
(Gould và Gruben, 1996; Kim và cộng sự, 2012) đều dùng chỉ số này để giải thích với quan điểm đầu tư tác động tích cực tới tăng trưởng.
Tác giả dùng chỉ số tỉ lệ đầu tư với quan điểm đầu tư sẽ tác động lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nghiên cứu và phát triển và từ đó sẽ tác động tích cực lên tốc độ tăng trưởng